‘Phạt nặng mới thấm thía, chứ cẩu thả bao người khổ theo’
Mới vài hôm trước, Liên định về quê Nghệ An làm giấy tờ, nhưng giờ cô quyết ở lại Hà Nội. Qua lớp khẩu trang, cô cho biết do dịch diễn biến phức tạp, cô không dám về để phòng xa, giữ an toàn cho quê nhà.
Cha con đều cẩn thận mang khẩu trang phòng dịch trong buổi học cuối ở Trường Bình Trị Đông 2, TP.HCM Ảnh: MẠNH DŨNG
“Khi từng người dân đều ý thức phòng dịch cẩn thận cho bản thân mình và gia đình cũng chính là góp phần bảo vệ an toàn cho xã hội, đất nước lúc khó khăn này.Chị NGUYỄN THỊ HẢI DUYÊN
Từ ngày COVID-19 bùng phát trở lại, xóm trọ sinh viên và người đi làm như chúng tôi ở phố Tây Sơn (phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội) lại nóng chuyện dịch bệnh. Nhưng lần này không còn quá hoang mang, than thở nữa mà thay vào đó chúng tôi ý thức nhắc nhau kỹ lưỡng phòng tránh dịch.
Xóm trọ, người đi đường phòng dịch
Chiếc ghế kê lọ cồn sát khuẩn lại được đặt vừa tầm tay trước cửa ra vào nhà trọ. Một số bạn mách bảo nhau nơi mua khẩu trang kháng khuẩn chất lượng và dặn dò dừng việc tụ tập ăn vặt, uống trà sữa bên ngoài. Chị em dậy sớm, nấu bữa trưa mang đi làm để không phải ăn đồ ngoài.
Mỗi buổi sáng, tối, các bạn đọc tin tức và nhắc nhau khu vực nào đang có ca F1, F2 để hạn chế qua lại. Có vẻ ai nấy trong xóm trọ đã có kinh nghiệm, phòng dịch chuyên nghiệp hơn hẳn những lần trước.
Mỗi khi dắt xe ra khỏi cổng nhà, cả nam lẫn nữ đồng loạt đeo khẩu trang răm rắp và thủ sẵn chai cồn sát khuẩn bỏ túi để bảo vệ mình mà cũng là bảo vệ cho người.
Ngoài phố xá Hà Nội, lượng người đi lại có vẻ giảm hẳn. Từ bác xe ôm đến anh bảo vệ, chị bán hoa quả tươi dù không có khách, không di chuyển nhưng vẫn che khẩu trang kín mít. Mọi người đã nhiều trải nghiệm và cẩn thận hơn.
Dãy cửa hàng bánh mì ở đầu phố Khâm Thiên, khách hay ngồi ăn, uống trà đá kín chỗ nay không bóng người. Chủ vẫn mở bán nhưng cẩn thận in dòng chữ “Chỉ bán đồ mang đi”. Bác chủ quán vốn niềm nở nói cười, nay chỉ cười bằng ánh mắt qua lớp khẩu trang.
Ở một ngã ba trên đường Nguyễn Lương Bằng, cảnh sát giao thông đang tuýt còi vài ba thanh niên không đeo khẩu trang khiến người đi đường chú ý.
Chị nhân viên ở trạm xăng dầu cạnh đó trông rõ từng trường hợp bị xử lý, bày tỏ bức xúc: “Phạt nặng 2 triệu một người như quy định đấy. Phải phạt mới thấm thía, chứ lơ là, cẩu thả thì bao người phải khổ theo”.
Khách đổ xăng dường như ai cũng đồng tình với ý kiến của chị. Việc không đeo khẩu trang ra đường trong lúc dịch bệnh bùng phát là điều không thể chấp nhận.
Quán cà phê Cộng với không gian rộng lớn đã vắng khách vì nhiều người mua mang về – Ảnh: TÂM LÊ
Bán hàng mang về
Trên phố, những quán cà phê nhỏ hay cửa hàng tạp hóa cũng được chủ quán in bảng chỉ dẫn phòng dịch cẩn thận.
“Cửa hàng không bán, có thể mua mang đi” của quán cà phê ở hồ Ba Mẫu. “Quán tạm dừng bán phía ngoài, mua hàng bên trong” là biển hiệu cửa hàng tạp hóa, kèm theo việc nhắc nhở đeo khẩu trang và xịt nước sát khuẩn.
Còn tiệm bánh mì Con ong vàng yêu cầu khách hàng vui lòng đứng giãn cách. Một số hàng quán khác còn cẩn thận dán thông báo tạm dừng hoạt động cho đến khi dịch lắng xuống.
Buổi trưa, thời điểm người dân thường tụ tập ăn uống ở một số địa điểm yêu thích. Chúng tôi ghé qua một số hàng quán nổi tiếng như bún chả Hàng Mành ở phố cổ, bún ốc riêu cua ở Hàng Đậu, bún chả nem cua bể ở Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân đều thưa vắng khách.
Vào trưa thường ngày, quán bún chả nem cua bể của bà Thủy Béo ở Hoàng Văn Thái không còn chỗ ngồi. Nhưng hôm nay chỉ vài ba khách đến ngồi ở mỗi góc bàn, họ ăn thật mau và hầu như ai cũng gọi thêm suất mang về.
Quán cà phê Cộng ở đầu đường Láng, phía Ngã Tư Sở ngày thường khách ngồi kín cả không gian chứa hơn 100 chỗ, hôm nay chỉ có hai đôi bạn trẻ ngồi lọt thỏm hai góc quán với nhân viên phục vụ đều trang bị bao tay, khẩu trang. Chúng tôi thấy nhân viên thu ngân đeo tới hai lượt bao tay bằng nilông phía trong và bao vải phía ngoài.
Dịch bệnh bùng phát cũng làm nhiều người phải đưa ra quyết định quan trọng, như đôi bạn trẻ ở Hải Phòng tạm dừng lễ cưới dù đã báo thiệp mời. Hay quyết định dừng kỳ nghỉ một tháng của chị kế toán công ty dù kế hoạch tháng 5 này sẽ bay vào TP.HCM.
Cô bán hàng rong ở quận Bình Tân, TP.HCM dù vắng khách vẫn đeo khẩu trang phòng dịch – Ảnh MẠNH DŨNG
Người Sài Gòn tăng mức đề phòng
Tuy diễn biến dịch bệnh ở TP.HCM đến thời điểm này chưa phức tạp như Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc, nhưng thực tế nhiều người dân đã ý thức nâng mức phòng dịch rất cao.
Chị Nguyễn Thị Hải Duyên, nhà ở đường Lê Quang Định (quận Bình Thạnh), cho biết: “Mấy ngày gần đây, theo dõi thông tin dịch giã nóng lên ở phía Bắc, gia đình tôi dặn dò nhau phải cảnh giác tối đa.
Thường tôi đi chợ Bà Chiểu lúc 7h sáng sau khi chở con đi học, giờ cao điểm buôn bán ở chợ, hàng hóa nhiều, tươi ngon, dễ chọn lựa. Nhưng đây cũng là giờ chợ đông người đến mua bán nhất nên nay tôi chuyển sang đi chợ lúc 10h cho thưa bớt người”.
Chị Duyên chia sẻ mình phải cực thêm một chút vì không còn tiện đường đưa con đi học rồi ghé chợ nữa (giờ chị phải về nhà rồi lại đi chợ), nhưng chợ lúc 10h không còn đông khách như đầu giờ sáng nên chị có thể giữ an toàn hơn cho chính mình và cho người khác.
Bà Trần Thị Hà, hàng xóm của chị Duyên, khoe mới mua thêm mấy hộp khẩu trang và cồn xịt tay “giá cả vẫn bình thường ở siêu thị”.
“Cứ chuẩn bị trước cho chắc ăn. Dịch giã lại phức tạp quá. Tôi đặt cả chai cồn sát trùng tay ở ngay cửa vào nhà. Tất cả ai vào nhà, từ người trong gia đình đến khách đều phải sát trùng tay mới được bước qua cửa”, bà cười nói.
Cửa hàng bán bánh mì cho sinh viên ĐH Công đoàn (Hà Nội) cũng tích cực phòng dịch – Ảnh: TÂM LÊ
Ở Khu công nghiệp Tân Tạo những ngày này các công nhân cũng theo dõi sát sao diễn biến dịch bệnh từ các trang mạng trên điện thoại, dù họ không có vẻ xôn xao, căng thẳng như hồi đầu năm ngoái. Tan ca, các cô tranh thủ ra nhà thuốc hoặc cửa hàng tạp hóa, siêu thị mua thêm chai cồn sát khuẩn và khẩu trang.
“Tụi tôi vẫn còn những thứ phòng dịch này, nhưng mua thêm một ít để thủ sẵn cho yên tâm và không sợ bị sốt giá như hồi đầu năm 2020″ – chị Hoàng Thị Trang, công nhân ở Khu công nghiệp Tân Tạo, cho biết.
Qua “thành phố thu nhỏ” với hàng chục ngàn công nhân tan ca vào giờ chiều mới thấy rõ đợt này nhiều người đã bình tĩnh hơn và ý thức phòng dịch cũng tốt hơn. Tuy nhiên bên cạnh đa số người đeo kín khẩu trang, chúng tôi vẫn thấy lác đác một số người không đeo hoặc đeo cho có, để hở mũi nơi đông người.
“Cần phải phạt nặng những người thiếu ý thức này. Thời dịch giã, lỡ mắc bệnh đâu chỉ mình khổ mà còn làm khổ cả xã hội” – chị Trang chia sẻ ý kiến được nhiều người ủng hộ.
Cả nghìn người lơ là phòng dịch, rủ nhau "camping" dưới chân cầu Vĩnh Tuy
Thủ tướng vừa có công điện khẩn yêu cầu hạn chế tập trung đông người. Tuy nhiên, chiều qua, hàng nghìn người đã đổ về bãi bồi chân cầu Vĩnh Tuy cắm trại, vui chơi, ăn uống, lơ là phòng dịch Covid-19.
Lơ là phòng dịch, hàng nghìn người vô tư cắm trại vui chơi dưới chân cầu Vĩnh Tuy
Bãi bồi ven sông Hồng dưới chân cầu Vĩnh Tuy có diện tích rộng, thoáng mát lại có thảm cỏ xanh mát, ngay sát trung tâm thành phố Hà Nội nên thời gian gần đây đã trở thành địa điểm đến yêu thích của nhiều người. Dịp cuối tuần, địa điểm này có thể thu hút đến hàng ngàn người đến đây cắm trại, vui chơi, ăn uống...
"Mình hay cho con ra đây chơi lắm, chơi cắm trại, thả diều này. Ở đây đông vui lắm, phải đến hàng nghìn người. Người ta cắm trại, nướng thịt... Trong thành phố ngột ngạt lắm, ra đây thoáng mát hơn", chị Nguyễn Thanh Ngà (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ khi cùng gia đình vui chơi tại đây.
"Nơi này phù hợp cho các hoạt động ngoài trời, cho các gia đình và các hội nhóm tụ tập, vui chơi. Ở đây đa dạng người, có thể đi ôtô hay xe máy đều có thể đi vào được", bạn Lê Việt Thanh (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết.
Tuy nhiên, sau những cuộc vui, những nhóm tập trung cắm trại lại thải ra nhiều rác sinh hoạt, một số nhóm hội ra về không dọn dẹp tạo nên một khung cảnh nhếch nhác, mất mỹ quan.
Cũng theo ghi nhận của PV Dân trí , hầu hết những người cắm trại, vui chơi tại bãi bồi chân cầu Vĩnh Tuy không hề thực hiện bất cứ biện pháp phòng dịch Covid-19 nào như đeo khẩu trang, giãn cách với người xung quanh... dù trước đó 2 ngày, Thủ tướng đã có công điện số 541 yêu cầu hạn chế tập trung đông người và tăng cường biện pháp phòng dịch.
Nhà thờ ở Sài Gòn được tổ chức thánh lễ trở lại Các nhà thờ và dòng tu thuộc Tổng giáo phận TP HCM được tổ chức thánh lễ và các sinh hoạt mục vụ trở lại từ ngày 9/3, sau một tháng tạm ngưng để phòng dịch. Thông báo do Linh mục Phêrô Kiều Công Tùng, Chưởng ấn Toà Tổng giám mục Tổng giáo phận TP HCM ký tối 8/3, sau khi chính quyền...