Phát thèm khi lạc giữa “rừng” lợn sữa quay ở xứ Lạng
Dãy dài quầy, bàn bày bán những con lợn quay màu vàng ươm, thơm lừng trông rất hấp dẫn, khiến du khách du xuân trẩy hội không thể bỏ qua. Trên triền đồi là từng tốp thanh niên, từng đại gia đình ngồi bên nhau chuyện trò và cùng nhau thưởng thức thứ đặc sản nức tiếng xứ Lạng.
Cách thành phố 11km theo đường quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đi Lộc Bình, Đình Lập, Quảng Ninh vào 15 tháng Giêng hàng năm đông đảo du khách và nhân dân trên địa bàn lại hội họp tại đây vui xuân trẩy hổi thắng cảnh Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Người dân tộc Dao trên Mẫu Sơn cũng xuống trẩy hội chùa Bắc Nga.
Vào dịp Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm du khách đến Bắc Nga rất đông, xe cộ cờ hoa chật kín con đường thôn. Nét độc đáo của hội mà nhiều du khách nhớ mãi đó là món lợn quay nổi tiếng xứ Lạng được bày bán tại lễ hội. Hầu hết du khách đã đến đây đều tổ chức mua thịt lợn quay và các đồ ăn dân dã khác, tập trung thành từng nhóm trên các sườn đồi, bãi sông để vừa ngắm cảnh hội vừa thưởng thức các đặc sản ẩm thực Xứ Lạng trong tiết xuân ấm áp. Đây cũng là thú vui dã ngoại đầu xuân của du khách thập phương khi ghé thăm nơi đây.
Từ chạng vạng hôm trước, trên các bãi cỏ hẹp, những con lợn khoảng 30-40kg da trắng hồng, chân ngắn đều được mổ bỏ hết lòng ruột đặt thành dãy. Người ta dồn lá mác mật tươi đã rửa sạch để ráo vào bụng con lợn. Đợi lúc những lò than hoa dần đỏ lửa thì những con lợn sẽ được đưa vào lò. Lợn quay ngon phải là những con lợn quay vàng ruộm được tẩm ướt bằng những gia vị lá cây đặc biệt đặc trưng của vùng đất này.
Anh Tuấn – một người bán lợn quay tại lễ hội cho biết: “6-7 năm nay, năm nào tôi cũng bán lợn quay tại lễ hội này. Đây là lễ hội thu hút đông đảo khách hành hương và người dân nên trung bình mỗi năm vào ngày này tôi bán được khoảng 3-4 con lợn quay. Mặc dù đông người mua nhưng chúng tôi vẫn bán ngang với giá thường ngày khoảng 170.000- 200.000/kg. Tôi cũng cảm thấy rất vui vì nhiều thực khách sau khi thưởng thức tấm tắc khen món ăn đặc trưng của quê hương mình. Lợn quay được coi là ngon khi có bì màu vàng đẹp mắt, giòn và còn đang nóng hổi. Khi chặt ra hơi nóng bên trong bốc lên mùi thơm của nhân và lá mắc mật hòa quyện và nhau. Món này đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm, nếu không bên ngoài sẽ cháy mà bên trong thì chưa chín”.
Cô Nguyễn Thị Hoa, quê ở Bắc Giang cho biết: Năm nào gia đình cô cũng lên đây vui hội. Sau khi lễ chùa xong, gia đình cô thường chọn mua một phần con lợn quay ngon nhất sau đó lên sườn đồi thuê chỗ ngồi, các thành viên vừa thưởng thức vừa ngắm hội. Lợn quay là món ăn đặc trưng của Lạng Sơn, lên đây mà không thưởng thức thì coi như chưa đến Lạng Sơn.
Xa xa trên triền đồi là những khoảng đất vườn được bà con tận dụng dựng lên những chòi bằng phông bạt cho du khách thuê ngồi. Tại đây rất đông các nhóm thanh niên, các gia đình ngồi cùng nhau trò chuyện và thưởng thức món lợn sữa quay, đặc trưng của mảnh đất xứ Lạng.
Ngay từ sáng sớm nhiều gia đình đã tất bật với công việc quay lợn để kịp bày bán tại lễ hội.
Video đang HOT
Dãy dài các quầy bàn bày bán những con lợn quay vàng ươm, thơm phức và hấp dẫn.
Nhiều người tranh thủ lúc còn nóng hổi chọn mua những phần ngon nhất để gia đình, bạn bè cùng nhau thưởng thức.
Giá bán tại hôi dao động từ 170.000- 200.000/kg tùy từng phần của con lợn.
Nhiều người bán được 4-5 con lợn quay trong ngày hội này.
Nóng hổi, thơm lừng mùi thơm của lá mắc mật, bì giòn màu vàng đẹp mắt trông rất hấp dẫn.
Khu bán thịt lợn quay luôn tất nập nhộn nhịp khách, nhất là lúc tầm trưa.
Du khách đến đây trẩy hội được thưởng thức món lợn sữa quay nóng hổi. Xa xa trên triền đồi là địa điểm để du khách trẩy hội ngồi hàn huyên thưởng thức món lợn sữa quay đặc biệt.
Ngoài ra tại lễ hội còn có bán nhiều đặc sản núi rừng của bà con dân tộc người Dao.
Theo Danviet
Nhà nghiên cứu Dương Đình Minh Sơn: Tối kị đi lễ trang phục không nghiêm ngắn
Người xưa quan niệm "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", vì thế có nhiều việc kiêng kị không thể xem nhẹ trong ngày đầu xuân.
Người Việt xưa quan niệm về tục đi Lễ đầu xuân là việc hệ trọng, nó liên quan đến cả năm trong đời sống của bản thân và gia đình. Từ ngày xưa, người Việt nói chung và người theo đạo Phật nói riêng thường rất hồ hởi, phấn chấn khi xuất hành ngày đầu Xuân bằng việc đi Lễ chùa, cầu sức khỏe, bình an cho gia đình trong một năm mới.
Đi Lễ đầu Xuân là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Ảnh Internet
Đi Lễ đầu năm vốn là nét đẹp văn hóa của người Việt
Ngày nay, việc đi Lễ đầu năm chẳng còn giữ được nét đẹp cổ xưa, có chăng còn lại rất ít mà hầu hết đã bị "thương mại hóa", làm mất đi vẻ đẹp truyền thống vốn có của việc đi Lễ đầu xuân, vãn cảnh chùa, hay du xuân. Nhà nghiên cứu Dân tộc nhạc học Dương Đình Minh Sơn cho biết: "Trước kia, người đến chùa, đi Lễ, đặc biệt nữ giới thì thể hiện được bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc bằng những bộ trang phục như: áo tứ thân, tay cầm chiếc nón quai thao, chân đi guốc mộc; với nam giới, các anh khóa và thanh niên thì vận bộ đồ trắng, chân đi guốc, các cụ già thì mặc áo kép: trong áo trắng ngoài áo lương màu xanh lam, quần trắng tay kẹp ô, chân đi guốc. Đó là tâm thức trong việc khởi đầu về văn hóa của người Kinh trong những dịp đi Lễ đầu xuân năm mới của dân tộc.
Người ta tìm về các địa điểm như: đền miếu, chốn linh thiêng của làng xã, vùng, miền... Ngôi đền không lớn, nhưng đủ uy nghi chốn linh thiêng, quanh đền với những cây cổ thụ cao to như tại: Phủ Dầy ở Nam Định, đền bà Chúa Kho ở Bắc Ninh... Tại thềm bái, trước bàn thờ thánh, mọi người xếp hàng nghiêm ngắn, lòng thành hướng đến cõi linh, hai bàn tay úp lại, riêng nam giới các ngón đan chéo với nhau và lạy bốn lạy, vái bốn vái, rồi dâng câu khấn cúng riêng của từng người, đến cuối câu thì bằng âm "xít" cho hơi hít vào - tức là đưa tâm linh vào hướng nội. Giờ phút ấy, tâm hồn ai nấy đều thoát tục thăng hoa, hòa nhập với cõi linh, nơi cao minh của thượng giới.
Đi Lễ đầu năm đang ngày một trở nên xô bồ dòng người chen chúc đổ về đền Bà Chúa Kho để "vay tiền" hoặc "xin lộc". (Ảnh Internet)
Từ quá khứ nhìn về hiện tại thì thấy thực trạng của việc xuất hành đi Lễ đầu năm hiện nay đang trở lên xô bồ. Người ta chen lấn, xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau để tranh phần đứng Lễ. Đi Lễ không mang một tâm thức tâm linh linh thiêng mà chỉ nghĩ đến việc mưu cầu đạt được thành tựu cho riêng mình bằng cái tâm "sân si". Thậm chí, có người "sân hận" thì việc đi Lễ đầu năm đâu còn mang ý nghĩa và nét đẹp của truyền thống văn hóa Việt, nhất là phần trang phục không được chú ý nghiêm trang. Theo như nhà nghiên cứu Dương Đình Minh Sơn "nữ giới mà không đóng bộ áo dài thì còn ý nghĩa gì trong việc đi Lễ đầu xuân nữa - đấy là nói về người khá giả, còn người túng thiếu thì cũng không được mặc quần đùi để vào chốn linh thiêng, nơi chùa chiền, đền, miếu. Trang phục chỉnh tề sẽ tạo cho con người nghiêm trang, đứng đắn hơn".
Xin chữ - nét đẹp văn hóa truyền thống ngày đầu Xuân.
Những điều cần biết khi đi lễ
Người xưa quan niệm "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", vì thế việc kiêng kị không thể xem nhẹ trong ngày đầu xuân. Theo sử sách lưu truyền thì có hàng mấy chục điều kiêng kị mà nhân dân đã và đang thực hiện, còn theo nhà nghiên cứu Dương Đình Minh Sơn: "Nói về ý nghĩa của việc kiêng xuất hành ngày lẻ đặc biệt là các ngày thuộc hằng số 5.
Tục truyền có câu: Mùng 5 - 14 - 23 đi chơi cũng lỗ huống là đi buôn. Đó là kiêng văn hóa hằng số lẻ, đặc biệt là hằng số 5, vì trong các ngày ấy khi cộng lại đều thuộc hằng số 5 như mùng 5 là số kiêng, còn ngày 14 thì 1 4 = 5 và 23 thì 2 3 = 5; hoặc chớ đi ngày 7 cớ về ngày 3 đi chơi cũng lỗ huống là đi buôn thì 7 3=10 là 2 con số 5. Vì dân tộc ta là theo văn hóa hằng số chẵn 2-4-8 như đôi rồng, hoặc tứ linh, tứ bình, tứ quý và 8 vật trưng bày ở đền thờ quan Võ. Nói như thế để thấy, người xưa chơi chữ quả là tài tình".
Phong tục, tập quán là bản sắc văn hóa cổ truyền - bộ mặt của một dân tộc. Chỉ cần nhìn vào bản sắc văn hóa sẽ cho đối phương biết ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu. Nếu phong tục tập quán bị thay đổi - bản sắc văn hóa không còn thì dân tộc đó coi như đã biến mất. Vậy, ngày nay, phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam đang bị thay đổi quá nhiều. Đơn cử như tục vái lạy. Nếu chỉ chắp tay cúi lạy 3 hoặc 5 lạy thì đó là văn hóa của nhà Phật; hay như việc đi dự Lễ hội đầu xuân mà trang phục không nghiêm ngắn là điều tối kỵ và đó là theo quan niệm văn hóa dân gian.
Châu thổ sông Hồng nơi địa linh - nhân kiệt, và Lễ hội đầu xuân hàng năm đã xuất hiện, khởi đầu là dòng Lễ hội Vòng đời, nay gọi là Lễ hội Múa Mo (kiêng tên húy) mà theo Nhà nghiên cứu Dương Đình Minh Sơn gọi là Lễ hội Nõ Nường. Dòng Lễ hội Vòng đời ấy, được vua Hùng cho ghi làm hoa văn trên Thần Đồng Ngọc Lũ. Qua cuộc Lễ hội Vòng đời đầu xuân ấy, với trang phục ngày hội và vận hành vòng tròn ngược chiều quay của kim đồng hồ, điều đó thể hiện cả dân tộc hướng theo cánh chim Lạc bay, tức là hướng theo chủ ý của vua Hùng đang trị vì nhà nước Văn Lang. Là người nghiên cứu về văn hóa cổ truyền của dân tộc, chúng tôi ao ước bản sắc văn hóa của dân ta được hướng theo những di sản mà Tổ tiên của chúng ta từng tạo dựng và ghi lại trên Thần Đồng Ngọc Lũ.
Theo Danviet
Phẫn nộ vì gái trẻ mặc táo bạo lộ nội y đi lễ đầu năm như đi biển Diện trang phục mỏng manh, "thiếu vải" để lộ hết cả nội y bên trong nhưng người phụ nữ vẫn ung dung đi lễ chùa khiến cộng đồng mạng phẫn nộ. Cộng đồng mạng phẫn nộ vì cách ăn mặc đi chùa đầu năm như đi biển của nhiều cô gái. Mới đây, cộng đồng mạng liên tục truyền tay nhau chia sẻ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng

Hiện tượng trào bùn ở Phú Yên: Do đứt gãy các hoạt động kiến tạo

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Gã đàn ông dựng hàng loạt kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt hơn 37 tỷ đồng

DJ đánh vợ ở Hà Nội viết cam kết không tái phạm: Công an vẫn điều tra

Theo dấu đoàn xe chở đất "đi lạc" khỏi Đà Nẵng
Có thể bạn quan tâm

Vụ sập mái hộp đêm tại CH Dominicana: Số người bị tử vong tăng lên 226 người
Thế giới
20:04:01 13/04/2025
Đại úy biên phòng hơn 10 năm giúp người vùng cao Thanh Hóa biết đọc, viết chữ
Netizen
19:48:21 13/04/2025
Công Phượng mất ngôi Vua phá lưới bởi cầu thủ vô danh
Sao thể thao
19:47:33 13/04/2025
Bắt giữ Công an "rởm" và nhóm đối tượng làm giấy tờ giả quy mô lớn
Pháp luật
17:35:23 13/04/2025
Mỹ nhân Trung Quốc gây bão MXH vì sắc đẹp vô thực, phim mới chiếu đậm màu Liêu Trai được khen hay quá trời
Phim châu á
15:44:41 13/04/2025
"Gương mặt đẹp trai số 2 thế giới" bị ông trùm 18+ đòi đuổi khỏi showbiz
Sao châu á
15:40:50 13/04/2025
Đến Côn Đảo vào mùa hè là lựa chọn lý tưởng để tránh nóng
Du lịch
14:12:24 13/04/2025