Phát triển cảng biển, du lịch – Trái tim của nền kinh tế Bình Định
Ngày 20/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định để đánh giá tình hình phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Định năm 2017 và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2018.
Bình Định vượt khó
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định.
Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, mặc dù Bình Định là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nhưng cùng với những thành tựu chung của cả nước, kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2017 đã đạt nhiều thành tựu quan trọng và đang chuyển biến theo hướng tích cực. Lĩnh vực kinh tế có nhiều khởi sắc, nhiều dự án đầu tư đi vào hoạt động tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới cho xã hội và nguồn thu ngân sách địa phương; công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh khá tập trung, năng lực cạnh tranh địa phương (PCI) ngày được cải thiện.
Ông Dũng cho rằng, để khai thác tốt tiềm năng lợi thế về địa lý – kinh tế, cửa ngõ của khu vực miền Trung – Tây Nguyên trong giao thương quốc tế, tỉnh Bình Định kiến nghị Thủ tướng quan tâm một số vấn đề: rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội quy mô vùng, tạo nên sự liên kết phát triển chung của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; vấn đề cổ phần hóa cảng Quy Nhơn cần phải xem xét lại; kiến nghị Chính phủ bố trí nguồn vốn để thi công tuyến Quốc lộ 19, đoạn nối cảng Quy Nhơn đến Quốc lộ 1A; đầu tư đường ven biển đi qua tỉnh Bình Định; cho chủ trương bổ sung Khu kinh tế Nhơn Hội vào nhóm khu kinh tế ven biển trọng điểm, ưu tiên đầu tư từ giai đoạn 2018-2020…
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao, biểu dương kết quả về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Định trong những năm vừa qua. “Bình Định là địa phương bị thiên tai liên tiếp, nhất là trong 2 năm 2016 và 2017, địa phương bị ảnh hưởng rất nặng nề. Tuy vây, nhơ tinh thân vươt kho va quyêt tâm cho nên tỉnh đa vươt qua moi kho khăn, đat nhiêu kêt qua tich cưc, toan diên, nhiêu măt va cũng mang lai nhưng dâu ân rât manh mẽ”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác định cảng biển, du lịch – trái tim của kinh tế Bình Định.
“Đoc cai bang chi tiêu tôi thây răng, kinh tế- xã hội của Bình Định phát triển toan diên, trong phat triên đa quan tâm đên kinh tê – xa hôi, đăc biêt la rât biêt chu trong giư gin môi trương tư nhiên đê phat triên bên vưng. Môt sô viêc tôi thây Binh Đinh lam rât tôt, tôi rât hoan nghênh, trong đó, phat triên khoa hoc, nhưng khu du lich lơn, cac dư an co vôn đâu tư lơn ơ nươc ngoai, đặc biệt một sô thương hiêu lơn, nhiêu dư an nươc ngoai đã tìm đến Bình Định đầu tư”, Thủ tướng nói thêm.
Cảng biển, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, ngoài thành tựu đạt được tỉnh Bình Định cũng còn những hạn chế, bất cập phải khắc phục như: tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại, nhất là năm 2017 chi đat 67,2%, thấp hơn với mức bình quân cả nước. Khu công nghiêp, khu kinh tê chưa thu hut đươc nhiêu nha đâu tư, chưa thuc đây co hiệu qua, đăc biêt ơ Khu kinh tê Nhơn Hôi 1.200 ha, nhưng chỉ có một vài nhà máy, doanh nghiệp nên hiệu quả chưa cao. Trong khi nguôn lưc đâu tư han chê, thi môt sô dư an châm triên khai, giai phong măt băng tai đinh cư con châm, ô nhiêm môi trương tai môt sô khu chăn nuôi, khai thac tai nguyên trai phep, tinh trang pha rưng, lân chiêm đất rưng vân đang diên ra, ti lê ngheo con cao so vơi mức binh quân ca nươc.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tranh lưu niệm cho tỉnh Bình Định.
Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh phải có sự quyết tâm, thể hiện được khát vọng phát triển với quan điểm tăng trưởng bao trùm. Đây là yếu tố quan trọng tạo động lực chung cho cả tỉnh. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng có tâm huyết, có khát vọng thì mới sáng tạo và có hành động mạnh mẽ, cần phải có tinh thần tự lực tự cường…”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng lưu ý rằng: Phát triển kinh tế của Bình Định phải đặt trong mối quan hệ với cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên để khai thác các lợi thế kinh tế của địa phương. Việc quy hoạch phát triển kinh tế cần đặt trên quan điểm kinh tế mở, nhằm khai thác lợi thế chung của cả vùng, nhất là với Tây Nguyên. Trên tinh thần điều chỉnh quy hoạch mới đảm bảo phát triển nhanh bền vững, nhưng phải theo tinh thần mới, từ cảng biển, ngành du lịch, khu kinh tế Nhơn Hội. Xem xét để làm rõ hơn quy hoạch phát triển cảng, sân bay – trái tim của nền kinh tế và nòng cốt của sự phát triển Bình Định.
Cần quy hoạch quản lý tốt hơn, chặt chẽ hơn 134 km bờ biển quý của tỉnh nhà. Quy hoạch theo hướng những năm tới đây thì du lịch là lĩnh vực quan trọng, trong tương lại không xa du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Định. Có giải pháp xử lý hiệu quả xung đột giữa công nghiệp, du lịch, dịch vụ và môi trường. Công tác này phải bắt đầu từ quy hoạch, không để mâu thuẫn, cản trở, triệt tiêu lợi thế của địa phương trong phát triển.
Doãn Công
Theo Dantri
Điều tra các tàu không vào cảng trú bão, làm thuyền viên chết, mất tích
Đến chiều 5/11, thêm 1 thi thể thuyền viên được tìm thấy, trong số gần 30 thuyền viên mất tích trong vụ chìm tàu ở biển Quy Nhơn do bão số 12. Như vậy, đến nay đã ghi nhận 3 thuyền viên tử vong và 24 thuyền viên còn mất tích.
Số tàu chìm chưa từng có trong lịch sử
Ngày 5/11, tại cuộc họp triển khai công tác khắc phục mưa bão và bàn biện pháp ứng phó với lũ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng yêu cầu cơ quan Công an vào cuộc điều tra việc nhiều tàu hàng bị chìm trong cơn bão số 12 trong khi neo đậu ở cảng Quy Nhơn, khiến nhiều thuyền viên tử vong và mất tích.
Chưa bão giờ bão gây nhiều tàu chìm gây thiệt hại về người và tài sản như cơn bão số 12 vừa qua.
Theo Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Định, có 104 tàu hàng neo đậu ở khu vực Cảng Quy Nhơn và khu vực phao số 0. Trong danh sách tàu chìm trên biển Quy Nhơn, hiện đã tăng lên 9 chiếc chìm và mắc cạn, tăng 1 so với cuối ngày hôm trước.
Số thuyền viên đi trên tàu là 99 người đã tìm được 74 người, có 4 người đã chết. Người chết, các đơn vị chức năng vẫn đang nhận dạng khả năng của các tàu bị chìm, còn 25 người mất tích đang tiếp tục tìm kiếm.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng thẳng thắn phê bình UBND TP Quy Nhơn về công tác thông tin xử lý các tình huống, sự cố xảy ra trên biển thuộc địa bàn mình quản lý. Trong khi đó, biểu dương các chiến sĩ quân đội, Công an và nhân dân TP Quy Nhơn đã tham gia tích cực tìm kiếm cứu nạn thuyền viên trên biển.
Tàu hàng nước ngoài bị bão số 12 thổi dạt mắc cạn vào ghềnh đá khiến tàu hư hỏng
Nói về sự cố nhiều tàu hàng chìm, khiến nhiều thuyền viên chết và mất tích, ông Dũng thắc mắc: Tại sao đã được thông báo bão nhưng các tàu hàng không vào cảng Quy Nhơn neo đậu mà phải neo ở phao số 0, khiến thiệt hại về người và tài sản như vậy?.
Chủ tịch Hồ Quốc Dũng đã chỉ đạo Công an tỉnh Bình Định vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc trên. Đồng thời, yêu cầu các ngành chức năng địa phương khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn các thuyền viên bị mất tích. Bên cạnh đó, triển khai biện pháp xử lý sự cố nếu tràn dầu; đảm bảo an ninh trật tự khu vực ven biển, không để xảy ra tình trạng người dân lợi dụng sự cố tàu mắc cạn để hôi của.
Có 74 thuyền viên bị nạn may mắn được cứu sống, còn 25 thuyền viên vẫn chưa biết tung tích.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng thăm hỏi, động viên các thuyền viên bị nạn đang điều trị tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa (TP Quy Nhơn).
Trưa cùng ngày (5/11), lãnh đạo tỉnh Bình Định đã tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ 5 triệu đồng cho gia đình có thuyền viên bị chết; trường hợp bị thương mổ, hỗ trợ 5 triệu đồng; những thuyền viên bị thương nhẹ hơn hỗ trợ 3 triệu/người và bố trí khách sạn cho thân nhân các thuyền viên bị nạn ở.
Lên phương án xử lý sự cố tràn dầu
Cùng ngày (5/11), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cử đoàn công tác đến Bình Định để phối hợp với chính quyền chỉ đạo xử lý tình trạng các tàu hàng tràn dầu gây ảnh hưởng đến môi trường vùng biển.
Ngành chức năng lên phương án để xử lý nếu có sự cố tràn dầu ở vịnh Quy Nhơn
Thông tin chính thức từ các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định cho biết, hiện đã thống kê được 9 tàu cá bị chìm và mắc cạn do bão số 12 đánh bật vào vùng biển Quy Nhơn. Các tàu trên đều là tàu chở hàng do bị va đập hoặc chìm nên dầu trên máy tàu tràn ra vùng biển.
Ghi nhận tại hiện trường vào trưa 5/11, tại một số vùng biển nơi Quy Nhơn xuất hiện nhiều vết dầu loang mỏng trên mặt biển và bốc mùi dầu. Tại khu vực tàu số hiệu nước ngoài FEI YUE 9 vẫn còn nằm mắc kẹt bên mõm đá tại vùng biển Ghềnh Ráng. Lượng chức năng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định đang cử người canh trực tại các vị trí có tàu hàng mắc cạn để bảo vệ hiện trường.
Theo thông tin cơ quan chức năng, tàu này có quốc tịch ở Mông Cổ; người trên tàu có 15 người trong đó, 9 người Trung Quốc và 6 người ở Myanmar. Hiện toàn bộ 15 thuyền viên đều được cứu sống, chăm sóc sức khỏe, điều trị tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa và đã xuất viện.
Tàu FEI YUE 9 chở hàng khô. Rò rỉ dầu nhiều khả năng do tàu chấn động mạnh khi bị hất lên ghềnh đá. Tuy nhiên, với hàng chục tàu tải trọng lớn bị cuồng phong quăng quật đang nằm dưới vịnh Quy Nhơn, nguy cơ tràn dầu đang hiện hữu.
Tàu cá bị của ngư dân Phú Yên bị bão số 12 đánh dạt vờ biển Quy Nhơn (Bình Định).
Theo ông Phan Xuân Hải, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Bình Định, trên các tàu bao giờ nó cũng có dầu, khi bị sự cố thì vấn đề xử lý tràn dầu luôn được đặt ra để xử lý môi trường. "Hiện lãnh đạo tỉnh Bình Định đang chỉ đạo thực hiện, xử lý. Bộ tài nguyên Môi trường cũng đã cử đoàn công tác vào để xử lý"- ông Hải cho hay.
Bão số 12 "thổi bay" hơn 460 tỷ đồng
Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Bình Định, cho biết đến chiều 5/11 đã thống kê được 17 tàu cá bị chìm, 3 người chết, 5 người mất tích, 117 nhà sập, 513 nhà hư hỏng, tốc mái, 1.002 nhà ngập nước do mưa bão gây ra; 18 tàu đánh cá bị chìm, 1 tàu bị cuốn trôi (chưa tính 10 tàu hàng bị chìm tại khu vực cảng Quy Nhơn).
Ngoài ra, tỉnh Bình Định 866,4ha lúa, 440ha hoa màu bị ngã đổ, ngập nước, 100 con gia cầm bị chết, 27 lồng bè nuôi thủy sản cuốn trôi; 11.200m3 đất tuyến đường liên huyện bị sạt lở, 6 cầu hư hỏng, nước ngập chia cắt một số khu vực.
Tổng thiệt hại ước tính đến chiều 5/11 khoảng hơn 460 tỷ đồng. Trong đó, riêng thiệt hại các tàu hàng khoảng 400 tỷ đồng. Người dân địa phương vẫn đang gồng mình chạy lũ, ngay sau khi bão tan.
Doãn Công
Theo Danviet
Vụ gần 61ha rừng bị xóa sổ: Tạm đình chỉ Phó Hạt Kiểm lâm An Lão Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng liên quan đến vụ việc gần 61 ha rừng ở huyện An Lão bị xóa sổ chỉ trong thời gian ngắn. Sáng 20/9, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chủ trì cuộc họp để nghe các cơ quan liên quan báo cáo về vụ phá...