Phát lộ tàu chứa 40.000 cổ vật bạc tỷ
Sau hơn 1 ngày khai quật, đến sáng nay (5/6), hàng ngàn hiện vật cổ trị giá bạc tỷ trên tàu cũng như xác tàu chứa cổ vật đã dần phát lộ
Trước đó, từ sáng 4/6, Ban khảo sát, thăm dò, khai quật khảo cổ di sản văn hóa dưới nước tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã triển khai lực lượng khai quật tàu cổ chứa cổ vật.
Nhiều hiện vật cổ
Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương – đơn vị chịu trách nhiệm khai quật chính tàu cổ – đã đóng cọc thép trên diện tích 600m2 bao quanh con tàu cổ bị đắm và sử dụng khoảng 500 cọc thép làm đê vây nhằm ngăn nước biển xâm nhập vào khu vực tàu đắm. Sau đó tiến hành bơm nước bên trong điểm vây chắn ra ngoài, trục vớt toàn bộ lưới sắt đã bao phủ bảo vệ tàu và cổ vật dưới tàu, đồng thời tiến hành sục, hút cát vùi lấp trên con tàu cổ chứa cổ vật.
Ngay khi nước được bơm cạn, một phần mũi tàu và đuôi tàu cổ đã ló lên trên lớp cát phủ cùng nhiều hiện vật cổ gồm chén, bát, lọ bình, dĩa,… với nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo. Cổ vật chủ yếu trên tàu là đồ gốm sứ gia dụng như bát, chậu, chén, đĩa, lư hương, hộp… thuộc dòng men nâu và men ngọc xanh da táo, ô liu.
Hàng ngàn cổ vật đã phát lộ
Đoàn chuyên gia về khảo cổ học cũng đã trực tiếp có mặt tại nơi khai quật để cùng với đơn vị khai quật tiến hành các bước khai quật theo đúng trình tự, thực hiện đúng các công đoạn lấy cổ vật ra khỏi con tàu đắm nhằm đánh gia được hiện trạng cũng như phân loại cổ vật một cách hợp lý theo đúng quy trình về khai quật khảo cổ học dưới nước.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Ủy viên Hội đồng thẩm định cổ vật Bộ VH-TT-DL, cho biết: “Trong số 5 con tàu cổ đắm ở vùng biển Việt Nam đã được khai quật, con tàu cổ đắm ở thôn Châu Thuận Biển có kích thước thuộc loại trung bình. Đây là con tàu nằm rất gần bờ và lần đầu tiên Việt Nam khai thác được một chiếc tàu cổ ở biển như khai thác trên cạn. Tuy nhiên, việc khai thác sẽ hết sức cẩn thận để bảo vệ các cổ vật không bị hư hại”.
Video đang HOT
Những hiện vật cổ này trên tàu cổ có niên đại từ thế kỷ 14
Các chuyên gia khảo cổ học đánh giá cổ vật từ tàu cổ
Cũng theo TS Chiến, các loại gốm sứ trên tàu cổ đắm ở vùng biển thôn Châu Thuận Biển là đồ dân gian thời Nguyên, thế kỷ 14. “Ban đầu, chúng tôi vẫn xác định con tàu và số cổ vật có niên đại ở thế kỷ 14. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác nhất, cần phải chờ đến khi công việc khai quật con tàu được hoàn thành. Bởi để xác định niên đại rõ ràng cần phải nghiên cứu kỹ các hiện vật chỉ định như tiền xu. Tuy nhiên, chiếc tàu này trong quá trình bị cháy nổ và chìm đã vô tình làm nóng chảy nhiều loại men gốm và tiền cổ”, TS Nguyễn Đình Chiến nói thêm.
Trong quá trình khai quật, việc phân loại cổ vật được tiến hành tại chỗ và các hiện vật khai quật lên đều được chuyển về Bảo tàng Quảng Ngãi lưu giữ. Trong ngày hôm qua, hàng trăm hiện vật cổ phía lớp trên mặt tàu bị bể, bị cháy dính liền nhau. Lực lượng khai quật đã vận chuyển đi về kho lưu trữ ở TP.Quảng Ngãi khoảng 10 thùng cổ vật.
Ước tính, con tàu cổ đang được khai quật lần này sẽ có khoảng 40.000 cổ vật. Việc khai quật sẽ được tiến hành trong thời gian 60 ngày và được bố trí bảo vệ nghiêm ngặt.
Việc trục vớt đang được tiến hành khẩn trương
Công tác khai quật sẽ hoàn thành trong 60 ngày
Sẽ trưng bày tàu cổ
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Phó giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết: “Đây mới là bước chuẩn bị cho việc khai quật tàu cổ và trục vớt cổ vật. Sau khi hút toàn bộ nước và cát xung quanh khu vực tàu cổ bị đắm, các chuyên gia khảo cổ mới nghiên cứu và lên phương án khai quật và có thể phân chia các ô, lô để có thể khai quật từng bước 1, lớp 1 và từng giai đoạn 1″.
Cũng theo tiến sĩ Vũ, sau khi khai quật tàu cổ này hoàn tất, cổ vật sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ngãi nhưng điều quan trọng nhất theo tiến sĩ Vũ là phải tìm mọi cách để khai quật cho bằng được xác tàu cổ để đưa về bảo tàng trưng bày. “Nếu tàu cổ này được khai quật toàn bộ xác tàu thành công đưa về Bảo tàng Quảng Ngãi trưng bày thì đây sẽ là xác tàu cổ độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á được trưng bày và mang ý nghĩa rất lớn về văn hóa, lịch sử”, tiến sĩ Vũ nói.
Tàu chứa cổ vật này được người dân phát hiện vào tháng 9 năm 2011 và được chỉ đạo khai quật khẩn cấp nhưng do thời tiết cũng như nhiều lần bị người dân địa phương ngăn cản nên kéo dài đến nay. Dự tính kinh phí khai quật khoảng 40 tỷ đồng.
Theo 24h
Chùm ảnh: Trục vớt cổ vật trên con tàu đắm
Sáng nay (4/6), UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức khai quật con tàu đắm tại thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn.
Phương pháp khai quật được thực hiện giống như làm trên bờ và rất thuận lợi cho các nhà khảo cổ nghiên cứu, đánh giá giá trị văn hóa của các hiện vật trên con tàu. Con tàu dài 24 mét, rộng 5 mét cùng nhiều hiện vật được phát lộ sau khi hút hết nước.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia cho biết, các loại lọ, chum còn nguyên mẫu vô cùng có giá trị cho quá trình nghiên cứu khảo cổ. Đồng thời, có những men gốm hoa văn chìm, tương tự với hoa văn gốm sứ thời Trần của nước ta. Theo tiến sĩ Chiến, cổ vật trên tàu này có niên đại vào thế kỷ 14.
Buổi làm việc đầu tiên đã phát lộ tàu cổ, đơn vị trục vớt đã thu được nhiều cổ vật và cho vào khoảng 10 thùng xốp vận chuyển về TP. Quảng Ngãi ngay trong ngày.
Dự kiến, công tác khai quật, trục vớt sẽ hoàn thành trong 60 ngày. Toàn bộ cổ vật phát lộ sẽ được chuyển về Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi với sự giám sát của lực lượng chức năng, bảo vệ chặt chẽ.
Tàu cổ bị đắm tại vùng biển Vũng Tàu, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn chở cổ vật chủ yếu là đồ gốm sứ gia dụng như bát, chậu, chén, đĩa, lư hương, hộp... thuộc dòng men nâu và men ngọc xanh da táo, ô liu... in nổi rất tinh xảo.
Một số hình ảnh trục vớt cổ vật trên tàu đắm:
Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia cho biết, các loại lọ, chum còn nguyên mẫu vô cùng có giá trị cho quá trình nghiên cứu khảo cổ.
Theo tiến sĩ Chiến, cổ vật trên tàu này có niên đại vào thế kỷ 14
Đồ gốm sứ gia dụng trên tàu đắm như bát, chậu, chén, đĩa, lư hương, hộp... thuộc dòng men nâu và men ngọc xanh da táo, ô liu... in nổi rất tinh xảo.
Theo 24h
Quảng Ngãi: Dân lại lao ra biển tìm cổ vật Nhiều người vẫn suy nghĩ rằng, con tàu cổ là do dân phát hiện nên phải để cho chính người dân khai thác. Ngày 27/9, trong lúc các thợ lặn của Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương (TP.HCM) phối hợp với Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi tiến hành sục cát để con tàu cổ chứa cổ vật lộ lên nhằm đo đạc, lấy mẫu...