Phạt tới 12 năm tù cho tội rải đinh trên đường
Không những bị phạt 12 năm tù, người rải đinh hoặc vật sắc, nhọn trên đường còn bị phạt từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
Quy định trên nằm trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được Ủy ban Tư pháp (UBTP) trình xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp sáng 14.9.
Cụ thể, tội rải đinh hoặc vật sắc, nhọn trên đường bộ theo dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) mới nhất bổ sung một tội danh riêng cho hành vi rải đinh hoặc vật sắc, nhọn trên đường bộ.
Theo đó, người nào cố ý đặt, rải đinh hoặc vật sắc, nhọn trên đường bộ thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Một nạn nhân của “đinh tặc” dắt xe trên cầu (Ảnh Người lao động)
Phạm tội từ lần hai trở lên trên các tuyến đường cao tốc; các đoạn đường đèo, dốc hoặc các đoạn đường nguy hiểm khác; làm chết người hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác,… Khung hình phạt sẽ từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, ngoài ra, người phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có nhiều tội danh mới được bổ sung như: Tội khiêu dâm trẻ em; Tội mua bán, chiếm đoạt mô, tạng, các bộ phận cơ thể người; Tội rải đinh hoặc vật sắc, nhọn trên đường bộ; Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại; Tội vi phạm quy định về sử dụng điện,…
Video đang HOT
Theo đó, Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành việc bổ sung số tội danh mới, nhưng cho rằng, các tội mới được bổ sung phải trên cơ sở đánh giá đầy đủ về khách thể cần bảo vệ cũng như đặc thù của hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Qua chỉnh lý bước đầu cho thấy, một số tội danh mới được bổ sung nhưng hành vi khách quan không có tính chất đặc thù, đối tượng xâm hại trùng lặp, do vậy, chỉ cần sửa đổi cấu thành tội danh hiện có. Ví dụ: Tội rải đinh hoặc vật sắc nhọn trên đường bộ, chỉ cần bổ sung tình tiết này vào cấu thành của Tội cản trở giao thông đường bộ; các tội về tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt giống cây thuốc phiện thì chỉ cần bổ sung các tình tiết này vào cấu thành các tội danh về ma túy hiện có.
Ngược lại, một số tội danh mới được bổ sung lại chưa bao quát hết đối tượng xâm hại, làm cho ý nghĩa bảo vệ của điều luật không cao, chẳng hạn như tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp lại thiếu trường hợp trốn đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp,…
Do vậy, Thường trực UBTP sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát toàn bộ số tội danh mới bổ sung để chỉnh lý phù hợp
Theo Danviet
Điều tra án tham nhũng cứ giảm dần đều...
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga: Báo cáo nêu bảy bộ,ngành, địa phương tự đánh giá tham nhũng của mình là ít nghiêm trọngnhưng không nói rõ là đơn vị nào.
Ngày 11-9, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (QH) tiếp tục phiên họp toàn thể với việc thẩm tra báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2015 của Chính phủ để trình QH kỳ họp tháng 10 tới. Đây là báo cáo về công tác PCTN cuối cùng của nhiệm kỳ này.
Năm nay phát hiện chủ yếu là tham nhũng vặt
Trình bày tại phiên họp, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cho biết nhận thức, quyết tâm của xã hội với công cuộc chống tệ nạn tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực.
Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động chuyên môn, thanh tra các cấp đã phát hiện 100 vụ/172 đối tượng - tăng 46 vụ/85 đối tượng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, kết quả của cơ quan điều tra các cấp chỉ phát hiện, khởi tố mới được 178 vụ/317 bị can - giảm 78 vụ/276 bị can.
Nhận xét về báo cáo này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền nói: "Điều tra án tham nhũng năm năm qua cứ giảm dần đều như vậy là vì sao? Ta đã quyết liệt củng cố bộ máy, hoàn thiện thể chế... mà kết quả lại như vậy thì đó là câu hỏi lớn của nhân dân".
Điều hành phiên thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng bày tỏ băn khoăn: "Giảm dần ấy là do nỗ lực đấu tranh của Đảng, Nhà nước thì tốt quá. Chứ ngược lại, tình hình tham nhũng không giảm, thậm chí nhiều hơn mà phát hiện, xử lý ít đi thì lo lắm". Ông Hiện cũng nhận xét án tham nhũng lớn chủ yếu các năm trước, còn tham nhũng phát hiện năm nay chủ yếu là vặt vãnh.
Tới đây sẽ có cơ chế chủ động giám sát, phong tỏa tài sản tham nhũng ngay từ khi bắt đầu thanh tra, điều tra. Ảnh minh họa: HTD
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga dẫn từ báo cáo con số mới chỉ có 19/86 bộ, ngành, địa phương có báo cáo về công tác PCTN của chính mình. Nó phản ánh phần nào tính hời hợt trong công tác này. Cũng như vậy, mặc dù nghị quyết của QH đã yêu cầu khi báo cáo công tác phải nêu rõ địa chỉ, xem ở đâu có tiến bộ, ở đâu còn hạn chế, yếu kém. Tuy nhiên, trong báo cáo này chỉ nêu con số bảy bộ, ngành, địa phương tự đánh giá tham nhũng của mình là ít nghiêm trọng. "Đấy là những đơn vị nào? Ít nghiêm trọng ấy đánh giá trên căn cứ, cơ sở nào? Đã đối chiếu với các nghiên cứu xã hội học phản ánh cảm nhận thực tế của người dân, của doanh nghiệp (DN) chưa?" - bà Nga hỏi.
Chú trọng thu hồi tài sản tham nhũng
Theo Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, thời gian tới nguy cơ tham nhũng sẽ tiềm ẩn trong chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, nhất là những DN đang quản lý, sử dụng tài sản khó định giá như tài nguyên, khoáng sản, hạ tầng viễn thông; một số dự án, công trình quy mô lớn; trong việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và cả trong quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng...
"Đảng, Nhà nước đã thấy sớm tình hình, chỉ đạo làm nhiều lần, quyết liệt nên mới được như ngày nay. Nhưng rõ ràng còn nhiều việc phải làm và còn phải làm lâu dài, quyết liệt hơn nữa, với quyết tâm cao hơn nữa, bền bỉ và kiên trì" - ông Lượng báo cáo.
Với nhận định ấy, báo cáo của Chính phủ chủ trương năm tới sẽ tổng kết 10 năm thi hành Luật PCTN để sửa đổi toàn diện. Trong đó những vấn đề lớn sẽ phải giải quyết như thu hồi tài sản tham nhũng, cơ chế để chủ động giám sát, phong tỏa tài sản tham nhũng ngay từ khi bắt đầu thanh tra, điều tra chứ không như lâu nay đợi đến khi tòa tuyên án có hiệu lực thì tài sản tham nhũng đã tẩu tán hết.
22 người nộp lại quà tặng, giá trị 89 triệu đồng
Tín hiệu tích cực cùng thấy trong việc kê khai tài sản, thu nhập. Số bản kê khai được công khai theo quy định đạt 98,3% - tăng 8,8% so với năm trước. Đặc biệt, có tới 1.225 trường hợp được yêu cầu xác minh tính chính xác của việc kê khai - con số bất ngờ so với 2014, cả năm chỉ có năm trường hợp.
Tuy nhiên, kết quả xác minh lại chỉ phát hiện được năm người không trung thực: Một người ở Bộ GTVT bị khiển trách, một ở Thanh Hóa bị cảnh cáo, chuyển công tác khác; và hai trường hợp ở Cà Mau, một ở Bình Thuận đang trong quá trình xem xét, xử lý.
Cũng giống như các năm trước, cả kỳ thống kê này chỉ có 22 người nộp lại quà tặng mà tự thấy là trái quy định với tổng giá trị vỏn vẹn 89 triệu đồng. Con số này khá tương phản với kết quả khảo sát của Thanh tra Chính phủ thực hiện hồi giữa năm. Chỉ với 512 DN vừa và nhỏ làm mẫu nghiên cứu, đã có 48% thừa nhận có tặng quà cho cán bộ, công chức trong một năm trước đó...
Năm 2012, trong một khảo sát xã hội học, chỉ có gần 43% người dân nói sẵn sàng tố cáo nếu thấy chuyện bất bình. Tới khảo sát công bố tháng 8 -2015, con số này là 77,6%.
Theo Nghĩa Nhân
Pháp luật TPHCM
"Đinh tặc" có thể ngồi tù 12 năm, nộp phạt đến 500 triệu đồng Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đang lấy ý kiến rộng rãi đã bổ sung một điều mới so với luật hiện hành để xử lý hành vi cố ý rải vật sắc nhọn (đinh tặc) trên đường bộ với mức phạt tiền cao nhất tới 500 triệu đồng, mức phạt tù đến 12 năm. "Đinh tặc" xuất hiện trên cầu...