Phát lộ thêm “Phái sinh hội 2″ chuyên đánh Forex & CFD của ông Phan Hoàng Nam, lãi mục tiêu thậm chí lên đến 10%/tháng
Theo thông tin từ group chat giữa ông Phan Hoàng Nam và nhóm nhà đầu tư, “Phái sinh hội 2″ được giới thiệu là “chén cơm thứ 2″ của “Phái sinh hội”, trong đó ông Nam khẳng định phụ trách sinh lãi dạng “handmade” với kỳ vọng trong vùng 4-10%/tháng trên thị trường Forex & CFD.
Hình cắt từ Video của VTV.
Tiếp tục truyền tải nội dung tố cáo từ 51 nhà đầu tư uỷ thác bị thiệt hại gần 53 tỷ đồng khi ủy thác đầu tư chứng khoán phái sinh cho ông Phan Hoàng Nam – Giám đốc (đồng thời là người đại diện theo pháp luật) Công ty TNHH Nobel Global, không chỉ lập “Phái sinh hội” nơi đầu tư phái sinh, ông Nam còn thử nghiệp một “Phái sinh hội 2″ (tên gọi được ghi nhận theo nhóm nhà đầu tư) – nơi chuyên đánh Forex & CFD.
Trong đó, Forex là thị trường Ngoại hối Forex (Foreign Exchange) được ông Nam giao dịch tại sàn Ngoại Hối Nước Ngoài, cụ thể là Sàn Axitrader. Còn CFD là “Contract For Difference” được hiểu là Hợp đồng chênh lệch: Về tài chính, hợp đồng chênh lệch là hợp đồng giữa hai bên, thường được mô tả là người mua và người bán, quy định rằng người mua sẽ trả cho người bán khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của tài sản và giá trị của nó tại thời điểm hợp đồng.
Theo thông tin từ nhóm 51 nhà đầu tư, sau khi mời gọi mọi người tham gia “Phái sinh hội” với quy định phải tham gia khoá học chuyên sâu, uỷ thác đầu tư… ông Nam còn lập thêm “Phái sinh hội 2″ để gọi vốn uỷ thác đầu tư trên thị trường Forex & CFD vào tháng 8/2019. Do 2 hội hoạt động song song nhau nên nhà đầu tư chuyển tiền vào hội nào phải ghi rõ nội dung chuyển tiền, ví dụ nộp vào “Phái sinh hội 2″ thì ghi nội dung ” nộp x suất PS2 (hoặc PSH2)”. Tiền lúc này được chuyển thẳng vào tài khoản của ông Nam.
Được biết, những nội dung đầu tư giữa nhóm nhà đầu tư và ông Nam được thông qua các group chat. Trong đó, theo thông tin từ group chat giữa ông Nam và nhóm nhà đầu tư, “Phái sinh hội 2″ được giới thiệu là “chén cơm thứ 2″ của “Phái sinh hội”, trong đó ông Nam khẳng định phụ trách sinh lãi dạng “handmade” với kỳ vọng trong vùng 4-10%/tháng trên thị trường Forex & CFD.
“Phái sinh hội 2″ cũng có quy định đối tượng tham gia là thành viên trong “Phái sinh hội” và có lãi kỳ trước đó. Song song với việc không bắt buột tham gia, mỗi thành viên cũng chỉ được đầu tư tối đa 5 suất, giá trị mỗi suất là 2.330.000 đồng.
Theo nhóm nhà đầu tư, ban đầu “Phái sinh hội 2″ dự kiến chạy thử nghiệm đến tháng 10/2019. Ông Nam thông báo, thời gian nhận lãi cùng kỳ với “Phái Sinh hội” là vào thứ 6 tuần thứ 3 hàng thàng. Phí quản lý quỹ chỉ tính khi lãi hơn 4%. Thời gian tiếp nhận vốn từ ngày 23/7 đến 1/8/2019. Thời gian vận hành từ đợt 1/8-31/10/2019.
Điểm lại thông tin sự việc 51 nhà đầu tư bị thiệt hại gần 53 tỷ đồng khi ủy thác đầu tư chứng khoán phái sinh cho ông Nam, thực tế thì ông Nam đã thực hiện trái thỏa thuận hợp đồng ủy thác đầu tư, chỉ chuyển khoản và đầu tư vào chứng khoán phái sinh khoảng 18% số tiền vốn góp tương đương gần 13 tỷ đồng (nhóm nhà đầu tư cho biết đã chuyển khoản và nộp vào tài khoản ngân hàng của ông Nam).
Video đang HOT
Khoảng hơn 80% số tiền vốn còn lại theo nhóm nhà đầu tư này ông Nam tự ý (không thông báo với nhà đầu tư) chuyển khoản vào thị trường Ngoại hối Forex (Foreign Exchange) tại sàn Ngoại Hối Nước Ngoài, cụ thể là Sàn Axitrader.
Chưa dừng lại, trong quá trình thực hiện từ tháng 10/2018 đến 12/2019, ông Nam có cung cấp dữ liệu xuất từ máy vi tính, thông tin và thông số lời lỗ, nhưng ngụy tạo số liệu thiếu trung thực, che dấu số liệu và thông tin thật nhằm che dấu sai phạm của mình.
Ngoài ra, khi tài khoản phái sinh thua lỗ quá 20%, ông Nam cũng không ngừng giao dịch và thông báo cho các nhà đầu tư để đưa ra quyết định, dẫn đến tài khoản giao dịch phái sinh thua lỗ gần như toàn bộ số tiền nộp vào.
Đến tháng 12/2019 ông Nam thông báo toàn bộ số tiền đầu tư không còn, và khi nhóm nhà đầu tư yêu cầu ông Nam cung cấp các tài liệu liên quan đến tài khoản giao dịch thì phát hiện các vấn đề nêu trên.
Phải sau rất nhiều lần thảo luận, giải trình, báo cáo, ông Nam mới thừa nhận hành vi sai trái vì đã chiếm đoạt số tiền và nói: “Phải mất 99 năm mới hoàn trả hết nợ (gốc lãi)”, nhóm nhà đầu tư cho hay.
Mặc dù cam kết sẽ hoàn trả tiền sau Tết, thậm chí bày tỏ mong muốn được tiếp tục đi dạy, chạy Grab để có thể khắc phục thua lỗ, có tiền và hoàn trả cho nhóm nhà đầu tư. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại ông Nam không thực hiện cam kết của mình.
Trước tình hình trên, nhóm nhà đầu tư đã gửi đơn tố cáo yêu cầu ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản (tiền tài khoản, nhà đất bất động sản và xe hơi…) và việc vợ chồng ông Nam chạy trốn ra nước ngoài. Hiện Phòng cảnh sát kinh tế Công an Tp.HCM đã tiếp nhận hồ sơ vụ việc và đang tiến hành điều tra.
Theo quan điểm Luật sư, cần xác định chỉ có công ty quản lý quỹ do UBCKNN cấp phép và quản lý mới được thực hiện nghiệp vụ uỷ thác đầu tư. Do đó, việc ông Nam lập hợp đồng để đầu tư chứng khoán phái sinh và cam kết lợi nhuận là không đúng quy định.
Qua mô hình như vậy cho thấy rằng các bên đã lách qua giới hạn hành lang pháp lý và tiến hành hoạt động chuyên nghiệp không khác gì một công ty quản lý quỹ. Đây là một dấu hiệu không thể nói là đúng pháp luật được. Theo đó, cần phải làm rõ cam kết giữa hai bên để xác minh đây là vụ án dân sự hay hình sự, dựa vào việc có động cơ và thủ đoạn trong việc dẫn dụ để chiếm đoạt tiền từ nhà đầu tư hay không?.
PV
Theo Trí thức trẻ
Ủy thác đầu tư: Không chỉ dựa trên niềm tin
Với cam kết mang lại lợi nhuận từ 30 - 40%/năm cho các nhà đầu tư, dịch vụ ủy thác đầu tư tài chính đã thu hút nhiều người có tiền nhàn rỗi. Thực tế, hình thức đầu tư này giúp thị trường chứng khoán gia tăng dòng tiền, nhưng sự phát triển theo hướng tự phát như hiện nay đang tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Những ngày gần đây, thị trường chứng khoán (TTCK) xôn xao vụ nhóm 51 nhà đầu tư bị thiệt hại gần 53 tỷ đồng khi ủy thác đầu tư chứng khoán phái sinh cho ông Phan Hoàng Nam - Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Nobel Global. Vụ việc này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về rủi ro không những về kỹ thuật, mà còn là đạo đức đầu tư.
Thực tế, đã có nhiều sự việc đáng tiếc diễn ra trước đó, và câu chuyện lần này lặp lại với nhóm nhà đầu tư chưa tham gia nhiều với TTCK.
Cam kết lợi nhuận khủng
Theo đơn tố cáo, các nhà đầu tư này thực hiệnủy thác đầu tư cá nhân cho ông Nam với nội dung thỏa thuận là để đầu tư chứng khoán phái sinh. Tổng số tiền ủy thác do hai bên xác nhận đến thời điểm 12/1/2020 là gần 72 tỷ đồng.
Thời gian ủy thác của từng nhà đầu tư là khác nhau nhưng nằm trong giai đoạn từ tháng 10/2018 - 12/2019. Trong vài tháng đầu ủy thác, các nhà đầu tư vẫn nhận được tiền chia lãi hàng tháng. Tổng số tiền lợi nhuận các nhà đầu tư nhận được theo báo cáo của ông Nam là gần 12 tỷ đồng.
Theo cam kết ban đầu ủy thác chỉ để đầu tư chứng khoán phái sinh, mục tiêu đầu tư đạt khoảng 4%/tháng, chia lợi nhuận khi lãi 5%/tổng vốn, và trường hợp rủi ro tỷ lệ chia lỗ (cắt lỗ) là 20% trên tổng vốn, quá 20% thì ngừng giao dịch.
Đáng chú ý, toàn bộ thỏa thuận giữa ông Nam và nhà đầu tư đều chỉ bằng lời nói, tin nhắn, chứ không thông qua bất cứ một văn bản hay hợp đồng thoả thuận uỷ thác đầu tư nào.
Thực tế, dịch vụ ủy thác đầu tư không còn quá mới mẻ với TTCK, nhất là trong thời kỳ TTCK sôi động. Một số trường hợp ủy thác đầu tư còn được cam kết trả lợi suất cố định.
Phổ biến nhất hiện nay là dịch vụ ủy thác giữa nhà đầu tư và nhà quản lý tài khoản (môi giới), dựa trên phương thức nhận vốn ủy thác của nhà đầu tư theo kỳ hạn. Giá trị ủy thác đầu tư hiện cũng rất đa dạng, từ 200 triệu đồng đến nhiều tỷ đồng.
Chị M.T - một người ủy thác đầu tư cho biết, theo thỏa thuận miệng, môi giới được toàn quyền ra quyết định mua, bán, nắm giữ cổ phiếu và quản lý danh mục đầu tư. Có quý, môi giới kiếm về cho chị lợi nhuận đến 50% vốn, khi chốt lời, chị chia lại cho môi giới 30% trên tổng số lợi nhuận.
Hay như trường hợp của chị T.L, thỏa thuận giữa chị và bên nhận ủy thác là nếu lợi nhuận đầu tư nhỏ hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng (khoảng 7%/năm) thì chị T.L được giữ lại toàn bộ. Trong trường hợp lợi nhuận đầu tư lớn hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, chị T.L chỉ phải trả 30% trên số lợi nhuận đã trừ đi lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Tất nhiên, những cam kết giữa hai bên cũng chỉ là cam kết miệng.
Nếu muốn ủy thác đầu tư, các nhà đầu tư nên "chọn mặt gửi vàng"
Ai chịu rủi ro?
Thực tế, trong bối cảnh TTCK tăng mạnh như các năm 2015, 2016, 2017, việc mang về mức lợi nhuận 30%/năm không quá khó, nhưng khi thị trường đảo chiều, danh mục thua lỗ, nhà đầu tư chính là người chịu thiệt.
Ông Trà Quang Vũ - Chuyên viên môi giới phái sinh, Chứng khoán VPS cho biết: "Trong nghiệp vụ ủy thác đầu tư chứng khoán đã cam kết rất rõ ràng rằng kết quả lời hay lỗ sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức và kinh nghiệm của người môi giới hoặc người được ủy thác, nhà đầu tư không kiểm soát được. Do đó, khi bị thua lỗ, người chịu lỗ chính là nhà đầu tư".
Cũng theo chị M.T, sau thời gian đầu kiếm được lợi nhuận trên TTCK, đến khi xu hướng TTCK giảm, chị lại bị lỗ hết số tiền lãi đã kiếm được trước đó, thậm chí âm tới 30% vốn. "Do tôi không có thời gian theo dõi, môi giới không kịp cắt lỗ, nên đành để cổ phiếu trong tài khoản luôn đến giờ", chị nói.
Ngay cả khi hợp đồng ủy thác cam kết trả lợi suất cố định, nhà đầu tư vẫn có rủi ro, nếu người nhận ủy thác không có khả năng chi trả để bù đắp cho khoản lỗ này.
Trong bối cảnh TTCK tăng mạnh như các năm 2015, 2016, 2017, việc mang về mức lợi nhuận 30%/năm không quá khó, nhưng khi thị trường đảo chiều, danh mục thua lỗ, nhà đầu tư chính là người chịu thiệt.
Đến tháng 12/2019, ông Nam thông báo toàn bộ số tiền đầu tư không còn, đã hoàn lại cho nhà đầu tư tổng cộng gần 19 tỷ đồng, vẫn còn nợ 52,778 tỷ đồng. Số tiền này, ông Nam cam kết sẽ hoàn trả lại sau Tết, thậm chí còn bày tỏ muốn đi chạy Grab để có tiền trả lại cho các nhà đầu tư! Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ông Nam không thực hiện cam kết của mình.
Quay trở lại với sự việc 51 nhà đầu tư kể trên, ông Nam đã không làm theo thỏa thuận khi chỉ dùng 18% tổng giá trị nhận ủy thác vào chứng khoán phái sinh, còn lại hơn 80% rót vào tài khoản đầu tư trên thị trường ngoại hối Forex (mục này không nằm trong thỏa thuận và cũng không báo với các nhà đầu tư).
Đáng chú ý, ngay cả khi bên nhận ủy thác là các công ty thì hiện nay cũng không ít công ty chỉ có vốn điều lệ vài tỷ đồng, năng lực tổ chức kinh doanh yếu kém, thiếu cơ chế kiểm soát. Việc trao vốn cho những công ty như thế này có thể nói là mang lại rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, và có nguy cơ mất khả năng thanh toán, thậm chí là mất vốn.
Do đó, Chuyên gia tài chính - TS., Luật sư Bùi Quang Tín cho rằng, nếu muốn ủy thác khoản tiền nhàn rỗi, các nhà đầu tư nên "chọn mặt gửi vàng" và làm hợp đồng tuân thủ quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho bản thân.
Hoặc tìm đến các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư lớn, chuyên nghiệp như Chứng khoán SSI, HSC, Quỹ đầu tư Vina Capital..., đặc biệt cần hạn chế trong việc uỷ thác cho cá nhân.
Theo Linh Đan/thoibaokinhdoanh.vn
Vụ mất gần 53 tỷ đồng ủy thác đầu tư chứng khoán phái sinh: "Phái sinh hội" của Phan Hoàng Nam huy động vốn như đa cấp Các nhà đầu tư bị thiệt hại tố cáo ông Phạm Hoàng Nam nhận uỷ thác đầu tư vào Phái sinh hội để đầu tư chứng khoán phái sinh cho biết, việc huy động vốn giống như đa cấp, tức thành viên góp vốn được hưởng lãi suất 4%/tháng, còn nếu giới thiệu được thành viên mới (theo các quy định của Phái...