Phạt tiền nhiều cá nhân, doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
UBCKNN ban hành thêm nhiều quyết định phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong tháng 2/2020.
UBCKNN ban hành thêm nhiều quyết định phạt tiền
DN thép Việt ý: phạt 140 triệu đồng
Ngày 12/02/2020, UBCKNN quyết định phạt CTCP Thép Việt – Ý (mã chứng khoán VIS) tổng số tiền 140 triệu đồng. Nguyên nhân do Công ty công bố thông tin không đúng thời hạn, không đầy đủ và vi phạm quy định về quản trị công ty.
Trong đó: Phạt tiền 70 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật các tài liệu như Giải trình kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2017, 2018; công bố thông tin không đúng thời hạn các thông báo và tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018; Thông báo và tài liệu lấy ý kiến ĐHĐCĐ bằng văn bản ngày 08/5/2018; Báo cáo ngày 02/02/2018; Thông báo và tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông bất thường 10/7/2018; Quyết định ngày 24/7/2019; Giải trình chênh lệch Báo cáo tài chính 6 tháng năm 2018. Công ty CBTT Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2018, 2019 có nội dung chưa đầy đủ.
Phạt tiền 70 triệu đồng do vi phạm quy định pháp luật quản trị công ty về giao dịch với người có liên quan của cổ đông. Cụ thể, theo Báo cáo tài chính năm 2018 đã được kiểm toán của Công ty, trong năm 2018, Công ty có các giao dịch với Công ty TNHH Thương mại Thái Hưng là tổ chức có liên quan của Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng (cổ đông Công ty). Tuy nhiên, giao dịch giữa Công ty với Công ty TNHH Thương mại Thái Hưng trong năm 2018 chưa được Đại hội đồng cổ đông /Hội đồng quản trị thông qua.
Nhiều cá nhân bị phạt
Trước đó ngày 10/02/2020 bà bị phạt 31,25 triệu đồng. Nguyên nhân do bà Thu Hà đã báo cáo không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.
Video đang HOT
Ngày 13/2/2020, ông Nguyễn Thiện Tuấn Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Đầu tư và phát triển xây dựng (mã chứng khoán DIG) bị phạt 22,5 triệu đồng. Nguyên nhân do ông Tuấn đã báo cáo không đúng thời hạn về kết quả thực hiện giao dịch.
Cùng ngày 13/2/2020, bà La Mỹ Phượng, nhà đầu tư cá nhân, bị phạt 25 triệu đồng. Nguyên nhân, do bà Phượng đã báo cáo không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của công ty đại chúng. ông Đỗ Đức Toan, Kế toán trưởng CTCP Thông tin tín hiệu Đường sắt Sài Gòn (mã chứng khoán TSG) bị phạt 12,5 triệu đồng. Nguyên nhân do ông Toan đã báo cáo không đúng thời hạn về lý do không thực hiện được giao dịch. Các quyết định trên đều có hiệu lực từ ngày ký.
Trước đó, ngày 4/2/2020, UBCKNN cũng ban hành quyết định phạt vi phạm hành chính đối với ông Kim Ngọc Nhân, thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP CMVietnam (mã chứng khoán CMS) số tiền 45 triệu đồng. Nguyên nhân, do ông Nhân đã giao dịch không đúng khối lượng đã đăng ký và không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.
Ngày 31/1/2020 đã ban hành quyết định phạt đối với ông Đặng Hoàng Tuấn, một nhà đầu tư cá nhân có địa chỉ tại số 317c/9 đường 91B, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tổng số tiền 80 triệu đồng. Trong đó: Phạt tiền 50 triệu đồng do ông Tuấn đã không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành. Ngoài ra ông Tuấn còn bị phạt tiền 30 triệu đồng do không báo cáo khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu vượt quá các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu.
K.HUYỀN
Theo tienphong.vn
Covid-19 đảo lộn mọi dự báo: Thị trường chứng khoán quý 1 rơi vào trầm lắng
Dịch virus Corona chủng mới (Covid-19) đang làm đảo lộn mọi dự báo về thị trường chứng khoán trong năm nay mà các chuyên gia, nhà đầu tư đã đưa ra hồi đầu năm. Hiện tại có 2 diễn biến mà các nhà đầu tư có thể trông đợi là làn sóng kích thích kinh tế, hạ lãi suất tại hàng loạt các quốc gia và kết quả xếp hạng thị trường, với một khả năng nhất định Việt Nam được FTSE cân nhắc nâng hạng.
Trầm lắng vì Covid-19
Thị trường chứng khoán (TTCK) tháng đầu năm trải qua 2 giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn 1 là khoảng thời gian trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chỉ số tích lũy đi lên và giai đoạn 2 giảm điểm nhanh, lấy đi toàn bộ giá trị tích lũy cả năm trước đó do ảnh hưởng của Corona.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chịu nhiều áp lực từ dịch Covid-19
Giai đoạn trước kỳ nghỉ lễ, có 3 nhân tố chính hỗ trợ VNIndex tăng điểm bao gồm: (i) thông tin tích cực của nhóm ngân hàng; (ii) dòng vốn khối ngoại và (iii) kết quả kinh doanh quý 4/2019.
Trong nhóm ngân hàng, BID, CTG, VPB tăng điểm mạnh và nằm trong top các cổ phiếu hỗ trợ lớn nhất cho VNIndex. Tổng giá trị vốn hóa của lĩnh vực ngân hàng đạt hơn 1,04 triệu tỷ đồng vào ngày 22/01, tăng 8,6% so với thời điểm cuối năm 2019.
Giai đoạn sau kỳ nghỉ lễ, chỉ số giảm mạnh do một nguyên nhân duy nhất là dịch Covid-19. 3 phiên đầu năm chứng kiến chỉ số VNIndex giảm rất mạnh. Dù các thị trường quốc tế đã hồi phục lại tương đối nhanh, VNIndex vẫn đang bị tụt lại phía sau. Tổng mức giảm của VNIndex tính từ ngày 22/01/2020 đến 12/02/2020 là 5,4% trong khi chỉ số MSCI EM Index giảm 3% và S&P 500 tăng 1%.
Theo đánh giá của Công ty CP Chứng khoán SSI, nếu không có dịch Covid-19, TTCK quý 1 năm nay rất có thể đã khởi sắc nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung và dòng vốn nước ngoài. Cho đến giữa tháng 01/2020, các nhà quản lý quỹ trên toàn cầu vẫn tỏ ra lạc quan với tỷ trọng đầu tư cổ phiếu trong danh mục đạt mức cao nhất 17 tháng. Dòng vốn vào các thị trường mới nổi liên tục tăng và cũng với đó là đà mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài tại TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 1, xu hướng dòng vốn trên toàn cầu bắt đầu đảo chiều. Triển vọng thu hút vốn nước ngoài cho TTCK trong tháng 2 và kể cả các tháng tiếp theo của Việt Nam vì vậy đã giảm xuống mức thấp.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh có thể khiến thời gian phong tỏa ở Trung Quốc kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây sẽ là đợt tác động tiêu cực thứ 2 sau đợt 1 là sụt giảm du lịch và tiêu dùng. Và thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may, da giày, gỗ... đã lên tiếng về sự thiếu hụt nguồn cung trong những tháng tới.
Dệt may đang chịu tác động lớn từ sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu trong các tháng tới
Chẳng hạn trong lĩnh vực da giày, ông Nguyễn Chí Trung - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Gia Định khẳng định, dịch Covid-19 hiện tại ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp ngành da giày. Dù hiện tại doanh nghiệp này đã nhập đủ nguồn nguyên phụ liệu để sản xuất cho quý 1 nhưng các tháng sau đó chưa biết tình hình sẽ ra sao. "Dịch bệnh có giải quyết được hay không vẫn chưa rõ. Nếu không sớm kết thúc, các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn vì Trung Quốc là nước cung cấp rất nhiều nguồn nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp da giày của Việt Nam", ông Trung băn khoăn.
Tương tự, với lĩnh vực dệt may, ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch HĐQT Công ty May Sài Gòn 3 tỏ ra lo lắng khi nguồn nguyên liệu sản xuất chỉ đáp ứng đủ đến hết tháng 2. Ông Hồng cho rằng, các tháng tới chưa biết thế nào bởi hiện diễn biến dịch bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Lo ngại hơn là sẽ có những ảnh hưởng khác tác động đến nhu cầu trên toàn thế giới, điều này gây ảnh hưởng tới khả năng đảm bảo các chỉ tiêu xuất khẩu của ngành may trong năm nay.
"Như vậy có thể thấy, tiếng "kêu cứu" của các doanh nghiệp sẽ ngày một lớn và cho dù tiếng nói đó có cơ sở hay không thì tâm lý của thị trường chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng", chuyên gia phân tích của SSI nhìn nhận.
2 diễn biến mà các nhà đầu tư có thể trông đợi
Nhân tố cơ bản, dòng vốn và tâm lý thị trường đều yếu sẽ triệt tiêu sức bật của TTCK Việt Nam trong quý 1. Ở kịch bản tích cực, việc khống chế dịch bệnh đạt thành công ngay trong tháng 2, cùng với đó sức cầu tiêu dùng và chuỗi sản xuất ít bị ảnh hưởng sẽ mang lại diễn biến khả quan hơn cho thị trường. Điểm thuận lợi trong đợt dịch năm nay đó là mức độ công bố thông tin và sự quyết tâm kiểm soát dịch bệnh của các Chính phủ. Minh bạch thông tin có thể khiến tâm lý chịu sức ép ở giai đoạn đầu, tuy nhiên khi dịch bệnh được kiểm soát, tâm lý cũng sẽ được phục hồi nhanh.
Trong các năm trước, sóng đầu năm luôn là sự khởi đầu thuận lợi cho TTCK Việt nam, để lại dư âm tích cực cho các tháng tiếp theo. Năm 2020 nếu không có sóng đầu năm, sức nóng của thị trường sẽ cần thêm rất nhiều thời gian để tích lũy. Với dự báo tăng trưởng kinh tế giảm và tác động tiêu cực từ dịch bệnh chưa thể tính toán đầy đủ, sự trầm lắng của quý 1 có thể kéo dài sang quý 2, thậm chí cả nửa cuối năm nếu như không có những diễn biến mới giúp thay đổi cục diện kinh tế và TTCK.
Hiện tại có 2 diễn biến mà các nhà đầu tư có thể trông đợi. Thứ nhất là làn sóng kích thích kinh tế, hạ lãi suất tại hàng loạt các quốc gia. Ở Việt Nam, đó là tích cực giải ngân đầu tư công và hạ lãi suất cho vay. Dịch bệnh sẽ là một động lực rất lớn để gia tăng quyết tâm tái cơ cấu, từ đó mang lại sức bật mạnh cho kinh tế Việt Nam cả ngắn hạn cũng như dài hạn. Thứ hai là kết quả xếp hạng thị trường, với một khả năng nhất định Việt Nam được FTSE cân nhắc nâng hạng. Dù khả năng thứ 2 không lớn nhưng những nỗ lực vừa qua của Việt Nam chắc chắn sẽ được ghi nhận, từ đó mang lại tâm lý tích cực cho thị trường.
Mai Ca
Theo congthuong.vn
Sẽ có thêm doanh nghiệp được tham gia dịch vụ chuyển mạch Tới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể sẽ cấp phép thêm cho một số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển mạch, bù trừ điện tử, nhằm tăng hiệu quả xử lý, giảm phí giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho người dân và doanh nghiệp. Hệ thống máy ATM hiện được lắp đặt chủ yếu ở khu vực thành phố,...