Phát minh ấn tượng
Một nông dân ở De Kalb, Illinois, Mỹ tên là Joseph Glidden, đã nhận được bằng sáng chế cho thiết kế hàng rào dây thép với những ngạnh sắc nhọn.
Dây thép gai ngăn gia súc vào lãnh địa của các chủ trại miền Tây nước Mỹ.
Vào ngày 27/10/1874, một nông dân ở De Kalb, Illinois, Mỹ tên là Joseph Glidden, đã nhận được bằng sáng chế cho thiết kế hàng rào dây thép với những ngạnh sắc nhọn. Ông không hề biết phát minh của mình đã có tác dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Đáp ứng quyền sở hữu
Năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln của Mỹ ký ban hành Đạo luật Hộ nông dân (Homestead) với nội dung “bất cứ công dân lương thiện nào, bao gồm cả phụ nữ và nô lệ tự do” đều có thể được giao đất tới 160 mẫu Anh (65 ha) ở miền Tây nước Mỹ, với điều kiện phải xây dựng nhà ở và canh tác trên vùng đất đó trong năm năm.
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng mọi chuyện thật ra không suôn sẻ. Bởi đây là một vùng đất rộng lớn và chưa được khám phá với những loại cỏ cao, cứng cáp, thích hợp cho những người du mục chứ không phải những người định cư.
Trước đây khi người châu Âu đến chiếm những vùng đất màu mỡ và đẩy người Mỹ bản địa về phía Tây thì những chàng cao bồi phải lang thang khắp nơi, chăn gia súc trên những đồng cỏ bao la không giới hạn, giống như một đại dương hơn là một dải đất canh tác.
Sau khi những người di cư đến vùng đất này theo Luật Homestead, trước tiên họ cần xác định rõ ranh giới và tìm cách ngăn không cho bò rừng cùng gia súc thả rông phá hoại mùa màng. Vào thời đó, nông dân thường không có quyền hợp pháp để kiện, nếu con bò của người hàng xóm đi lạc vào khu đất không có hàng rào của họ và phá hoại mùa màng. Ngay cả khi luật pháp đứng về phía họ, việc đòi tiền bồi thường cũng lắm nhiêu khê.
Để tự bảo vệ, họ xây dựng hàng rào bằng gỗ. Tuy nhiên gỗ không đủ cung ứng, mà phải mua từ nơi khác với giá cao. Một vấn đề khác là hàng rào gỗ dễ bắt lửa. Họ cũng có thể trồng các bụi gai làm rào xung quanh khu đất, nhưng việc làm này mất rất nhiều thời gian. Từ khi dây thép gai ra đời, người nông dân cảm thấy đây là vật dụng hữu ích, giúp họ bảo vệ có hiệu quả mùa màng của mình.
Video đang HOT
Dây thép gai mặc dù đã xuất hiện trước phát minh của Joseph Glidden, nhưng tất cả đều được làm thủ công, năng suất kém. Đây là một quá trình lao động nặng nhọc gây đau bàn tay và cánh tay, thêm vào đó, các ngạnh không cố định mà di chuyển quanh dây thép. Trong khi đó, dây thép gai của Glidden được tạo ra bằng cách sử dụng máy quấn các dây lại với nhau và cố định các gai ở các vị trí cách đều theo ý muốn.
Joseph Glidden (1813 – 1906) phát minh dây thép gai cách nay gần 150 năm.
Xung đột nảy sinh
Kể từ năm 1876, công ty của Gildden đã sản xuất hơn 1,36 triệu kg dây thép gai mỗi năm. Chúng ngày càng phổ biến do giá thành rẻ và mua tương đối dễ dàng. Cùng với đó, sản phẩm của Gildden đã được một người tên là John Warne “Bet A Million” Gates quảng cáo rầm rộ.
Ông ta tập hợp một số con bò sừng dài hung dữ nhất ở Texas, nhốt chúng vào khu đất có hàng rào dây thép gai vây quanh rồi đặt cược với khán giả xem liệu hàng rào trông mỏng manh này có thể khống chế được những con vật hung hăng này hay không. Khán giả nhanh chóng thua cược vì hàng rào không đổ, ngay cả khi một chàng cao bồi tấn công khiến đàn bò chạy loạn xạ.
Việc phát minh và áp dụng nhanh chóng dây thép gai là điều tuyệt vời đối với các chủ trang trại, nhưng lại là nỗi khủng khiếp đối với những người chăn gia súc, nô lệ và người Mỹ bản địa. Trước khi sử dụng rộng rãi hàng rào thép gai, gia súc có thể chăn thả và kiếm thức ăn tự do, thứ duy nhất mà các con vật tranh giành là nước.
Khi các chủ trang trại bắt đầu phong tỏa 160 mẫu Anh (65 ha) đất đai của họ, những người chăn nuôi gia súc trở nên tức giận vì họ ngày càng bị tách khỏi những thứ mà họ coi là tài nguyên sử dụng chung. Mùa Đông năm 1885 thật lạnh giá, những người chăn nuôi được cho là đã mất tới 3/4 tổng số gia súc vì hàng rào ngăn không cho vật nuôi của họ tiếp cận thức ăn.
Nông dân không chỉ sử dụng dây thép gai để ngăn gia súc phá hoại mùa màng mà họ cũng dùng nó để quây nhốt nô lệ, xua đuổi người bản địa. Các bộ lạc sống du mục từng bị buộc rời khỏi vùng đất của chính họ nay càng bị hạn chế khi muốn di chuyển đến một địa điểm mới. Họ rất căm ghét và gọi dây thép gai là “sợi dây của quỷ” vì không những nó ngăn chặn gia súc kiếm ăn, mà còn làm cho chúng bị thương, gây nhiễm trùng dẫn đến mất mạng.
Ở Texas, những chàng cao bồi liều lĩnh cắt hàng rào dây thép gai để cho gia súc đi qua bãi chăn thả, điều này đã gây mâu thuẫn trầm trọng, dẫn đến xung đột bạo lực, mà người ta gọi là “Chiến tranh cắt hàng rào” khiến chính quyền phải can thiệp.
Thế nhưng, dù thế nào đi nữa, dây thép gai vẫn hữu dụng trong đời sống hiện nay và được xem là phát minh ấn tượng vào thế kỷ 19.
Ngoài làm hàng rào ngăn chặn các loài động vật xâm nhập lãnh địa, dây thép gai còn hữu dụng trong việc thiết lập ranh giới lãnh thổ. Vào năm 1909, nó được giăng để xác định biên giới đầu tiên giữa Mexico và bang California của Mỹ. Trong Thế chiến thứ nhất, cả hai phe xung đột đều lập hàng rào dây thép gai phía trước các chiến hào để ngăn chặn các cuộc tấn công trực tiếp vào binh sĩ bên dưới. Chỉ đến khi xe tăng hiện đại ra đời vào năm 1916, nó mới bị đè bẹp dưới bánh xích.
Màn thoát chết thần kì của linh dương khỏi hàm răng sắc nhọn của cá sấu
Nhiếp ảnh gia Wynand Vosser đã cảm thấy rất bất ngờ và thích thú với màn săn mồi hụt của cá sấu ở một hồ nước tại vườn quốc gia Kruger (Nam Phi).
Hai chú linh dương xuống uống nước hồ tại vườn quốc gia Kruger.
Một con linh dương đã bất ngờ bị cá sấu tấn công.
Con cá sấu khát mồi tấn công điên cuồng vào đối phương.
Thậm chí, cá sấu còn dìm linh dương xuống nước.
Đối mặt giữa ranh giới sự sống và cái chết, linh dương mạnh mẽ vùng lên.
Nó có hết sức vùng vẫy nhằm thoát khỏi hàm răng sắc nhọn của kẻ đi săn.
May mắn thay, nó đã bơi được vào bờ.
Nó lập tức bỏ chạy khỏi hiện trường để tránh điều tương tự xảy ra.
Những phát minh khó hiểu của người xưa Vào những năm 1900, một số nhà sáng chế cho ra đời những phát minh 'dị nhất quả đất'. Dù mục đích của họ là giúp cuộc sống của con người tốt đẹp hơn nhưng tính ứng dụng thực tế không cao. Năm 1937, một số gia đình ở London, Anh lắp đặt một chiếc cũi bằng lồng kim loại treo ở ngoài...