Phát pháo lệnh trong cuộc chiến của ông Tập Cận Bình
Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập bắt đầu từ khi nào? Nhiều cột mốc được giới quan sát đánh dấu, nhưng chắc chắn quan trọng nhất là Hội Nghị TW 3 (tháng 11/2013).
Theo truyền thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau khi ra mắt ban chấp hành mới (hội nghị Trung ương 1) và bầu bán nhân sự (hội nghị trung ương 2), thì kỳ họp lần thứ 3 của Trung ương Đảng sẽ bàn về các vấn đề cải cách cốt lõi của những năm tiếp theo.
Từ khi Đặng Tiểu Bình chủ trương “thể chế hóa” lại thời gian cầm quyền của lãnh đạo, thì chu kỳ hai nhiệm kỳ (10 năm) được xem như luật bất thành văn. Các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc sau Đặng đều tuân thủ nguyên tắc này. Dựa trên nguyên tắc đó, khởi đầu cho 10 năm lãnh đạo của mình, thế hệ thứ 5 do Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường trong vai trò hạt nhân đang muốn phác thảo con đường cải cách tương lai. Hội nghị TW 3 có thể là phát pháo lệnh quan trọng tiên yếu như 1978 hay 1993.
Yếu tố thứ ba là sự chuyển động được đánh giá là không có tiền lệ trong quá trình chuẩn bị Hội nghị TW 3. Trước đại hội, bản kế hoạch mang tên 383 bao gồm ba trọng tâm. Một là tái cấu trúc lại sự phân bổ các yếu tố sản xuất như đất đai, nguồn vốn và lao động, vận dụng nguyên tắc của thị trường trong việc sản xuất, kinh doanh. Hai là phân định lại rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, qua đó đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính. Ba là khai thông các thị trường từ trước đến giờ vốn nằm trong tay độc quyền của Nhà nước như dầu khí, điện lực hay đường sắt.
Các trọng tâm này, cộng với những yếu tố mang tính lịch sử trên, khiến cho Hội nghị TW 3 được kỳ vọng sẽ thiết kế lại con đường phát triển của đất nước đông dân nhất hành tinh trong thế kỷ 21. Quá trình thiết kế này mong muốn sẽ tạo dựng thế cân bằng cho tăng trưởng kinh tế bền vững, vừa hiện thực hóa các chính sách an sinh xã hội mới, nhằm giải quyết những “hệ quả” bất bình đẳng như hiện nay.
Ông Tập Cận Bình và các thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị TQ. Ảnh: Reuters
Quan trọng hơn, thành quả kinh tế và sự hài lòng về cuộc sống của người dân là chìa khóa đảm bảo cho việc xây dựng và bảo vệ “tính chính danh” của Đảng cầm quyền. Nó quyết định tương lai màu hồng hay màu xám của chính thể chính trị Trung Quốc. Yếu tố chính gây cản trở quá trình cải cách nằm ở sự phản đổi mạnh mẽ của rất nhiều các nhóm lợi ích khác nhau.
Video đang HOT
Các nhóm lợi ích ở đây gồm các tập đoàn kinh tế nhà nước, chính quyền địa phương, chế độ quản lý chính sách kinh tế quan liêu, các thành viên gia đình của giới tinh hoa chính trị và các giới doanh nhân có liên kết rộng rãi với Chính phủ. Khác với hai sự kiện cải cách vào năm 1978 và 1993, thế hệ lãnh đạo thứ 5 đối mặt với các thách thức lớn hơn rất nhiều, đó là việc phải đối mặt với những nhóm trong Đảng vốn đã được hưởng lợi ích quá lớn từ hệ thống kinh tế hiện tại.
GS Bùi Mẫn Hân, một chuyên gia về TQ, từ Trường Claremont McKenna (Mỹ) cho rằng chỉ có sử dụng các sức ép từ ngoài Đảng thì ông Tập mới có thể tiến hành cải cách thành công. Nói một cách khác, các nhóm lợi ích cá mập cần được đối trọng bằng các nhóm trí thức công, dân sự, cả những tầng lớp doanh nhân trung lưu đang chịu thiệt thòi từ cơ chế hiện nay. Nhưng tận dụng được những nhóm này không đơn giản. Nhiệt thành, quyết tâm phải cần cơ sở, hay ít nhất một sự liên tục.
Sự cộng hưởng từ nhiều thành phần để tham gia, đồng cảm và cuối cùng là ủng hộ cải cách cần một quá trình nuôi dưỡng. Quá trình này đã từng đứt đoạn nhiều lần trong quá khứ, mà gần đây nhất là sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Lùi về sâu hơn nữa, bức tranh Đại nhảy vọt hay Cách mạng Văn hóa ghi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân TQ về một lịch sử hỗn loạn, đau thương và mất mát. Trung Quốc là một nước lớn về diện tích, lẫn con người. Những “thử nghiệm” mới, quyết liệt, vì thế, chưa chắc có thể thực hiện đại trà một cách nhanh chóng.
Quá trình thiết kế quốc gia của đất nước này từ 1949 đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi. Lúc lên, lúc xuống, lúc đứng lại dáo dác giữa ngã ba đường, lần mò từng bước như cách nói “dò đá qua sông”. Mỗi giai đoạn như vậy, trong nội bộ đều có các quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, xuyên suốt, tương quan giữa cải cách và thủ cựu, hướng ra thế giới hay dè dặt với bên ngoài vẫn mang một hằng số biện chứng: vượt rào nhưng không xé rào, thắng lợi nhưng không thể đồng hóa, và khẳng định cái này không nhất thiết là phủ địch sạch trơn cái kia. Sau Hội nghị TW 3, TQ sẽ có nhiều cải cách, điều này có thể. Nhưng hằng số biện chứng trên sẽ tiếp tục “như bóng với hình” cùng cải cách của nước này trong những năm sắp tới.
Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập đang đi vào giai đoạn then chốt. Nó mang tính thời đại nhưng cũng gánh nặng từ quá khứ. Có thể, ông Tập qua những chiến dịch và chính sách của mình mong muốn sẽ đi vào tượng đài của các tiền bối, như Đặng Tiểu Bình.
Theo Vietnamnet
Chu Vĩnh Khang có thể bị tử hình
Chu Vĩnh Khang đã bị bắt giữ với một loạt tội danh lớn liên quan đến tham nhũng được truyền thông Trung Quốc công khai. Vấn đề được quan tâm nhất là tội danh nào sẽ dành được cho Chu Vĩnh Khang? Việc Lưu Hán, một đàn em ngoài xã hội đen của Chu Vĩnh Khang bị tuyên án tử hình là tín hiệu lành ít dữ nhiều với họ Chu.
Trừng phạt để răn đe tham nhũng
Trang Đông Phương nhật báo của Hồng Kông cho biết: số phận của Chu sẽ bị định đoạt trong cuộc họp của các nhân vật quan trọng tại Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người rất cứng rắn trong chiến dịch đả hổ, diệt ruồi để tiễu trừ tham nhũng và củng cố quyền lực. Ông Tập rất muốn làm mạnh tay trong vụ Chu để răn đe tham nhũng và nâng cao vị thế.
Đông Phương nhật báo cho rằng nếu ông Tập thắng thế trong các cuộc họp với các quan chức khác tại Bắc Kinh thì Chu sẽ khó thoát khỏi án tử hình.
Tội danh tham nhũng và vi phạm các điều lệ khác của họ Chu trong thời gian đương chức quá lớn và báo chí Trung Quốc không còn e dè khi công khai các sai lầm của "hổ lớn" Chu.
Một tín hiệu khác cho thấy ông Tập muốn dồn họ Chu vào con đường chết là ông đã nhắc trong một cuộc họp ở Bộ chính trị hồi tháng 7 rằng: "Tôi muốn cảnh báo cho họ, những kẻ nên biết sợ! Những năm trước đây, Chu Dung Cơ muốn chuẩn bị 100 chiếc quan tài, 99 cho tham nhũng và cuối cùng cho mình... Hôm nay chúng tôi cũng có can đảm như vậy".
Tuy nhiên, Đông Phương nhật báo cũng cho rằng ông Tập sẽ không dễ dàng để đưa Chu dựa cột", vì không phải các quan chức cấp cao ở Bắc Kinh nào cũng muốn làm điều đó.
Vấn đề là từ vài chục năm qua, các quan chức cỡ như Chu chưa bao giờ bị xử tử hình. Nếu thực hiện điều này thì sẽ tạo ra một tiền lệ đáng lo ngại.
BBC phiên bản tiếng Hoa cũng nói rằng hồi cuối tháng 7, Bộ chính trị Trung Quốc đã nhóm họp và bàn về số phận của Chu. Cuộc họp này vẫn chưa chốt được cách giải quyết triệt để nên vụ này sẽ được đưa ra bàn vào tháng 10 khi tổ chức hội nghị trung ương 4 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tội danh ám sát vợ
Trước đó, trang Telegraph của Anh cho biết Chu có thể đối mặt với tội danh mưu sát vợ cũ là bà Vương Thục Hoa. Telegraph dẫn nguồn tin từ các báo từ Bắc Kinh và Hồng Kông cho biết Chu và bà Vương quen nhau từ hồi thập niên 1970.
Khoảng 15 năm trước, bà Vương bị một tai nạn xe hơi và tử vong. Các báo tại Hoa ngữ xuất bản tại Mỹ như Tân Tam Thái cho biết bà Vương bị hai chiếc xe đâm trực diện. Cả hai tài xế đều bị xử phạt vài năm tù rồi sau khi ra tù đều được nhận vào làm việc tại các công ty dầu khí vốn là địa bàn của Chu .
Thời đỉnh cao quyền lực của Chu Vĩnh Khang
Các báo này cũng cho biết sau khi Chu bị bắt thì hai tài xế này cũng bị tập trung thẩm vấn và từ đó khai ra họ được một tài xế riêng của Chu nhờ vả thực hiện vụ này.
Con trai thứ hai của Chu là Chu Hàm cũng nghi ngờ cái chết mờ ám của mẹ nên tuyệt giao với cha.
Chu Hàm mở một cửa hàng bán sách tại Thành Đô và từ chối tiếp xúc với Chu ngay cả khi ông này ghé thăm hồi vợ Chu Hàm sinh con.
Theo Một Thế Giới
Hai người đẹp truyền hình CCTV bị điều tra vì dính dáng tới Chu Vĩnh Khang Báo chí Hồng Kông đưa tin, 2 người dẫn chương trình của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã bị điều tra vì có liên hệ tới cựu ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang. Thẩm Băng (trái) và Diệp Nghênh Xuân. Trang ifeng.com của tập đoàn truyền thông Phượng Hoàng tại Hồng Kông cho biết, một nguồn...