Phạt nguội vi phạm giao thông: Hiệu quả và minh bạch
Từ năm 2004, việc xử phạt nguội vi phạm giao thông qua hình ảnh đã được áp dụng và ngày càng được nhân rộng ra khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Từ lực lượng CSGT cho đến người dân và các chuyên gia đều đánh giá rất cao hiệu quả cũng như tính minh bạch của biện pháp này.
Người dân ý thức hơn
Phạt nguội là hình thức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ thông qua hệ thống camera được lắp trên các tuyến đường cao tốc, các ngã tư trọng điểm. Các thông tin, hình ảnh thu được sẽ được gửi về Trung tâm xử lý để in ảnh, truy xuất thông tin người và xe; xác định chủ phương tiện, địa chỉ để gửi thông báo xử phạt. Ngoài ra, hiện nay, CSGT cũng áp dụng phạt nguội vi phạm giao thông thông qua ghi nhận, xác minh hình ảnh người dân cung cấp hoặc trên mạng xã hội.
Trung tâm kiểm soát giao thông Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Với hàng chục triệu phương tiện đổ ra đường mỗi ngày, trong khi ý thức chấp hành luật của một bộ phận không nhỏ người điều khiển còn chưa cao, vi phạm giao thông đã trở thành một vấn đề nhức nhối nhiều năm qua. Tiến sĩ giao thông đô thị Đặng Minh Tân nhận định: “Càng những đô thị lớn, vi phạm giao thông càng diễn ra phổ biến do quá tải hạ tầng, UTGT xảy ra hàng ngày. Văn hóa giao thông dù được tuyên truyền, tích cực bồi đắp nhưng vẫn chưa lan tỏa sâu rộng trong xã hội”.
Trong bối cảnh đó, muốn mạnh tay xử lý, răn đe có hiệu quả vi phạm giao thông rất cần một công cụ hiện đại, phù hợp. Đội trưởng Đội CSGT số 7, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, Trung tá Nguyễn Đức Thắng cho rằng: “Công cụ đó chính là xử phạt nguội thông qua hình ảnh, vừa tiết kiệm nhân lực, thời gian, vừa chính xác kịp thời, tránh được những tranh cãi không đáng có giữa CSGT và người vi phạm”.
Theo Cục CSGT, trong năm 2020, hệ thống camera ghi hình phục vụ phạt nguội trên toàn quốc đã ghi nhận, phát hiện trên 120.000 trường hợp vi phạm. Hiện các tuyến đường cao tốc được lắp đặt camera nhiều nhất như: Nội Bài – Lào Cai, có 110 camera giám sát; TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương có 11 camera, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi lắp đặt 78 camera… TP Hồ Chí Minh có hơn 800 camera giám sát phục vụ phạt nguội vi phạm giao thông; trong khi Hà Nội chỉ có hơn 200 camera.
Video đang HOT
Vừa qua, các đội địa bàn của CSGT, Công an TP Hà Nội đã được phân công thêm nhiệm vụ giải quyết tai nạn giao thông trên những tuyến đường được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát; nhiệm vụ này trước đây được giao cho công an các quận, huyện. Nếu không có hệ thống camera ghi hình để phạt nguội, CSGT Hà Nội sẽ khó lòng đảm đương được hết nhiệm vụ như tuần tra, phân luồng, xử phạt, giải quyết tai nạn giao thông…
Theo thống kê từ Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, trong năm 2020, hệ thống camera giám sát trên địa bàn TP đã phát hiện hơn 16.000 vi phạm giao thông. Bên cạnh đó còn có hàng nghìn trường hợp bị xử lý hành vi vi phạm thông qua hình ảnh do người dân cung cấp hoặc CSGT mật phục ghi nhận. Song hành với kết quả đó là tình hình TNGT, UTGT trên địa bàn Thủ đô đã giảm từ 5 – 10%, ý thức của người tham gia giao thông nâng cao rõ rệt. Tổ trưởng Tổ dân phố số 42, Khu đô thị Pháp Vân (quận Hoàng Mai) Trần Văn Bính chia sẻ, dư luận Nhân dân đánh giá rất tích cực hình thức xử phạt nguội, ý thức chấp hành luật giao thông của mỗi người cũng cao hơn hẳn.
Nhiều chuyên gia cho rằng, xử phạt nguội thông qua hình ảnh đảm bảo được tính công bằng, minh bạch, khiến người dân tin tưởng và chấp hành hơn. Thạc sĩ tâm lý xã hội Nguyễn Anh Minh phân tích: “Trong một thời gian dài, không ít người dân có định kiến về “xin – cho” trong xử lý vi phạm giao thông, thiếu sự tin tưởng vào công tác của lực lượng chức năng. Tuy nhiên, máy móc không biết thiên vị, hình ảnh ghi nhận vi phạm cho ra kết quả xử lý công bằng với tất cả khiến người dân thấy minh bạch hơn, chấp hành cũng tốt hơn”.
Nhiều chiêu trò đối phó
Hiện nay, Hà Nội có trên 200 camera theo dõi, ghi nhận lỗi vi phạm giao thông phục vụ công tác xử phạt nguội. Bên cạnh hiệu quả tích cực trong xử lý vi phạm, hệ thống này cũng ngày càng gặp nhiều chiêu trò đối phó hơn. Ví dụ như việc che hoặc tẩy xoá, sửa chữa một phần biển kiểm soát phương tiện, lan từ nhóm xe ô tô kinh doanh vận tải ra phương tiện cá nhân.
Thạc sĩ giao thông đô thị Nguyễn Đình Chiển cho rằng, đặc biệt nguy hiểm là nhiều người điều khiển ô tô che, xóa biển số khi đi trên cao tốc để né phạt nguội.”Bởi chính họ đang “tạo điều kiện” cho mình chạy quá tốc độ, đi lùi, dừng đỗ tùy tiện tiềm ẩn hiểm họa tai nạn giao thông nghiêm trọng cho chính mình và người tham gia giao thông xung quanh” – thạc sĩ Nguyễn Đình Chiển lý giải; đồng thời cho rằng, không chỉ vi phạm pháp luật khi che, xóa biển số, những trường hợp này còn nêu gương xấu trong khi cả xã hội đang tích cực xây dựng văn hoá giao thông.
Nhiều chuyên gia phân tích, để xử lý tận gốc hành vi xấu xí, nguy hiểm này, song hành với việc tăng mức xử phạt vi phạm giao thông, nhân rộng hệ thống camera ghi hình phạt nguội, cần có chế tài mạnh mẽ hơn nữa với các hình thức che, xóa biển số né phạt nguội. Đặc biệt, với nhóm xe kinh doanh vận tải như taxi, xe khách, xe tải… cần có thêm chế tài xử phạt nặng cả DN chủ quản phương tiện vi phạm.
Bên cạnh đó, hiện việc xử phạt nguội vi phạm giao thông mới đang tập trung chủ yếu vào phương tiện xe ô tô, còn đối với xe máy, mô tô lại chưa phát huy hiệu quả. Đơn cử như Hà Nội hiện có tới 90% lượng phương tiện giao thông là mô tô, xe máy, vi phạm của người điều khiển loại phương tiện này diễn ra rất phổ biến trên mọi tuyến đường lớn nhỏ, kể cả những nơi có camera ghi hình phục vụ phạt nguội.
Lực lượng chức năng cho biết, việc xử phạt nguội đối với xe máy rất khó khăn, phức tạp do thiếu dữ liệu thông tin chủ xe. Muốn phạt nguội loại phương tiện này, cần có thêm các biện pháp sàng lọc khác như: quy chủ phương tiện, thu thập lưu trữ thông tin… cần thêm nhiều thời gian nữa mới có thể triển khai hiệu quả. Trước mắt, với vi phạm của người điều khiển xe máy, mô tô, cách tốt nhất vẫn là tuần tra, xử lý ngay trên thực địa.
Có thể thấy, phạt nguội là một trong những biện pháp rất hữu hiệu nhằm kéo giảm vi phạm, nâng cao ý thức của người dân, qua đó giảm UTGT, tai nạn giao thông. Do đó rất cần mở rộng hệ thống camera giám sát, thu thập thông tin, tăng cường các nguồn lực vật chất và nhân sự cho công tác xử phạt nguội trên cả nước trong những năm tới.
Tăng cường xử phạt vi phạm qua camera giao thông
Việc lắp camera "phạt nguội" trên các tuyến đường giúp lực lượng chức năng phát hiện, ngăn chặn, giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến giao thông, góp phần nâng cao ý thức tự giác nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, đồng thời giúp cảnh sát giao thông bớt phải xử lý vi phạm tại chỗ.
Camera giám sát giao thông trên đường Nguyễn Ái Quốc đoạn qua P.Quang Vinh (TP.Biên Hòa). Ảnh: T.Hải
Tại Đồng Nai, nhiều năm qua một số địa phương, đơn vị cũng đã triển khai lắp đặt camera trên nhiều tuyến đường trọng điểm, nút giao thông phức tạp.
* Xây dựng hệ thống camera rộng khắp
Vào cuối tháng 5-2014, hệ thống camera giám sát giao thông, an ninh trật tự gồm 58 trụ camera được lắp đặt tại 25 nút giao thông quan trọng và phức tạp trên địa bàn TP.Biên Hòa như: quốc lộ 1, quốc lộ 51 (đoạn qua TP.Biên Hòa), các tuyến đường Nguyễn Ái Quốc, Phạm Văn Thuận, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Thị Sáu...
Theo Công an TP.Biên Hòa, ngay khi phát hiện có vi phạm, toàn bộ hình ảnh sẽ được chuyển trực tiếp về Trung tâm Kiểm soát giao thông đặt tại Đội Cảnh sát giao thông, trật tự (Công an TP.Biên Hòa). Tiếp theo, cán bộ trực tại trung tâm sẽ thông báo qua bộ đàm cho lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông trên đường xử phạt tại chỗ hoặc lập biên bản phạt "nguội" gửi về địa phương nơi chủ xe đăng ký sở hữu phương tiện. Với những trường hợp phương tiện vi phạm ngoài tỉnh, không thuộc thẩm quyền xử lý của Công an TP.Biên Hòa, đơn vị sẽ phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh để xử lý.
Đầu năm 2018, Phòng Cảnh sát giao thông đã tiếp nhận, đưa vào hoạt động hệ thống camera giám sát và xử phạt giao thông trên tuyến quốc lộ 1 đoạn qua Đồng Nai. Tại đây, hệ thống sẽ tự mã hóa biển số xe, chủ sở hữu phương tiện, lỗi vi phạm như: chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, lạng lách, lấn tuyến...
Trung tá Trần Trọng Thủy, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh cho biết, hệ thống giám sát được kết nối trực tiếp với Trung tâm Giám sát giao thông của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) để trích xuất thông tin những trường hợp xe vi phạm làm căn cứ xử phạt hành chính các lỗi vi phạm. Qua đó, lực lượng chức năng đã "phạt nguội" có hiệu quả các hành vi cố tình vi phạm Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Trong khi trên toan tuyên đường cao tôc TP.HCM - Long Thanh - Dâu Giây, hệ thống gồm 16 camera giám sát và 54 camera thăm dò được lắp đặt hiện đại từ năm 2016 đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm, chủ yếu là phương tiện đón trả khách, dừng đậu tại các hàng quán tự phát, không duy trì khoảng cách an toàn giữa các phương tiện, chở quá tải...
Mới đây, từ phản ảnh của người dân và thông qua việc trích xuất dữ liệu camera giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử phạt một trường hợp xe đầu kéo đi lùi trên đường cao tốc với số tiền 7 triệu đồng và tước bằng lái của người điều khiển 6 tháng.
* Giảm lực lượng xử phạt trên đường
Ngày 19-2-2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021. Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; lập đề án đầu tư lắp đặt camera để đáp ứng nhiều mục tiêu gồm: giám sát, chỉ huy điều hành giao thông và xử lý vi phạm giao thông, tiến tới triển khai trên toàn quốc từ năm 2022.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Cục Cảnh sát giao thông đã đề xuất lắp camera "phạt nguội" trên toàn quốc với kỳ vọng đây là "liều thuốc" điều trị hiệu quả hành vi cố tình vi phạm giao thông đồng thời giúp lực lượng chức năng bớt phải ra đường. Theo đó, Cục Cảnh sát giao thông sẽ lắp đặt 2 loại gồm: camera giám sát an ninh, điều khiển giao thông và camera phát hiện lỗi vi phạm trên toàn quốc, bao phủ các tuyến cao tốc và quốc lộ trọng điểm. Nếu được Thủ tướng Chính phủ thông qua, việc lắp đặt camera "phạt nguội" sẽ bắt đầu triển khai từ năm 2021.
Theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, việc tăng cường "phạt nguội", hạn chế xử phạt thủ công sẽ đảm bảo được sự minh bạch trong xử phạt và nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, khi hệ thống camera giám sát được lắp đặt đầy đủ thì lực lượng chức năng sẽ không phải ra đường lập chốt để xử phạt nhiều như hiện nay. Từ đó, cảnh sát giao thông tập trung làm nhiệm vụ tuần tra, điều tiết giải quyết tai nạn giao thông.
Ông Não Thiên Anh Minh, Phó trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông tỉnh cho hay, qua hệ thống camera giám sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông và Công an TP.Biên Hòa đã phát hiện, xử phạt trực tiếp ngoài đường và gửi thông báo chiếm 80,6% tổng số vụ phát hiện. Thời gian qua, công tác xử lý vi phạm giao thông được thực hiện quyết liệt, liên tục, việc tăng cường giám sát, xử lý "phạt nguội" qua camera đã mang lại hiệu quả trong phòng ngừa trực tiếp vi phạm và tai nạn giao thông.
Tài xế vi phạm có thể bị tước giấy phép lái xe qua mạng Ngoài việc ghi lại hình ảnh xử lý vi phạm, hệ thống camera còn phục vụ việc điều hành giao thông. Tức là, camera sẽ phát hiện lưu lượng phương tiện thực tế, sẽ hướng dẫn người điều khiển phương tiện đi vào cung đường mới không xảy ra ùn tắc giao thông... Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Đầu...