Phát sốt với đại gia ôm tiền tậu điền trang
Mua đất ngoại thành xây biệt thự, làm trang trại đang là mốt của những người “nhiều tiền, lắm của” đất Hà thành. Nhưng nhiều đại gia “ôm tiền” đi mua đất trang trại lại gặp những chiêu “thổi giá” của “cò”…
Cơ hội để “cò”… thổi giá
Chúng tôi tới một số xã Yên Bài, Vân Hoà, Gò Sống… (Ba Vì) để tìm hiểu thực hư như cầu mua đất làm trang trại của các đại gia Hà Nội.
Tại trung tâm môi giới bất động sản Toàn Cầu (đường chạy qua Làng văn hoá các dân độc Việt Nam), chúng tôi bắt gặp L.V.H, Phó giám đốc một công ty liên doanh vận tải ở Hà Nội cũng đang xin tư vấn mua đất làm trang trại.
Ông H. cho biết, cách đây vài năm, ông mua 2,5ha đất ở Ba Vì với giá 70 triệu đồng/ha, bây giờ ông muốn đầu tư thêm “đất trang trại”. Nhân viên của Trung tâm đon đả: “Đất mặt đường liên xã huyện Ba Vì từ thời điểm tháng 5/2010 giá cũng đã 150 triệu đồng/m, nhưng giờ làm gì có giá ấy. Bây giờ giá mèng mèng cũng 220 triệu đồng. Giá đất thổ cư tại đây cũng 4-5 triệu đồng/m. Đất vườn, đất 50 năm để làm trang trại làm gì có giá “bèo bọt” 250 triệu đồng/sào nữa”.
Nói rồi, nhân viên này chèo kéo: “Chúng tôi đang có một mảnh đất rất hợp với làm điền trang, ba sào vườn đất thổ cư đẹp (tương đương với 1.080m), giá 410 triệu đồng/sào. Ok, chúng tôi đưa đi xem”.
Sau một hồi trầm tư, ông H. cũng gật gù đồng ý đi xem đất. Theo như lời ông H., bây giờ, giá đất nhích lên từng ngày, cũng chừng ấy tiền mua đất ở Hà Nội thì cũng khó mua được mảnh đất đẹp. Vì thế nếu phải “bo” thêm chút đỉnh cho “cò” mà tìm được mảnh đất đẹp ông cũng sẵn lòng.
Video đang HOT
Xu hướng mua đất làm trang trại đang là “mốt” của nhiều đại gia (Ảnh minh họa)
Tại An Hoà (xã Tản Lĩnh), thấy chúng tôi hỏi mua đất, ngay lấp tức một “cò” tại trung tâm nhà đất chạy ra. Một người tên Hiên cho chúng tôi số điện thoại, rồi giới thiệu: “Đất sổ đỏ mặt đường 40 triệu/m (loại mét dài). Đất ruộng, đất thổ cư, mua loại nào cũng có. Nhưng đòi hỏi sổ đỏ tất thì không có đâu. Có tiền mua làm trang trại thì hết ý”…
Theo tìm hiểu của PV, giá đất tại xã Yên Bài, Vân Hoà, Tản Lĩnh (Ba Vì) mà các trung tâm nhà đất cung cấp đã được “thổi giá” rất cao, thậm chí đắt gấp đôi giá thực tế.
Chị Đặng Thị Lan- Cán bộ địa chính UBND xã Tản Lĩnh cho biết: “Đất thổ cư ở xã Tản Lĩnh hiện tại có giá từ 2- 3 triệu đồng m. Có nhiều nơi họ bán theo mét chạy dài, đất đẹp, mặt đường 150 triệu đồng/m. Đất rừng trên dưới 100 triệu đồng/sào, đất vườn thổ cư 200- 250 triệu đồng/sào.
Được biết, mấy tháng gần đây, có hơn 20 thửa đất thổ cư trên địa bàn được chuyển nhượng cho người ở nội thành. Nghe nói họ tìm mua để làm trang trại. Nhiều đại gia Hà Nội nghe ngóng thông tin đất sẽ tăng giá, đón đầu mua trước.
Tuy nhiên, nhìn lại những cơn sốt đất đầu năm 2010 mới thấy, nhiều nơi họ dùng chiêu kích giá. Một người sắm cả 3 vai: vừa là người mua, người bán, đồng thời là nhà môi giới. Và không ít người đã mắc bẫy của cò đất. Chỉ làm phép so sánh giữa giá đất “cò thổi” với giá mà chị Lan cung cấp thì đất vườn thổ cư đã chênh 100- 150 triệu đồng/sào”.
Điền trang, “mốt” chơi mới của các đại gia
Theo tìm hiểu của PV, rất nhiều đại gia Hà Nội tìm lên khu vực Ba Vì, sang Sóc Sơn, Đông Anh… mua đất làm trang trại.
Chị Nguyễn Thị Hoa (Tản Lĩnh, Ba Vì) cho biết, cách đây 2 năm, gia đình tôi bán 4.300m đất với giá 520 triệu cho một nhân viên Đài truyền hình Việt Nam làm trang trại. Khu đất đó gia đình tôi đã trồng toàn bộ nhãn và được chị này thuê trông coi, thu hoạch. Bây giờ thì đất đắt lên nhiều rồi. Cách đây một tháng, có một người tên Hồng (ở Hà Nội) đã “ôm tiền” lên mua lại khu đất này và 3 thửa đất liền kề nhà tôi, mỗi mảnh diện tích 8.600m2. Một thửa 1,5 tỷ đồng. Chị Hoa khoe: “Tôi cũng được “đại gia” Hồng cho 70 triệu đồng tiền… giới thiệu”.
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi biết tiếng “đại gia điền trang” Phan Năng T. ở Hà Nội. Ông này sở hữu nhiều mảnh đất ở ngoại thành và vùng lân cận Hà Nội. Cách đây chừng 4 năm, ông T. đã đầu tư vào đất trang trại.
Ông mua một mảnh đất rộng 3.600m có đồi, suối chạy qua ở xã Minh Trí (Sóc Sơn) với 120.000 đồng/m, nay nó lại nằm cạnh sân golf Minh Phú nên giá được thổi lên 10-12 triệu đồng/m nhưng ông Thụ không bán và quyết tâm giữ lại xây điền trang nghỉ ngơi cuối tuần. Được biết, ông T. đang sở hữu tới hơn 10 thửa đất trang trại xung quanh khu ngoại thành Hà Nội.
Ông L.T- hiệu trưởng một trường đại học có tiếng ở Hà Nội đã ôm cả bọc tiền lên Ba Vì mua 2ha đất làm trang trại. Giờ ông còn mở rộng đầu tư nuôi cá sấu, ba ba… ngay trong khu trang trại của mình.
Ông L.T, kể, ông mua mảnh đất này giá 2 tỷ, đắt gấp 3 lần so với năm 2009. Ông L.T khoe vừa mua thêm một thửa đất ở xã Yên Bài, có sổ đỏ với diện tích 5.500 m, vuông đẹp, cách đường bê tông liên xã 100m (đường rộng 3m vào mảnh đất, mặt đường 120m) đã xây tường bao và có ao nuôi cá. Ông dự định sẽ xây trang trại vào cuối tháng 5 tới để cho cậu con trai lên sinh sống.
Ông L.T quả quyết: “Sẽ còn nhiều người tìm lên đây mua đất làm trang trại, vì với chừng ấy số tiền khó có thể mua được thửa đất đẹp ở nội thành”.
Theo Người đưa tin
TPHCM sẽ lập các điểm giữ xe miễn phí
Lâp cac điêm giư xe 2 banh miên phi làm nơi trung chuyển, tạo điều kiện cho người dân chuyển sang đi lại bằng xe buýt trên địa bàn, nhất là tại các cửa ngõ ra vào TP, trên các đường vành đai, trên các trục giao thông chính...
Đo la chi đao khân cua UBND TP giao cho Sơ Giao thông Vân tai thưc hiên ma Chu tich UBND TP Lê Hoang Quân vưa ky ngay 14/4.
Đây la môt giai phap chinh nhăm khuyên khich ngươi dân TP đi xe buyt
Tinh đên nay thi TPHCM chi mơi co 2 điêm giư xe miên phi thi điêm tư năm 2007 tai Thu Đưc va Cu Chi. TP muôn mơ rông hinh thưc nay nhăm khuyên khich ngươi dân tư cac vung ngoai thanh đô vao nôi thanh gưi xe tai cac điêm nay va chuyên sang đi xe buyt.
Ngoai ra, UBND TP cung chi đao Sơ GTVT nghiên cứu xây dựng Kế hoạch vận động nhân dân TP đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng thay cho xe cơ giới cá nhân ít nhất 1 ngày trong tuần, tập thói quen đi bộ hoặc đi xe đạp để tiết kiệm chi phí cho xã hội, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông...
Theo UBND TP thi "từ đầu năm đến nay, dưới sự tác động của thị trường thế giới, giá nhiên liệu đã có những biến động tăng liên tục với mức tăng 30% (đối với xăng) và 43% (đối với dầu diesel), làm tăng chi phí đi lại và lưu thông hàng hóa, đồng thời kéo theo việc tăng giá các hoạt động dịch vụ và các mặt hàng khác, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân".
Do vây, viêc vân đông ngươi dân han chê sư dung phương tiên ca nhân cua UBND TP cung nhăm tiêt kiêm chi phi nhiên liêu trong nganh giao thông vân tai, han chê cac tac đông xâu trên.
Ngoai ra, UBND TP cung đê nghị các Hiệp hội vận tải đóng trên địa bàn TP tổ chức vận động, hướng dẫn cho các doanh nghiệp vận tải thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện giá cước vận tải hợp lý để chia sẻ bớt khó khăn cho người sử dụng các dịch vụ vận tải.
Theo Dân Trí
Trường ĐH phải dời nội thành: Lơ mơ điểm đến Hầu hết các trường ĐH ở Hà Nội trong danh sách phải di dời ra ngoại thành đều xác định "nhà nước bảo đi thì đi", nhưng đi tới đâu thì chưa trường nào có câu trả lời. Thí sinh thi vào Trường ĐH Ngoại thương. Đây là một trong 12 trường trong diện sẽ phải di dời. Chưa biết về đâu Quyết...