Phạt tiền chủ đầu tư chậm bàn giao nhà, không làm ’sổ đỏ’
Mức phạt tiền sẽ từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng nếu chủ đầu tư dự án vi phạm các quy định trong hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
Theo đó, vi phạm hành chính trong các hoạt động này sẽ chịu các hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền.
Dự thảo đề xuất mức phạt tiền tối đa đối với vi phạm trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng là 1 tỷ đồng; trong lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 300 triệu đồng.
Chủ đầu tư dự án bất động sản sẽ bị “siết” bởi nhiều mức xử phạt vi phạm hành chính.
Dự thảo nêu rõ, mức phạt tiền theo đề xuất này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một nửa mức phạt tiền đối với tổ chức.
Bên cạnh đó, đối tượng vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 3 – 24 tháng.
Ngoài ra, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; ngừng cung cấp điện, nước; cấm đưa công nhân, vật tư, vật liệu vào thi công xây dựng công trình vi phạm; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm…
Phạt tiền, thu hồi nhà ở xã hội sai chủ
Video đang HOT
Theo dự thảo, bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội bán, cho thuê lại, cho mượn nhà trong thời gian thuê, thuê mua hoặc bán lại nhà không đúng quy định sẽ bị phạt từ 50 – 60 triệu đồng và bị thu hồi nhà ở xã hội.
Đối với nhà ở công vụ được cho thuê, Bộ Xây dựng đề xuất nếu người được cho thuê không sử dụng nhà vào mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt cho bản thân và các thành viên trong gia đình trong thời gian thuê; không trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước khi không còn thuộc đối tượng được thuê nhà theo quy định sẽ phạt 50 – 60 triệu đồng và sẽ bị thu hồi.
Ngoài ra, những đối tượng được sử dụng nhà ở công vụ tự ý cải tạo, sửa chữa, phá dỡ nhà ở công vụ cũng sẽ bị phạt tiền theo quy định. Người vi phạm cũng buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Thi công sai phép bị phạt đến 500 triệu đồng
Theo dự thảo, hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới sẽ bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị; phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp trên.
Nếu tái phạm thì sẽ bị xử phạt từ 400 – 500 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).
Chậm bàn giao nhà, không làm “sổ đỏ” cho người mua nhà cũng phạt tiền
Việc thực hiện đầu tư phát triển khu đô thị không tuân theo kế hoạch và chậm so với tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chậm bàn giao dự án theo tiến độ đã được phê duyệt đều bị phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng.
Kinh doanh bất động sản mà bất động sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định; kinh doanh bất động sản không đúng phạm vi (hình thức) quy định; triển khai xây dựng dự án kinh doanh bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở chậm tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; bán hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai mà chưa được ngân hàng thương mại có đủ năng lực (thuộc danh sách do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố) thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính… sẽ bị phạt từ 120 – 150 triệu đồng.
Số tiền phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi không làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua hoặc làm thủ tục chậm so với thời hạn quy định (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác); hoặc không cung cấp hồ sơ, giấy tờ pháp lý liên quan cho người mua, thuê mua nhà ở (trong trường hợp người mua, thuê mua nhà ở tự làm thủ tục)…
Mức phạt tối đa 300 triệu đồng có thể được áp dụng đối với chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản có một trong các hành vi sau đây: Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án kinh doanh bất động sản không đúng thủ tục quy định; chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án kinh doanh bất động sản mà không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hoặc điều kiện theo quy định; bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành việc xây dựng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt;
Hoặc bàn giao khi chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực; hoặc bàn giao khi chưa hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài (đối với trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô); huy động hoặc chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích cam kêt.
Theo Infonet
Hai ông xe ôm "lột xác" làm bác sĩ, lương y
Vốn làm nghề lái xe ôm nhưng sau đó 2 vị này đã chuyển sang "nghề" khám và bốc thuốc cho người bệnh để thu lợi bất chính.
Theo tin từ báo Tuổi trẻ, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa xử phạt ông Huỳnh Thất (ở TP Huế) 95 triệu đồng vì đã khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề, không có giấy phép hoạt động; đồng thời buộc ông Thất ngừng hoạt động khám chữa bệnh trái pháp luật.
Được biết, ông Huỳnh Thất trước đây hành nghề chạy xe ôm. Từ năm 2008, ông giả danh là bác sĩ đa khoa để khám chữa bệnh.
Ông Thất chi hoa hồng rất cao cho giới xe thồ đến các bến xe, bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, tiếp cận người bệnh và người nhà bệnh nhân để giới thiệu "thần y" trị bách bệnh rồi chở đến nhà ông. Rất nhiều người đã bị lừa đảo mất nhiều tiền trong khi bệnh lại nặng thêm.
Cơ quan chức năng đang kiểm tra cơ sở khám và chữa bệnh của ông Thất
Tình trạng này kéo dài cho đến năm 2012, thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra và xử phạt ông Huỳnh Thất 25 triệu đồng về hành vi hành nghề khám chữa bệnh trái phép.
Tuy nhiên, sau đó ông Thất vẫn tiếp tục khám chữa bệnh bằng cách móc nối với giới xe ôm chở bệnh nhân về nhà.
Ngày 12/1/2015, thanh tra Sở Y tế Thừa Thiên - Huế phối hợp với Công an tỉnh bắt quả tang ông Thất đang giả danh bác sĩ để khám bệnh cho một bệnh nhân đến từ huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).
Trước đó, báo Công an nhân dân cũng đưa tin về một gã xe ôm giả danh lương y để kiếm tiền bất chính.
Cụ thể, sau một thời gian theo dõi, Thanh tra Sở Y tế cùng lực lượng Công an bất ngờ kiểm tra hành chính nhà ông Nguyễn Đình Hạp (trú số 95 Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, TP Huế) thì phát hiện có nhiều loại thuốc Bắc khác nhau được cất giấu tại nhà.
Ông Nguyễn Đình Hạp giả danh lương y để kiếm tiền bất chính
Tại thời điểm kiểm tra, ông Hạp chỉ cung cấp được một Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh mang tên Dương Văn Trọng, tuy nhiên giấy phép này cũng đã hết thời hạn sử dụng.
Ngoài ra, ông Hạp không cung cấp được bất kỳ một giấy phép, bằng cấp nào có liên quan đến chứng chỉ hành nghề, giấy phép kinh doanh, hoạt động có liên quan đến khám, chữa bệnh.
Được biết, ông Hạp vốn làm nghề lái xe ôm nhưng sau đó chuyển sang "nghề" khám và bốc thuốc cho người bệnh để thu lợi bất chính.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Mệt mỏi khi sếp khéo suy diễn, quan liêu Trái với sự hồn nhiên góp ý của tôi, sếp lại coi đó là do tôi dựng chuyện, bịa đặt nhằm hạ uy tín của sếp. Chị tỏ ra hằn học, chấp nhặt với tôi... Tôi là nhân viên văn phòng của 1 trung tâm Tiếng Anh uy tín của Thành phố. Ở trung tâm, tôi được đánh giá là nhân viên có...