Phát triển bền vững là việc phải làm
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, muốn đạt các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 thì không chỉ tinh thần mà yêu cầu, đòi hỏi phát triển bền vững phải lan tỏa trong cộng đồng DN, ra toàn xã hội. Đây là việc phải làm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thách thức lớn nhất là làm sao cho tất cả mọi người nhận thức phát triển bền vững là việc phải làm. Ảnh: VGP/Đình Nam
Sáng 10/12, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF 2020) với chủ đề “Phát triển bền vững trong thập niên mới: Biến thách thức thành cơ hội”.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh cho rằng những năm qua khái niệm phát triển bền vững, phát triển xanh được ngày càng nhiều DN Việt Nam tiếp cận, nhận thức đây là việc phải làm, từng bước lan ra toàn xã hội.
Điều đó được thể hiện phần nào qua sự thay đổi về thứ hạng của Việt Nam kể từ khi Liên Hợp Quốc (LHQ) khảo sát, đánh giá và xếp hạng về chỉ số phát triển bền vững của các quốc gia, các nền kinh tế. Năm 2016, chúng ta đứng thứ 88, tương tự như rất nhiều chỉ số phát triển của Việt Nam trên các bảng xếp hạng của thế giới, tương ứng với trình độ của một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp. Nhưng với những nỗ lực, cố gắng vượt bậc đến năm 2020, Việt Nam đã đứng thứ 49 về phát triển bền vững trên thế giới.
Không phải là chuyện “phú quý sinh lễ nghĩa”
Mặc dù có được những kết quả được cộng đồng quốc tế ghi nhận đánh giá cao, nhưng theo Phó Thủ tướng, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để đạt được các nhóm mục tiêu, chỉ số đề ra trong Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030, cũng như các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động quốc gia về phát triển bền vững.
Những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình phát triển bền vững không chỉ liên quan đến DN, bảo vệ môi trường, giữ rừng, đất, nước… mà còn cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề xã hội, thường chỉ được chú ý sau tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường.
“Muốn đạt các mục tiêu vào năm 2030 thì không chỉ tinh thần mà cả yêu cầu, đòi hỏi phát triển bền vững phải lan tỏa trong cộng đồng DN, ra toàn xã hội. Thách thức lớn nhất là làm sao cho tất cả mọi người nhận thức được đây là việc phải làm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Trong khi đó, để lan tỏa tinh thần, đòi hỏi phát triển bền vững, trước hết trong cộng đồng DN, không hề dễ dàng, thuận lợi. Trong hơn 750.000 DN ở Việt Nam mới chỉ có 100.000 DN được phổ biến, tiếp cận về phát triển bền vững, 2.000 DN là thành viên của cộng đồng DN phát triển bền vững.
Từ những kinh nghiệm, bài học trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam, Phó Thủ tướng cho rằng “điều mọi người dễ đồng ý với nhau là tất cả mọi người Việt Nam đều nhận thức rõ trách nhiệm của mình phải chống dịch, trước hết vì bản thân, với những người thân, vì cộng đồng và rộng hơn nữa là cả thế giới”. Phát triển bền vững cũng chỉ có thể thành công nếu tất cả mọi người, từng DN đều nhận thức đã phát triển là phải bền vững. Đây không phải là câu chuyện “phú quý sinh lễ nghĩa” mà là việc phải làm.
Do vậy, ngoài tuyên truyền, vận động, khuyến khích, chúng ta phải xây dựng khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách đi kèm. Những cá nhân, DN đi ngược lại mục tiêu phát triển bền vững phải bị xử lý. Những DN nào phát triển, định hướng phát triển bền vững thì được ưu tiên các nguồn lực, được trợ giúp, tôn vinh trong xã hội.
Tuy nhiên, để mỗi cá nhân, DN, tổ chức… hiểu được trách nhiệm đối với phát triển bền vững thì khó hơn rất nhiều so với khi có dịch bệnh, bởi các vấn đề phát triển bền vững không ảnh hưởng ngay lập tức và đến từng người như dịch bệnh. “Càng khó chúng ta càng phải cố gắng, không có cách nào khác”.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh để giải quyết các vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững như bảo vệ môi trường, sức khỏe, giáo dục, trợ giúp người yếu thế,… trước hết phải phát triển kinh tế. Dù đã chúng ta đã rất nỗ lực nhưng môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa có thứ hạng tương ứng với chỉ số phát triển bền vững. Một quốc gia, nền kinh tế có sức cạnh tranh cao trước hết phải có một môi trường kinh doanh thật thuận lợi, đi cùng với khung khổ pháp lý, chính sách cho DN phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng đề nghị VCCI, các bộ ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các DN, trao đổi, lấy ý kiến, ghi nhận, tháo gỡ các vướng mắc và không ngừng đổi mới khung khổ chính sách tạo môi trường kinh doanh được thuận lợi hơn.
Tọa đàm với chủ đề “Xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp bền vững và trách nhiệm trong một xã hội đang thay đổi: Thách thức, Cơ hội và Hướng đi”. Ảnh: VGP/Đình Nam
Cộng đồng, hợp tác, chia sẻ
Nhấn mạnh phát triển bền vững không tách rời xu thế tất yếu của chuyển đổi số, Phó Thủ tướng cho rằng đây là thách thức và cũng là thời cơ. Hiện nay, Chính phủ, cộng đồng DN, người dân có rất nhiều hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để đưa ra những quyết định phù hợp, thông minh hơn nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực hiện có.
“Chuyển đổi số thực ra cũng là một việc phải làm nếu không chúng ta sẽ đứng ngoài”, Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh quan trọng nhất trong chuyển đổi số là tính cộng đồng, chia sẻ, từ đó hình thành nền tảng dữ liệu dùng chung. “Trước đây, thông tin dữ liệu là lợi thế của mỗi cá nhân, DN, tổ chức, cơ quan nhà nước nhưng bây giờ tri thức và thông tin càng chia sẻ thì càng có giá trị. Người có quyết định đúng đắn nhất là chia sẻ thông tin, dữ liệu của mình để nhận lại được nhiều hơn. Đây là yếu tố phải rất lưu ý trong thúc đẩy phát triển bền vững”, Phó Thủ tướng trao đổi.
Bên cạnh đó, việc chia sẻ thông tin, dữ liệu phải tôn trọng quyền riêng tư của từng người dân, từng DN, bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Dùng hình ảnh “dịch cúm Tây Ban Nha ngày xưa đi bằng tàu thuỷ nên rất chậm, ngày nay COVID-19 đi bằng máy bay”, Phó Thủ tướng cho rằng thế giới bé lại nên không có cách nào khác là phải tăng cường hợp tác, trong khi đây là nhóm chỉ tiêu tiến bộ chậm nhất trong chỉ số về phát triển bền vững của Việt Nam. Thực tế điều hành, quản lý của từng DN, từng tổ chức và cả đất nước rất cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước với nhau; giữa cơ quan nhà nước với DN, với các tổ chức; giữa các nhóm trong từng DN.
Phó Thủ tướng nêu rõ: Đây là thời điểm DN cùng nhau nhận thức trách nhiệm phải phát triển bền vững để đất nước phát triển bền vững, chung tay vượt qua những lợi ích cục bộ, vượt qua những suy nghĩ khác biệt để cộng đồng DN phát triển bền vững ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
“Trong đại dịch COVID-19, qua đợt bão lũ ở miền Trung, chúng ta lại càng thấy rõ nhiều giá trị, mà trước đây chưa có thời gian bình tĩnh đánh giá hết, như tinh thần cộng đồng, sự sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau. Nếu tinh thần đấy được giữ trong mỗi người, trong chiến lược kinh doanh của tất cả các DN thì thực sự thách thức sẽ biến thành cơ hội lớn”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng cho Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam. Ảnh: VGP/Đình Nam
* Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu cũng lắng nghe, chia sẻ quan điểm về phát triển bền vững trong giai đoạn bình thường mới; vai trò của DN trong giải quyết các thách thức từ biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo; xây dựng một cộng đồng DN bền vững và trách nhiệm trong một xã hội đang thay đổi…
Nhân dịp này, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng cho VBCSD.
Công ty Than Cọc Sáu: Tạo nền tảng từ xây dựng thế trận quốc phòng an ninh
Cùng với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, Công ty Than Cọc Sáu chú trọng triển khai nhiều giải pháp hiệu quả xây dựng thế trận QP-AN vững chắc làm tiền đề thúc đẩy sự phát triển bền vững của đơn vị.
Hiện Than Cọc Sáu là một trong những điểm sáng về công tác quân sự - quốc phòng trên địa bàn TP Cẩm Phả.
Công ty Than Cọc Sáu tổ chức huấn luyện lực lượng tự vệ năm 2020.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Quốc Khánh, Phó chỉ huy trưởng Ban CHQS công ty cho biết: Để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực đơn vị quản lý, hằng năm, Ban CHQS công ty đã xây dựng các kế hoạch về công tác tự vệ, giáo dục QP-AN, giáo dục chính trị pháp luật và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng tự vệ. Xây dựng và hoàn thiện các phương án bảo vệ các đoàn khách đến thăm, làm việc tại công ty; trong dịp tết và các ngày lễ trọng đại trong năm; kế hoạch phòng chống mưa bão, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, PCCN trong công ty và khu vực địa bàn xung quanh.
Nòng cốt triển khai các hoạt động chính là lực lượng tự vệ, do vậy công tác xây dựng lực lượng tự vệ và dự bị động viên được công ty đề cao thực hiện. Hằng năm, Ban CHQS công ty tổ chức rà soát lại số công nhân trong độ tuổi để tuyển chọn những người đủ năng lực, điều kiện tham gia vào lực lượng tự vệ của đơn vị; tiến tới kiện toàn cán bộ, chiến sĩ tự vệ, cán bộ khung dự bị động viên đúng quy định. Hiện lực lượng tự vệ công ty được biên chế là cấp tiểu đoàn với 250 chiến sĩ, vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu cùng với các lực lượng vũ trang của thành phố, tỉnh khi có lệnh.
Với chủ đề "Luyện giỏi, rèn nghiêm, sẵn sàng chiến đấu cao", phong trào thi đua huấn luyện, ký kết thi đua giữa các đơn vị tự vệ đã được phát động sâu rộng trong toàn lực lượng ngay từ đầu năm. Theo đó, Ban CHQS công ty thực hiện đầy đủ các mô hình, học cụ phục vụ cho công tác huấn luyện; tổ chức tốt 3 lớp huấn luyện tự vệ và các lớp quân, binh chủng theo yêu cầu. Lực lượng tự vệ từ đó tổ chức thực hiện tốt công tác tuần tra, canh gác ở các đơn vị; ngăn chặn kịp thời một số vụ làm mất an ninh trật tự nơi công cộng, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội.
Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đối tượng 3 năm 2020 của Công ty Than Cọc Sáu.
Mặt khác, Ban CHQS công ty cũng thực hiện tốt công tác tuyển quân, từ việc phúc tra nguồn lực, tổ chức khám tuyển đến tuyên truyền, vận động thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ. Nhờ triển khai tốt chính sách hậu phương, những năm qua, công ty luôn hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân với chất lượng tốt. Hiện công ty có nhiều người đã trải qua quân ngũ, 98 cựu chiến binh. Đây là lực lượng nòng cốt có kỷ luật lao động cao, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn trong lao động sản xuất.
Anh Đặng Tiến Dũng (công nhân Phân xưởng Xúc Tả Ngạn) chia sẻ: Năm 2008, được sự động viên, khích lệ kịp thời của Ban CHQS đơn vị, tôi đã tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ. Sau 2 năm rèn luyện trong môi trường quân đội, tôi quay trở lại làm việc ở vị trí việc làm ổn định, đảm bảo thu nhập cho cuộc sống. Đặc biệt, tôi cũng được đơn vị chọn làm giáo viên trong các đợt huấn luyện; từng bước nâng cao bản lĩnh của bản thân.
"Năm 2020 mặc dù gặp nhiều khó khăn, song công ty đã hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác quân sự - quốc phòng địa phương; tạo môi trường ổn định phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2021, đơn vị tiếp tục xây dựng nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm và có hiệu quả về công tác quân sự - quốc phòng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển chung của đơn vị, nhằm duy trì ổn định và từng bước cải thiện, nâng cao đời sống, thu nhập cho người lao động" - Giám đốc công ty, Chỉ huy trưởng Ban CHQS Công ty Than Cọc Sáu Nguyễn Văn Thuấn cho biết.
Khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ Các nhiệm vụ khoa học công nghệ (KH&CN) triển khai thực hiện trong thời gian qua đã gắn kết chặt chẽ với sản xuất và đời sống, giải quyết những vấn đề bức thiết phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nam Bộ... Ngày 28/11, tại TP. Bến Tre, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cùng Viện Hàn...