Phát ngôn đáng chú ý vụ bê bối sửa điểm thi THPT ở Hà Giang
“Sai đến đâu xử lý nghiêm túc đến đó, không có vùng cấm hay bao che” là phát ngôn của Phó chủ tịch tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý khi nói về vụ bê bối điểm thi ở địa phương này.
Ngày 11/7/2018, dư luận đặt nghi vấn điểm thi THPT ở Hà Giang có bất thường. Trả lời Zing.vn ngày 12/7, ông Vũ Văn Sử (lúc đó là Giám đốc sở GD&ĐT Hà Giang) khẳng định mọi khâu coi thi, chấm thi đều được thực hiện nghiêm ngặt.
Sau khi điểm thi được công bố, một học sinh giỏi ở trường THPT chuyên Hà Giang cho biết có bạn học giỏi nhất trường cũng chỉ được 25,3 điểm. Trái lại, nhiều học sinh học lực không quá nổi trội mà điểm cao bất thường.
Trả lời Zing.vn về việc UBND tỉnh sẽ xử lý ra sao nếu phát hiện sai phạm của cán bộ trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, ông Trần Đức Quý khẳng định sai đến đâu xử lý nghiêm túc đến đó, kể cả vấn đề hình sự cũng phải làm, không có “vùng cấm” hay chuyện bao che.
Phát biểu tại buổi họp báo chiều 17/7/2018, đại diện Phòng 4, A83 – Bộ Công an cho biết bị can Vũ Trọng Lương được phân công sử dụng máy tính quét bài thi trắc nghiệm hàng năm. Người này tải toàn bộ dữ liệu về máy, có nhiều số điện thoại gửi về và nhập điểm theo số điện thoại đó. Chỉ mất 6 giây để can thiệp điểm cho một thí sinh.
Tại buổi công bố kết quả rà soát gian lận điểm thi ở Hà Giang ngày 17/7/2018, ông Mai Văn Trinh khẳng định cần rà soát đảm bảo kỳ thi được thực hiện nghiêm túc. Thông điệp là không chỉ THPT quốc gia hướng đến kỳ thi sạch, nghiêm túc, có độ chính xác và tin cậy. Những cá nhân vi phạm phải được xử lý nghiêm. “Những năm tới, chúng tôi thấm thía bài học này”, ông Trinh nói.
Nói về thông tin con của mình được nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018, ông Triệu Tài Vinh khẳng định nếu con ông học kém, hoặc ông phải chạy vạy vào trường chuyên thì bản thân sẽ chịu trách nhiệm. “Con gái tôi nằm trong danh sách bị nâng điểm thì tôi không biết thế nào. Có thể họ lợi dụng việc đó để đưa con lãnh đạo vào tròng thì sao?”, ông Vinh chia sẻ.
Đầu tháng 9/2018, trình bày báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018 tại phiên họp toàn thể lần thứ 11 Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an nói: “Vụ việc gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình đang điều tra, gây bất bình lớn cho xã hội. Cơ quan điều tra đã vào cuộc làm rõ, khởi tố vụ án, khởi tố nhiều bị can”.
Giải trình tại phiên thảo luận kinh tế xã hội của Quốc hội sáng 31/5, Bộ trưởng GD&ĐT dành 7 phút nói về 2 nội dung chính là kỳ thi THPT quốc gia và bạo lực học đường. Đề cập vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018, trong đó có Hà Giang, Bộ trưởng Nhạ nói: “Cá nhân tôi là Bộ trưởng, phụ trách ngành, xin nhận trách nhiệm và thiếu sót ở một số việc”.
Theo Zing.vn
Cựu lãnh đạo Sở Giáo dục Hà Giang sắp hầu tòa vì bê bối điểm thi
5 bị cáo là cựu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, cựu cán bộ Công an Hà Giang bị cáo buộc vướng sai phạm trong việc các thí sinh được nâng điểm thi ở tỉnh này.
TAND tỉnh Hà Giang cho biết ngày 18/9 sẽ mở phiên sơ thẩm công khai xét xử 5 bị cáo liên quan vụ nâng điểm thi THPT quốc gia 2018 xảy ra tại địa phương này.
Hôm 29/5, cơ quan này thụ lý vụ án nhưng sau đó trả hồ sơ cho VKSND cùng cấp để điều tra bổ sung. 3 tháng sau đó, VKS ra cáo trạng mới, truy tố 5 bị can.
Trong đó, VKS truy tố các bị can Nguyễn Thanh Hoài (Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD&ĐT) và Vũ Trọng Lương (Phó trưởng phòng Khảo thí) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Bị can Triệu Thị Chính và Phạm Văn Khuông. Ảnh: Sở GD&ĐT Hà Giang.
Hai bị can Phạm Văn Khuông (Phó giám đốc Sở GD&ĐT) và Lê Thị Dung (Phó đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an Hà Giang) bị truy tố tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, quy định tại Điều 366 Bộ luật Hình sự.
Riêng bà Triệu Thị Chính (Phó giám đốc Sở GD&ĐT) bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự.
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, Nguyễn Thanh Hoài đã bàn bạc, thống nhất rồi đưa danh sách 93 thí sinh cho Vũ Trọng Lương sửa kết quả bài thi để nâng điểm. Ngoài ra, Lương còn trực tiếp nhận nâng điểm cho 14 thí sinh khác.
Sau đó, một mình Phó trưởng phòng Khảo thí đã sửa kết quả 309 bài thi các môn để nâng điểm cho 107 thí sinh. Bị can Phạm Văn Khuông đã cung cấp thông tin của con ông này để nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng thêm 13,3 điểm.
Bị can Nguyễn Thanh Hoài. Ảnh: Diệu Loan.
Cựu công an Lê Thị Dung có mối quan hệ quen biết nên nhờ bị can Hoài nâng điểm cho 20 thí sinh. Sau đó, 20 em này đều được nâng điểm.
Riêng bị can Triệu Thị Chính bị cáo buộc không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc Sở GD&ĐT đã chuyển danh sách 13 thí sinh cho Nguyễn Thanh Hoài nhờ nâng và xem điểm thi.
Theo cáo trạng, Cơ quan An ninh điều tra không thu thập được chứng cứ chứng minh có vụ lợi hay tiền bạc trong vụ án. Công an cũng đấu tranh với gia đình các thí sinh nhưng không ai khai nhận đưa tiền hay vật chất để nhờ nâng điểm.
Bên cạnh đó, 2 bị can Hoài và Lương cũng không thừa nhận mà chỉ giúp nâng điểm do quen biết, bạn bè, người thân.
Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định được 210 người là bố, mẹ của 107 thí sinh được nâng điểm. Căn cứ lời khai của những người liên quan, cơ quan điều tra đã đề xuất Thường trực Tỉnh ủy Hà Giang chỉ đạo xử lý những phụ huynh này theo quy định.
Công an tỉnh Hà Giang công bố bắt tạm giam người sửa hơn 300 bài thi
Trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Hà Giang cho biết Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam Vũ Trọng Lương về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo Zing.vn
Vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang : Truy tố 5 bị can VKSND tỉnh Hà Giang vừa hoàn tất cáo trạng bổ sung vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 xảy ra tại tỉnh này, đồng thời truy tố 5 bị can trong vụ án Ngày 22-8, theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, 5 bị can trong vụ gian lận điểm thi THPT năm 2018 tại Hà Giang được...