Phạt nặng quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su trong giờ cơm
Quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chưa bệnh ngoài da… trên đài phát thanh, truyền hình trong khoảng thời gian từ 18h đến 20h hàng ngày sẽ bị phạt đến 50 triệu đồng; đồng thời, phòng karaoke sử dụng nhân viên phục vượt quá số lượng quy định cũng bị phạt.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Với những quy định cụ thể tại Nghị định cho thấy, các đơn vị, tổ chức, cá nhân nếu vi phạm sẽ chịu mức phạt khá nặng.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch là 50 triệu đồng; trong lĩnh vực quảng cáo là 100 triệu đồng.
Một trong những nội dung xử phạt theo Nghị định là phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo trên báo nói, báo hình mà không có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.
Đặc biệt, Nghị định cũng quy định xử phạt từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng khi quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên đài phát thanh, truyền hình trong khoảng thời gian từ 18h đến 20h hàng ngày.
Video đang HOT
Với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo, nếu quảng cáo thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên; quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, quảng cáo thuốc bị xử phạt từ 40 triệu đến 50 triệu đồng.
Các hành vi quảng cáo sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam trong quảng cáo mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia; sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam bị phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng.
Với hành vi quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca… bị xử phạt từ 70 triệu đến 90 triệu đồng.
Cũng theo Nghị định, các hành vi kinh doanh trò chơi điện tử có địa điểm cách trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200m; kinh doanh karaoke và vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, cơ quan hành chính nhà nước dưới 200m; tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử từ sau 10h đêm đến 8h sáng… bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng/hành vi.
Theo Điều 19, vi phạm quy định cấm đối với hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng sẽ bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng nhân viên phục vụ trong một phòng karaoke vượt quá số lượng quy định; treo tranh, ảnh, lịch hay đồ vật có nội dung khiêu dâm, kích động, đồi trụy tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng…
Theo Dantri
Nhiều phòng khám tư ngang nhiên sai phạm
Ngày 9.11, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết mặc dù thông tin về đợt kiểm tra cao điểm các cơ sở y tư nhân đã công khai trên báo chí, nhưng nhiều vi phạm vẫn ngang nhiên diễn ra, thậm chí vi phạm quy định về hành nghề y tư nhân xảy ra ngay tại phòng khám do bác sĩ công tác trong cơ quan thuộc Bộ Y tế phụ trách.
Đoàn thanh tra Sở Y tế Hà Nội lập biên bản về những vi phạm tại phòng khám 17A Phùng Hưng, Q.Hà Đông - Ảnh: Thúy Anh
Điển hình, tối 8.11, kiểm tra 2 phòng khám gần Bệnh viện 103 (Q.Hà Đông) thì cả hai cơ sở được kiểm tra đều có vi phạm.
Tại phòng khám 17A Phùng Hưng, ngay trên tấm bảng hiệu lớn đã quảng bá chi chít các thông tin về dịch vụ: sản phụ khoa, gan mật, dạ dày, tim, phổi, thận, khớp, chuyên khoa nội tổng hợp, xét nghiệm máu... Trong đó có cả siêu âm là dịch vụ không có trong giấy phép được Sở Y tế cấp. Phòng khám này có bảng giá của rất nhiều loại dịch vụ xét nghiệm không được thực hiện: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư tiền liệt tuyến, soi tinh dịch. Bác sĩ Cao Đình Phú, chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám, thừa nhận: "Chúng tôi không có khả năng thực hiện nhưng có liên kết với cơ sở xét nghiệm khác để chuyển mẫu đến cho họ làm".
Phó chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Dương Trung cho biết phòng khám này không chỉ vi phạm lỗi quảng bá quá phạm vi hành nghề cho phép mà còn thực hiện các dịch vụ không có trong hồ sơ được cấp phép: siêu âm, xét nghiệm sinh hóa. Bằng cảm quan cũng thấy, điều kiện cơ sở vật chất cần phải chỉnh trang, nâng cấp, vệ sinh cơ sở chưa tốt. Tại đây, phòng chụp X-quang trông rất mất mỹ quan với giấy vệ sinh, giỏ rác, bàn kệ, mắc áo, thiết bị cũ kỹ, bụi bẩn.
Tại Phòng khám Hạnh Phúc trên đường Phùng Hưng (phòng khám sản phụ khoa chuyên về phụ sản và kế hoạch hóa gia đình, có bác sĩ phụ trách chuyên môn là bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Văn Giang), khi đoàn thanh tra đến, bác sĩ này cho biết đang công tác tại cơ quan thuộc Bộ Y tế và điềm nhiên... ngậm tăm xỉa răng tiếp đoàn.
Theo ông Nguyễn Dương Trung, Phòng khám Hạnh Phúc mắc lỗi hành nghề sai địa chỉ được cấp phép. Cụ thể, trong hồ sơ cấp phép, phòng khám có địa chỉ tại số 7 Phùng Hưng, nhưng thực tế lại đang hoạt động tại địa chỉ 75 Phùng Hưng. Trong khi đó, theo quy định khi chuyển hoạt động về địa điểm khác phải được thẩm định lại. Như vậy, địa điểm phòng khám đang hoạt động chưa được thẩm định. Vì vậy, phòng khám bị buộc ngưng hoạt động cho đến khi được Sở Y tế thẩm định lại, xác định đủ điều kiện.
Ngoài ra, tại hai phòng khám trên, hộp thuốc chống sốc cũng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Bà Lê Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Y tế Q.Hà Đông, cho biết: "Với các bác sĩ đang công tác tại các đơn vị y tế, trong bệnh viện công, nếu không hợp tác khắc phục các lỗi vi phạm khi họ tham gia hành nghề y tư nhân, chúng tôi sẽ gửi công văn về đơn vị nơi họ công tác để thông báo".
Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cho biết toàn TP có hơn 8.000 cơ sở y, dược tư nhân, nhưng Thanh tra sở chỉ có thể kiểm tra khoảng 10% các cơ sở, còn lại Phòng y tế các quận huyện có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động. Trong 9 tháng đầu năm, TP đã kiểm tra 750 cơ sở, qua đó xử phạt 80 cơ sở với số tiền phạt gần 800 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu là hành nghề quá phạm vi, bác sĩ hành nghề không phép; quảng bá quá phạm vi chuyên môn được cấp phép; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề hết hạn; hành nghề không đúng địa chỉ được cấp phép... Còn theo bà Lê Thị Thanh Bình, trên địa bàn Hà Đông, qua kiểm tra đã phát hiện 10 phòng khám không phép, trong đó có 3 cơ sở đang làm thủ tục chờ thẩm định, 4 cơ sở tự đóng cửa, số còn lại bị cơ quan quản lý buộc đóng cửa, hạ biển.
Theo TNO
Đề nghị khởi tố hành vi trộm cắp trong hàng trăm vụ "câu" điện Chỉ trong 8 tháng đầu năm, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 700 vụ trộm cắp điện bị phát hiện. Theo Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVN HCMC), con số chưa bị phát hiện có thể lớn hơn gấp 10 lần. Trước đó, trong năm 2012, ngành điện thành phố cũng phát hiện hơn 1.300 vụ trộm cắp điện với...