Phát minh mới: Mặt nạ mũi giảm nguy cơ nhiễm trùng trong bữa ăn
Mặt nạ chỉ che mũi gần đây đã được sử dụng bởi các nhân viên y tế ở tuyến đầu ở tỉnh Hồ Bắc.
Mặt nạ mũi được phát minh bởi Jiang Jinjun, bác sĩ khoa viêm phổi của Bệnh viện Trung Sơn ở Thượng Hải.
“Các bác sĩ và y tá làm việc nhiều giờ trong bệnh viện và chúng tôi phải tháo mặt nạ để ăn hoặc uống. Mặc dù thời gian tháo mặt nạ là rất ngắn, nhưng nguy cơ bị nhiễm trùng là rất cao”, bác sỹ Jiang Jinjun cho biết.
Nhân viên đang may mặt nạ mũi tại Thượng Hải
Jiang Jinjun người đứng đầu một nhóm y bác sỹ của bệnh viện Trung Sơn ở Thượng Hải được cử đến Bệnh viện Vũ Hán vào ngày 24 tháng 1
Để thiết kế mặt nạ, Jiang đã thành lập một đội đặc nhiệm gồm bốn người. Sau đó, họ đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế vào ngày 10 tháng 2.
Jiang đã nói rằng ông hy vọng mặt nạ mới có thể được sản xuất hàng loạt để hỗ trợ các chuyên gia y tế đang chiến đấu với virus covid-19 tại Vũ Hán.
Video đang HOT
Măt nạ mũi đã được sản xuất hàng loạt để phục vụ các nhân viên y tế ở Vũ Hán
Nhà sản xuất dệt Luolai Group và nhà sản xuất thiết bị y tế Shanghai Longhong đã bắt đầu sản xuất mặt nạ mới.
Hơn 20.000 miếng mặt nạ đã được chuyển đến Vũ Hán vào cuối tháng Hai.
Nguyên Vỵ
Theo China Daily/tapchicongthuong
Tập thể dục có lợi cho hệ miễn dịch
Khoa học hiện đại cho rằng việc luyện tập có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và thậm chí có khả năng chống lại vi trùng.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phương pháp luyện tập và thời gian tập thể dục có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Nhiều hơn không phải bao giờ cũng tốt hơn. Và nơi bạn tập thể dục cũng rất quan trọng. Những phát hiện gần đây cho thấy ngày càng nhiều phòng tập thể dục mọc lên.
Cách thức tập thể dục cũng ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch và câu hỏi đặt ra là liệu rằng chúng ta có nên tiếp tục hay không, ngay cả khi tỉ lệ mắc virus tiếp tục gia tăng.
Nhiều người nghe những tin đồn thất thiệt rằng việc tập thể dục vất vả sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch, từ đó mầm bệnh và bệnh tật có cơ hội phát triển. Quan điểm này được đồng tình vào năm 1980, khi kết quả của các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng chạy marathon làm tăng tỉ lệ mắc các triệu chứng nhiễm trùng của các vận động viên trong những ngày hoặc tuần tiếp theo sau cuộc đua.
Ảnh minh họa. AFP.
Những nghiên cứu này lại phụ thuộc quá nhiều vào việc người chạy thở như thế nào. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm xem xét những người chạy về việc thở của họ, và trên thực tế, rất ít người được chứng minh bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Các nghiên cứu tiếp theo sau đó đã chỉ ra rằng hệ thống miễn dịch của các vận động viên marathon và vận động viên chạy bền không bị quá tải do tập thể dục mà ngược lại lại được củng cố.
Kể từ đó, nhiều nghiên cứu ở người và động vật đều ủng hộ khẳng định này. Các thí nghiệm năm 2005 với chuột cho thấy nếu như loài gặm nhấm này chạy bộ nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút/ngày trong vòng vài tuần, chúng có khả năng sống sót sau khi sau khi bị cúm chuột hơn những loài động vật khác không được huấn luyện.
Đồng thời, một vài nghiên cứu gợi ý rằng bài luyện tập đơn lẻ và vất vả có thể tạm thời làm giảm các phản ứng miễn dịch của chúng ta ngay sau đó, khiến chúng ta có nguy cơ cao bị nhiễm trùng sau khi tập luyện. Khả năng này được gọi là lí thuyết "mở cửa sổ". Dựa trên các thí nghiệm ở động vật và con người cho thấy các tế bào miễn dịch tràn vào máu của chúng ta ngay sau khi luyện tập chăm chỉ và sau đó đột ngột biến mất. Sự biến mất này dường như để cung cấp cho chúng ta những cấp độ thấp hơn của tế bào để nhận ra và chống lại những kẻ xâm nhập gây bệnh.
Một lần nữa, các thí nghiệm sau đó lại đưa ra một lời giải thích khác. Trong các thí nghiệm với loài gặm nhấm, các nhà khoa học đã đánh dấu một số tế bào miễn dịch bằng thuốc nhuộm và sau đó khiến chúng bị kiệt sức.
Các nhà khoa học lưu ý rằng mức độ của các tế bào phát sáng trong dòng máu của họ tăng vọt và giảm mạnh như mong đợi. Nhưng họ phát hiện ra rằng một số tế bào đã chết, thay vì đó, chúng đi đến phổi, ruột và các bộ phận khác dễ bị tổn thương nhất trước các cuộc tấn công của vi trùng trong khi tập thể dục trên cơ thể động vật. Sau vài giờ, hầu hết các tế bào lại trở lại dòng máu, mức độ tế bào ổn định ở đó cho thấy sự cảnh giác của hệ miễn dịch đã tập trung lại nhưng không thuyên giảm.
Tương tự, trong một nghiên cứu được công bố vào năm ngoài, những con chuột khỏe mạnh và tập thể dục đã được tiêm vi trùng ngay sau khi chạy và nhận thấy rằng chúng có khả năng chống lại nhiễm trùng tốt hơn so với động vật ít vận động. Phần lớn phân tích bổ sung cho thấy các tế bào miễn dịch của chúng đã bám vào và tập trung xung quanh các mầm bệnh.
James Turner - một tác giả của bài đánh giá năm 2018 về việc tập thể dục và hệ miễn dịch và là giáo sư tại ĐH Bath: "Nói chung, không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy việc tập thể dục làm tăng cơ hội phát triển bất kì một loại virus nào."
Ông kết luận: "Vì vậy hãy an tâm tập thể dục dù có lo ngại về virus corona. Thực tế tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng."
Tuy vậy, một vài cảnh báo vẫn được đua ra. Nếu bạn chưa từng thể dục thì bây giờ không phải là thời điểm lí tưởng để bắt đầu thói quen tập luyện. Trong các nghiên cứu năm 2005 với chuột, nhóm động vật chạy miệt mài trong vòng một tuần có các triệu chứng nghiêm trọng và kéo dài hơn so với những con chuột chạy vừa phải trước khi bị nhiễm bệnh dù sự khác biệt đó là rất nhỏ.
Nhà nghiên cứu Jeffrey Woods: "Công bằng mà nói, sự gia tăng lớn về cường độ tập thể dục và/hoặc thời gian tập thể dục, đặc biệt là đối với những người mới có thể mang lại những tác động tiêu cực nhất thời đối với hệ miễn dịch."
Và đừng bỏ qua các bước vệ sinh cơ bản và ý thức chung. Rửa tay thường xuyên trước và sau khi tập thể dục, rút ngắn hoặc ngừng luyện tập nếu bạn cảm thấy không khỏe; tránh những người đang hắt xì hoặc ho; vệ sinh các thiết bị tập trước khi sử dụng. Một nghiên cứu năm ngoái đã cho thấy các vi trùng truyền nhiễm có ở khoảng bề mặt tại 16 cơ sở thể dục khác nhau.
Thảo Vân
Theo The New York Times/Công Lý
Điều gì xảy ra khi bạn uống nước lúc bụng đói vào buổi sáng? Hành động nhỏ nhưng có tác dụng lớn, điều đó đúng khi nói đến việc uống nước khi bụng đói. Những lợi ích ấn tượng từ việc uống nước lúc bụng đói vào buổi sáng - Ảnh minh họa: Shutterstock Sau đây là những lợi ích ấn tượng từ "hành động nhỏ" này, theo trang tin Bold Sky. 1. Hỗ trợ giảm cân...