Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện: Linh hoạt chính sách hưởng
Phát triển BHXH tự nguyện tăng nhanh, năm 2019, có 280 nghìn người tham gia, đưa tổng số người tham gia BHXH tự nguyện cả nước đạt 545 nghìn người, vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 28-NQ/TW đề ra 2 năm. Và đây được đánh giá là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu năm 2019 của Ngành LĐTB&XH trong năm 2019.
Cán bộ bưu điện tư vấn cho người dân chính sách BHXH tự nguyện.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, đến hết tháng 11 năm nay, cả nước có khoảng 15.065 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, đạt 99,6% so với kế hoạch giao. Riêng lĩnh vực BHXH tự nguyện thu hút 533 nghìn người tham gia, đạt 113% kế hoạch giao. Bên cạnh đó, khoảng 13,2 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Con số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) cán mốc 85,29 triệu người, đạt 100,15% kế hoạch giao.
Có thể thấy, với sự quyết tâm mạnh mẽ từ ngành chức năng, địa phương, BHXH các địa phương chính sách BHXH tự nguyện đã đạt được những tín hiệu khả quan. Nhiều sáng kiến, mô hình nhằm truyền thông cho người dân được nhân rộng và lan tỏa thành phong trào mạnh mẽ. Đơn cử như tại Lạng Sơn, BHXH đã phối hợp với Bưu điện từ tỉnh xuống đến huyện, thị xã, thành phố đồng loạt tổ chức lễ ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, tổ chức tuyên truyền theo nhóm đến từng nhà, tư vấn, tuyên truyền từng người. Đặc biệt, BHXH tỉnh đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tổ chức ký hợp đồng với Trung tâm Văn hóa – Thể thao của các huyện để tổ chức xe lưu động, tuyên truyền trực tiếp tại các đường phố, xã phường, kể cả vùng nông thôn hẻo lánh để giúp cho người dân hiểu hơn về chính sách, từ đó nâng cao hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Đáng chú ý, theo báo cáo của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, tính đến hết tháng 11/2019, đơn vị đã phát triển được gần 260.000 người tham gia BHXH tự nguyện, bằng 117% kế hoạch năm. Dự kiến hết năm 2019, số người tham gia BHXH tự nguyện qua hệ thống Bưu điện sẽ đạt mốc 280.000 người. Để chính sách BHXH tự nguyện đến được với người lao động, Bưu điện Việt Nam đã chú trọng đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền. Nội dung, hình thức tuyên truyền được thiết kế, thực hiện sinh động, dễ hiểu, gần gũi với người dân. Bưu điện tỉnh, thành phố đã tích cực vào cuộc, phối hợp với BHXH địa phương tổ chức hội nghị tuyên truyền đến tận thôn, xóm, bản làng và vận động người dân tham gia ngay tại hội nghị. Trong năm 2019, toàn quốc đã mở trên 15.000 hội nghị, từ đó giúp người dân hiểu rõ hơn về chính sách BHXH tự nguyện và tin tưởng tham gia. Song song với đó, Bưu điện Việt Nam tổ chức các chương trình ra quân, tuyên truyền đường phố đến từng địa chỉ người dân; huy động tối đa nhân lực với phương châm “Đi từng ngõ, gõ của từng nhà”, đồng thời chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông nội bộ và truyền thông công chúng như: phát thanh định kỳ, truyền thông mạng xã hội, băng rôn, khẩu hiệu…
Mặc dù vậy, để đạt được mục tiêu trong Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH đặt ra là đến năm 2021, phấn đấu có khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng, trợ cấp xã hội vẫn còn không ít khó khăn, thách thức. Một trong những nguyên nhân khiến chính sách BHXH tự nguyện không được người dân đón nhận, theo các chuyên gia, do mức hỗ trợ 10% là chưa đủ hấp dẫn người dân tham gia.
Video đang HOT
“Khác với bảo hiểm thương mại, BHXH tự nguyện là một chính sách an sinh xã hội và để tăng tính hấp dẫn thì rất cần sự hỗ trợ và vai trò “bà đỡ” của Nhà nước. Chúng ta đã có chính sách BHYT toàn dân và theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII cũng hướng tới BHXH toàn dân, vì vậy, việc hỗ trợ, tăng tính hấp dẫn của chính sách này là điều rất quan trọng”- Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu chia sẻ.
Bên cạnh việc tăng mức hỗ trợ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cũng cho rằng cần thiết kế lại chính sách BHXH tự nguyện như: Tích hợp thêm chính sách BHYT để khi người dân tham gia BHXH tự nguyện thì có luôn thẻ BHYT, đồng thời bổ sung thêm chế độ thai sản và ốm đau vào chính sách này để tăng tính hấp dẫn. Điều này có thể thực hiện được trên nền tảng tăng mức hỗ trợ của Nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện. Hiện nay, chúng ta vẫn có những chính sách hỗ trợ cho một số nhóm đối tượng khó khăn khi sinh đẻ hoặc ốm đau thì sự hỗ trợ này cũng có thể chuyển sang việc hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện.
Để tăng tính hấp dẫn, Bộ LĐTB&XH vừa có tờ trình Chính phủ về việc thực hiện thí điểm 3 gói BHXH tự nguyện ngắn hạn và linh hoạt. Thứ nhất là gói BHXH tự nguyện hiện hành bổ sung chế độ thai sản. Đề xuất về gói này được thiết kế trên cơ sở của chính sách BHXH tự nguyện hiện hành (chế độ hưu trí và tử tuất) bổ sung quyền lợi về thai sản khi người lao động (NLĐ) sinh con. NLĐ khi tham gia sẽ được hưởng chế độ nếu đủ điều kiện đóng BHXH tự nguyện từ đủ 12 tháng trở lên và không được nhận BHXH một lần. Thứ hai là gói BHXH tự nguyện hiện hành bổ sung chế độ ốm đau. Gói BHXH tự nguyện này được thiết kế trên cơ sở của chính sách BHXH tự nguyện hiện hành (chế độ hưu trí và tử tuất) bổ sung quyền lợi được hưởng khi NLĐ gặp rủi ro ốm đau (tối đa 30 ngày trong 1 năm) với điều kiện NLĐ đang đóng BHXH tự nguyện và không được nhận BHXH một lần. Thứ ba là gói BHXH tự nguyện hiện hành bổ sung chế độ trợ cấp gia đình, trẻ em. Gói này được thiết kế trên cơ sở của chính sách BHXH tự nguyện hiện hành (chế độ hưu trí và tử tuất) bổ sung quyền lợi được hưởng khi NLĐ tham gia BHXH tự nguyện có con dưới 6 tuổi (được hưởng trợ cấp hằng tháng bằng 350.000 đồng/ con cho đến khi con đủ 6 tuổi) với điều kiện NLĐ đang đóng BHXH tự nguyện và không được nhận BHXH một lần.
Khanh Lê – Hà Nguyên
Theo ĐĐK
Thêm quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện
Các đề xuất mới nhằm thu hút người lao động đến với chính sách BHXH tự nguyện, thông qua việc bổ sung chế độ thai sản, ốm đau và trợ cấp gia đình/trẻ em
Sắp tới đây, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ có thêm nhiều lựa chọn khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa có đề xuất bổ sung 3 gói BHXH tự nguyện mới bên cạnh chế độ BHXH tự nguyện hiện hành.
Ba gói tự nguyện ngắn hạn
Bộ LĐ-TB-XH vừa có tờ trình Chính phủ về việc thực hiện thí điểm 3 gói BHXH tự nguyện ngắn hạn và linh hoạt. Thứ nhất là gói BHXH tự nguyện hiện hành bổ sung chế độ thai sản. Đề xuất về gói này được thiết kế trên cơ sở của chính sách BHXH tự nguyện hiện hành (chế độ hưu trí và tử tuất) bổ sung quyền lợi về thai sản khi người lao động (NLĐ) sinh con. NLĐ khi tham gia sẽ được hưởng chế độ nếu đủ điều kiện đóng BHXH tự nguyện từ đủ 12 tháng trở lên và không được nhận BHXH một lần. Thứ hai là gói BHXH tự nguyện hiện hành bổ sung chế độ ốm đau. Gói BHXH tự nguyện này được thiết kế trên cơ sở của chính sách BHXH tự nguyện hiện hành (chế độ hưu trí và tử tuất) bổ sung quyền lợi được hưởng khi NLĐ gặp rủi ro ốm đau (tối đa 30 ngày trong 1 năm) với điều kiện NLĐ đang đóng BHXH tự nguyện và không được nhận BHXH một lần. Thứ ba là gói BHXH tự nguyện hiện hành bổ sung chế độ trợ cấp gia đình, trẻ em. Gói này được thiết kế trên cơ sở của chính sách BHXH tự nguyện hiện hành (chế độ hưu trí và tử tuất) bổ sung quyền lợi được hưởng khi NLĐ tham gia BHXH tự nguyện có con dưới 6 tuổi (được hưởng trợ cấp hằng tháng bằng 350.000 đồng/con cho đến khi con đủ 6 tuổi) với điều kiện NLĐ đang đóng BHXH tự nguyện và không được nhận BHXH một lần.
Chính sách BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn lao động tự do Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Đánh giá về ưu điểm của gói BHXH tự nguyện hiện hành bổ sung chế độ thai sản, Bộ LĐ-TB-XH cho rằng có thể thu hút sự tham gia của nhóm NLĐ đang trong độ tuổi sinh đẻ, NLĐ có nhiều nguy cơ gặp rủi ro ốm đau, đáp ứng được một phần nhu cầu trước mắt, gia tăng tính hấp dẫn của chính sách BHXH tự nguyện... Ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết 2008 là năm đầu tiên triển khai chính sách BHXH tự nguyện chỉ có 6.100 người đăng ký tham gia. Đến năm 2018, có khoảng 270.000 người tham gia BHXH tự nguyện và đến tháng 11-2019, số người tham gia BHXH đạt khoảng 500.000 người (chiếm khoảng 0,9% so với lực lượng lao động trong độ tuổi). BHXH Việt Nam với nhóm tham gia BHXH tự nguyện, số thu tăng 1,7 lần từ 743 tỉ đồng năm 2014 lên 1.271 tỉ đồng năm 2018.
BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn
Theo các chuyên gia, chế độ BHXH tự nguyện đã giúp cho những NLĐ tự do, tự tạo việc làm có thu nhập ổn định được tham gia BHXH để an hưởng tuổi già bằng lương hưu. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai chính sách ưu việt này vẫn chưa đạt hiệu quả mong đợi.
Ông Đinh Duy Hùng, Phó trưởng Ban Thu - BHXH Việt Nam, cho rằng quá trình triển khai mở rộng đối tượng người tham gia BHXH tự nguyện gặp không ít khó khăn. Mức đóng BHXH tự nguyện 2019 bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (27.800.000 đồng). Như vậy, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là 154.000 đồng/tháng và mức đóng cao nhất là 6.116.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, với nhiều người ở nhiều khu vực, mức đóng này còn là khoản đáng kể so với thu nhập của họ. Ngoài ra, sức hấp dẫn của BHXH tự nguyện còn thấp vì chỉ có 2 chế độ hưu trí và tử tuất, trong khi thời gian đóng tới 20 năm mới được hưởng lương hưu.
Từng không ít lần phân tích nguyên nhân dẫn tới số người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng nguyên nhân đầu tiên là do chính sách BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn đối với người dân. Họ thường so sánh, BHXH bắt buộc có 5 chế độ nhưng BHXH tự nguyện chỉ có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, hầu hết người dân chưa biết, hưởng 5 chế độ vì người tham gia phải đóng tiền cho 5 chế độ, hưởng 2 chế độ vì người tham gia chỉ đóng tiền cho 2 chế độ. Khác biệt cơ bản này đã tạo ra sự khập khiễng, so sánh, làm giảm tính hấp dẫn của BHXH tự nguyện. Quy định về điều kiện thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu khá khắt khe (phải đủ 20 năm) dẫn đến tình trạng nhiều người có thời gian đóng BHXH dài, thậm chí gần đủ 20 năm nhưng vẫn rời khỏi hệ thống bằng việc hưởng BHXH một lần mà không đóng tiếp để hưởng lương hưu. Ông Lợi đề xuất bên cạnh việc tăng mức hỗ trợ, bổ sung chế độ thai sản và ốm đau vào chính sách này để tăng tính hấp dẫn.
Để mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện, mới đây, BHXH Việt Nam đã có văn bản kiến nghị Bộ LĐ-TB-XH sớm điều chỉnh quy định giảm điều kiện về thời gian đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu xuống 15 năm và tiến tới còn 10 năm thay vì quy định 20 năm như hiện hành. Bởi theo đánh giá của BHXH Việt Nam, hiện nay, mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện của nhà nước còn hạn chế, điều kiện về thời gian đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu còn dài, làm giảm tính hấp dẫn.
Theo mục tiêu trong Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, đến năm 2021, phấn đấu có khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng, trợ cấp xã hội.
NGỌC DUNG
Theo Nguoiaodong
Quyết liệt trong công tác phát triển đối tượng tham gia Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, đến hết tháng 10, cả nước có 15,414 triệu người tham gia BHXH, đạt 98,8% so với chỉ tiêu Chính phủ giao. Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đã sớm "vượt đích" khi đạt 100% kế hoạch Chính phủ giao, với 84,893 triệu người tham gia. Mặc dù vậy,...