Phát triển an sinh xã hội bền vững với 3 trụ cột
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết trong thời gian tới sẽ phát triển an sinh xã hội bền vững với 3 trụ cột: Kỹ năng lao động, việc làm, an sinh bền vững cùng với bao phủ BHXH và BHYT để bảo vệ những người yếu thế trong xã hội, kết hợp với phòng – chống – khắc phục rủi ro.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, hiện nay có đến 99,7% hộ gia đình người có mức sống bằng và trên trung bình ở khu vực cư trú. Không còn hộ nghèo là hộ người có công. Người cao tuổi và khuyết tật được quan tâm. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam đứng 110/189 quốc gia, đạt mức phát triển cao. Chỉ số nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đứng phía sau Singapore trong khu vực.
“Chúng ta về đích sớm 10 năm về chỉ số giảm nghèo đa chiều so với mục tiêu thiên niên kỷ. Chúng ta là 1 trong 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo đa chiều được quốc tế công nhận. Việt Nam hiện là 1 trong 10 quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới”, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện nay độ bao phủ an sinh còn thấp, nhất là bao phủ BHXH với người già, người lao động khu vực nông nghiệp, chênh lệch giàu nghèo vẫn cao nên giảm hiệu quả giảm nghèo và triển vọng tăng trưởng, việc làm chưa thực sự bền vững, tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, trong 5 năm tới cần nhất quán quan điểm đặt con người là mục tiêu và động lực phát triển, kiến tạo môi trường mà mọi người cùng có cơ hội phát triển. Chăm lo cho người có công, nâng mức thụ hưởng cho người già, người khuyết tật và trẻ em. Kiên quyết xử lý các hành vi xâm hại, ngược đãi phụ nữ và trẻ em.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo sẽ điều chỉnh chuẩn nghèo trong năm 2021. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã thống nhất và sẽ sớm trình Chính phủ điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2021 – 2026, dự kiến 1,5 triệu đồng/tháng khu vực nông thôn và 2 triệu đồng/tháng khu vực thành thị, thời gian áp dụng điều chỉnh cùng chính sách cải cách tiền lương.
Để tiếp tục đẩy mạnh chương trình giảm nghèo, nhất là ở vùng lõi nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế; phân loại hộ nghèo, tách những người không thể thoát nghèo sang hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Phân công vùng kinh tế giàu giúp vùng kinh tế nghèo. “Trước mắt, đề nghị MTTQ Việt Nam cùng các cấp uỷ chính quyền phối hợp để cùng lo cho các hộ nghèo đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đầm ấm”, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng: Nâng cao trình độ lao động nông nghiệp
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Lê Tấn Dũng cho biết: Trong 10 năm qua, cả nước đã tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 10 triệu lao động nông thôn, với 37% học nghề nông nghiệp, 63% học nghề phi nông nghiệp.
Tỷ lệ nông dân sau học nghề có việc làm và thu nhập ổn định đạt trên 85%.
Tuy nhiên, cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm so với yêu cầu đặt ra. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội mong muốn Hội NDVN phát huy tốt hơn nữa vai trò trong quá trình tham gia giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng cơ chế, chính sách...
Cũng về vấn đề này, đại diện tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh còn lớn, nhất là nghề nông nghiệp. Tỷ lệ nông dân qua đào tạo mới đạt gần 60%, nguyện vọng của nông dân muốn được học nhiều ngành nghề trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. Trong khi đó, quy định nông dân chỉ được học một nghề trong nông nghiệp như thời gian qua là chưa hợp lý.
Được đào tạo nghề bài bản, nhiều nông dân Hải Dương đã đầu tư nuôi thuỷ sản hiệu quả. Ảnh: Ngọc Mai
Theo đại diện tỉnh Sóc Trăng hiện còn hạn chế trong lựa chọn mô hình, xây dựng dự án theo hướng liên kết sản xuất hàng hóa, một số dự án còn trải rộng trên nhiều ấp, chưa chú trọng đầu tư các mô hình mới, chủ yếu tập trung vào mô hình đã có sẵn. Tỉnh Sóc Trăng đề xuất Ban chỉ đạo Đề án 61 tiếp tục hướng dẫn thực hiện Kết luận 61 cho giai đoạn tiếp theo. Tham luận của tỉnh Ninh Bình cho biết, Quỹ Hỗ trợ nông dân rất thiết thực trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Ưu điểm là quỹ cho vay không phải thế chấp tài sản, thủ tục đơn giản. Các cấp Hội ND quản lý quỹ rất hiệu quả, hơn 10 năm qua, trên địa bàn tỉnh, không có tình trạng nợ xấu. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo cấp ngân sách cho quỹ theo hướng năm sau cao hơn năm trước 20%.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Không để nợ văn bản, đề án sang Chính phủ khóa mới "Không để nợ văn bản, đề án trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sang Chính phủ khóa mới", đây là yêu cầu được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đặt ra vào sáng 3/12, tại buổi làm việc với các bộ, cơ...