Phát triển cảng biển TP Hồ Chí Minh ngang tầm khu vực và thế giới
UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định về kế hoạch triển khai thực hiện phát triển hệ thống hạ tầng cảng biển TP Hồ Chí Minh.
Bốc dỡ container tại Cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Theo đó, TP Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2030 phát triển cảng biển TP Hồ Chí Minh (trong nhóm cảng biển nhóm 4) đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030.
Theo kế hoạch, tổng sản lượng hàng hóa của cảng biển TP Hồ Chí Minh và các cảng biển khác trong nhóm cảng biển số 4 đến năm 2030 có lượng hàng hóa thông qua từ 461 đến 540 triệu tấn (hàng container từ 23 đến 28 triệu TEU); từ 1,7 đến 1,8 triệu lượt khách.
Trong giai đoạn này, TP Hồ Chí Minh rà soát, bổ sung, điều chỉnh hoặc đề xuất cấp thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thủy), hệ thống cảng cạn, trung tâm logistics… kết nối hệ thống hạ tầng cảng biển TP Hồ Chí Minh đồng bộ, hiệu quả. Trong số đó, ưu tiên nghiên cứu quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ kết nối đồng bộ với cảng biển mới khu vực Cần Giờ vào quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, TP Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải xây dựng quy hoạch các bến cảng khách quốc tế gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; nghiên cứu quy hoạch, sớm đầu tư cảng container trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ. Đồng thời, tổ chức thực hiện di dời các bến cảng trên sông Sài Gòn và tiếp tục nghiên cứu di dời các khu bến khác phù hợp với phát triển không gian đô thị T” Hồ Chí Minh
Video đang HOT
Đến năm 2050, xây dựng hoàn thiện cảng biển TP Hồ Chí Minh đồng bộ, hiện đại ngang tầm với khu vực và thế giới, đáp ứng các tiêu chí cảng xanh; đáp ứng đầy đủ, hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội TP Hồ Chí Minh, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh và nước phát triển, thu nhập cao.
Tổng sản lượng hàng hóa của cảng biển TP Hồ Chí Minh và các cảng biển khác trong nhóm cảng biển số 4 tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,5-3,8%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,9 đến 1%/năm.
Để thực hiện mục tiêu này, TP Hồ Chí Minh thực hiện các nhóm giải pháp gồm tham mưu, đề xuất về tổ chức thực hiện quy hoạch theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ. UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải xây dựng “Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cảng biển TP Hồ Chí Minh theo quy hoạch và chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030″; xây dựng “Kế hoạch di dời, chuyển đổi công năng phù hợp quy hoạch sử dụng đất và phát triển không gian đô thị của TP Hồ Chí Minh đối với khu bến trên sông Sài Gòn”, đồng thời nghiên cứu, đề xuất đầu tư dự án cảng container trung chuyển quốc tế tại huyện Cần Giờ.
Nguyên nhân hàng hóa qua cảng biển chưa lấy lại đà tăng trưởng cao
Theo thống kê mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, trong tháng 7/2022, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển trên cả nước đạt 62,9 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021. Lượng hàng container thông qua cảng biển đạt 21,4 triệu tấn với 2,2 triệu Teus, tăng 1%.
Bốc dỡ container tại Cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Đáng chú ý, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đều có xu hướng tăng, song hàng container nội địa lại có xu hướng giảm nhẹ.
Điều này thể hiện rõ tại cảng biển Đà Nẵng, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 6,47 triệu tấn, giảm 2,89% so với cùng kỳ. Sản lượng hàng hóa container đạt 325.449 Teus, giảm 9,03%.
Riêng trong tháng 7, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Đà Nẵng đạt 1,09 triệu tấn, tăng 12,31%. Khối lượng hàng hóa container thông qua cảng biển Đà Nẵng trong tháng 7 đạt 52.244 Teus, giảm 1,28%; trong đó, hàng nội địa giảm tới 33,72%, chỉ đạt 11.715 Teus.
Tại khu vực Hải Phòng, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển khu vực này trong tháng 7 đạt 6,791 triệu tấn, cũng giảm 0,9% so với tháng 6.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tốc độ tăng trưởng tại các cảng biển hiện nay vẫn ở mức thấp, chưa lấy lại được đà phục hồi như thời điểm trước dịch bệnh COVID-19.
Cảng biển sụt giảm sản lượng hàng hóa thông qua được các chuyên gia kinh tế lý giải nhiều nguyên nhân; trong đó, có việc đại dịch COVID-19 dần kết thúc nhưng hệ quả của nó vẫn gây áp lực cho nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, chiến tranh Nga - Ukraine càng làm trầm trọng hơn những vấn đề của nền kinh tế.
Cũng theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, lạm phát tăng trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng ảm đạm có thể tác động đáng kể đến nhu cầu tiêu dùng toàn cầu, ảnh hưởng tới hoạt động vận tải hàng hóa. Trong khi đó, Việt Nam với nền kinh tế mở khó có thể tránh khỏi những ảnh hưởng này.
Theo đại diện Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng, sản lượng vận tải biển tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine và tình trạng tái thắt chặt phong tỏa cảng tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao đã gây ảnh hưởng tới quy mô thị trường chung toàn cầu, làm giảm nhu cầu tiêu dùng và vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, đối với tình hình thời tiết nắng nóng, mưa giông cục bộ cũng gây nhiều hạn chế cho hoạt động khai thác của doanh nghiệp.
Ông Trịnh Thế Cường, Giám đốc Cảng Vụ Hàng hải Đà Nẵng nhận định, tăng trưởng sản lượng hàng hóa giảm so với cùng kỳ là dấu hiệu cho thấy sau giai đoạn bùng phát dịch COVID-19, sản lượng hàng hóa và vận tải biển khu vực cảng biển Đà Nẵng vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng.
Việc hàng nội địa giảm hơn 20% suốt 3 tháng trở lại đây cho thấy hàng hóa luân chuyển tại khu vực vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục sau những ảnh hưởng của dịch bệnh. Đồng thời, đợt bùng phát thứ 4 của dịch COVID-19 cũng gây ảnh hưởng sâu sắc đến đà tăng trưởng khu vực cảng biển.
Cũng theo ông Trịnh Thế Cường, tại Đà Nẵng, luồng hàng hải vào bến cảng Tiên Sa đã không được nạo vét định kỳ từ năm 2016. Độ sâu chỉ còn -10,8m nên các tàu có trọng tải lớn không thể vào cảng làm hàng, dẫn đến trễ hàng, phát sinh chi phí.
Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán SSI (SSI Research) dự báo, ngành cảng biển và vận tải trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023 có triển vọng dài hạn nhờ tăng trưởng xuất khẩu. Theo đó, nhu cầu vận tải container có thể giảm tốc về mức tăng trưởng một chữ số, trong khi nhu cầu vận tải dầu khí tăng.
Đối với các công ty cảng, tăng trưởng lợi nhuận có thể ổn định đối với các cảng nước sâu, trong khi các cảng khác có thể đối mặt với áp lực giảm...
Kiến nghị bố trí hơn 13.600 tỉ đồng làm hai đoạn vành đai 2 TP.HCM Đó là thông tin mà Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa báo cáo lãnh đạo UBND TP về một số nội dung cấp bách liên quan đến lĩnh vực giao thông để trình HĐND TP trong kỳ họp tháng 3-2022. Xe container vận chuyển hàng hóa vào cảng Cát Lái (TP Thủ Đức) - Ảnh: TỰ TRUNG Theo đó, Sở Giao thông...