Phát lộ con đặc sản hiếm có khó tìm, cả làng ở Thái Bình rủ nhau ra đồng vớt, thương lái canh bờ mua hết
Những năm qua, nghề nuôi rươi ở huyện Thái Thụy ( tỉnh Thái Bình) cơ bản mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cao cho người dân.
Tuy nhiên, ở các xã vùng ven, cửa sông trên địa bàn huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) như Thụy Việt, Hồng Dũng, Thụy Ninh, nghề nuôi rươi vẫn còn phụ thuộc vào tự nhiên, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có.
Hàng trăm hộ dân xã Thụy Việt (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) thu hoạch con rươi đặc sản.
Vào những ngày này, trên các bãi bồi ven sông Hóa thuộc địa bàn các xã Thụy Việt, Hồng Dũng, Thụy Ninh, người dân đang nhộn nhịp thu hoạch rươi.
Mới bước vào đầu vụ, sản lượng thu hoạch đạt chưa nhiều nhưng giá bán lại cao nên người dân rất phấn khởi. Trong đợt thu hoạch đầu tiên, trung bình mỗi hộ thu được từ 2 – 3kg rươi/sào, với giá bán từ 480.000 – 500.000/kg cũng thu về từ 1 – 1,5 triệu đồng/sào.
Bà Nguyễn Thị Luyến, xã Hồng Dũng cho biết: Các hộ dân đã tự đắp tôn cao bờ tại bãi bồi ven sông để hình thành các ruộng, đầm có cống nước ra, vào để lấy giống rươi tự nhiên vào sinh trưởng phát triển rồi thu hoạch. Do việc nuôi rươi của người dân ở đây phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên nên có năm được năm không.
Hồng Dũng nằm gần cửa sông Hóa đổ ra biển nên nguồn nước ở đây là nước lợ, thích hợp cho loài rươi sinh sống, phát triển. Toàn xã có 143 hộ nuôi rươi với tổng diện tích 38ha.
Ông Bùi Hữu Chi, Giám đốc HTX SXKD sản phẩm rươi xã Hồng Dũng cho biết: Do là xã thuần nông nên rươi được xác định là con đặc sản cho thu nhập cao. Những năm gần đây, một số hộ áp dụng mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi, cho thu hoạch sản lượng khá cao, từ 10 – 15kg rươi/sào, thóc đạt vài chục kg/sào, đạt thu nhập từ 5 – 6 triệu đồng/sào.
Tuy nhiên, việc thực hiện mô hình này tại xã trước đây còn mang tính tự phát, chưa nhân rộng được ra các hộ nuôi khác nên hiệu quả kinh tế vùng canh tác chưa cao.
Video đang HOT
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế vùng nuôi rươi, xã đang tích cực phối hợp với ngành chức năng huyện triển khai thí điểm mô hình sản xuất lúa chất lượng kết hợp với nuôi rươi tại vùng nuôi rươi của địa phương.
Đến nay, xã đã thành lập HTX SXKD sản phẩm rươi để tổ chức sản xuất và đảm nhiệm các khâu dịch vụ.
Xã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao mô hình tới xã viên, từ đó giúp người dân tiếp cận với kỹ thuật và phương thức sản xuất lúa hữu cơ và phương pháp nuôi rươi mới…
Xã giúp nông dân lựa chọn giống lúa chất lượng cao tổ chức sản xuất trên diện tích đang thu hoạch rươi hàng năm, áp dụng quy trình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi…
Hiện nay, tại huyện Thái Thụy vùng rươi phân bố tự nhiên theo triền sông, bãi triều ven sông với tổng diện tích hơn 133ha, gồm các xã: Thụy Việt 75ha, Hồng Dũng 38ha, Thụy Ninh 20ha.
Thương lái đến tận cánh đồng thu mua con rươi do nông dân huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình khai thác từ cánh đồng.
Theo ông Lê Văn Hoan, cán bộ thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy: Trước đây, việc nuôi rươi tại huyện mới chỉ dừng lại ở việc khoanh vùng tự nhiên nơi có con rươi sinh sống.
Người dân bước đầu có tiến hành đắp tôn cao bờ bao, hệ thống kênh mương, cửa cống để chủ động tháo nước, rửa bãi và lấy giống tự nhiên, bãi được trồng cói hoặc lúa để cải tạo khu vực đầm tơi xốp và dinh dưỡng cho con rươi phát triển.
Người dân cũng tiến hành cải tạo đáy bãi bằng cày xới tạo độ tơi xốp và tăng dinh dưỡng khu vực bùn đáy để lấy giống rươi tự nhiên và thu hoạch. Mô hình nuôi này chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, chi phí, năng suất nuôi thấp và không chắc chắn trong sản xuất, có thể có rươi hoặc không.
Bên cạnh đó, việc sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi tại các xã còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch nên diện tích manh mún, nhỏ lẻ và khó khăn trong quản lý, điều hành.
Người dân còn ít kinh nghiệm và chưa nắm được quy trình về kỹ thuật quản lý môi trường và tác động kỹ thuật cải tạo vùng khoanh nuôi nên năng suất lúa, năng suất con rươi vẫn còn thấp, hiệu quả kinh tế vùng canh tác chưa cao.
Vì vậy, để nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, hiệu quả nghề nuôi rươi, huyện đã xây dựng và triển khai thí điểm mô hình sản xuất lúa chất lượng cao kết hợp nuôi rươi tại các xã Thụy Ninh, Thụy Việt, Hồng Dũng với tổng diện tích 133ha.
Dự kiến, mô hình này sẽ cho sản lượng 1.110kg rươi/ha và 1.945kg thóc/ha, doanh thu trên 250 triệu đồng/ha/năm, tăng gấp 2 lần so với sản xuất lúa và thu rươi truyền thống trước đây và còn tạo ra được sản phẩm lúa gạo hữu cơ, sản phẩm rươi an toàn thực phẩm.
Để triển khai thực hiện thí điểm mô hình sản xuất lúa chất lượng kết hợp nuôi rươi đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đã và đang tích cực phối hợp với 3 xã Thụy Việt, Thụy Ninh, Hồng Dũng tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao mô hình đến người dân.
Ngành hỗ trợ các xã thành lập HTX SXKD lúa gạo hữu cơ, sản phẩm con rươi; khuyến khích từng bước bỏ bờ ngăn, tiến tới bỏ bờ thửa để tăng quy mô đồng ruộng, tiết kiệm đất, thuận lợi trong quản lý, điều hành và tổ chức sản xuất, tiết kiệm công tác đầu tư công trình hạ tầng; lựa chọn giống lúa chất lượng cao tổ chức sản xuất trên diện tích đang thu hoạch rươi hàng năm, áp dụng quy trình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi.
Ngành nông nghiệp hỗ trợ các xã mua sắm thiết bị văn phòng HTX, kho, thiết bị bảo quản, thiết bị sấy, máy xay xát lúa gạo, máy đóng gói đủ điều kiện an toàn thực phẩm với công suất phù hợp; hỗ trợ bao bì nhãn mác, tem, mã QR truy xuất nguồn gốc; xây dựng trang thông tin điện tử để quảng bá và giới thiệu sản phẩm lúa gạo và con rươi của địa phương…
Sát tết vùng biên Đắk Nông xuất hiện vô số con gì mà ngành chức năng khẩn trương dập dịch?
Các ngành chức năng huyện biên giới Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) đã khẩn trương khoanh vùng, nhánh chóng triển khai các biện pháp dập tắt dịch sâu róm bùng phát, phá hoại nhiều cây trồng ở địa phương.
Những ngày qua, vườn điều rộng 2,5ha của anh Điểu Thủy xuất hiện hàng ngàn con sâu róm.
Đại dịch sâu róm vừa xuất hiện ở xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Phan Tuấn
"Trên thân cây, trên lá sâu róm xuất hiện chi chít, dày đặc ở cùng một vị trí, không tài nào đếm xuể. Trên cây điều nào xuất hiện sâu róm thì cây trồng hầu như không còn một cái lá nào, xơ xác, trơ trụi. Tình trạng này làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, ra hoa, đậu quả trong thời gian tới của cây điều" - anh Điểu Thủy buồn bã.
Theo anh Thủy, khi đại dịch sâu róm bùng phát, người dân đã tìm cách để tiêu diệt. Ngoài ra, các ngành chức năng của huyện, xã cũng nhanh chóng vào cuộc, hướng dẫn người dân sử dụng phun thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt loại sâu bệnh nguy hiểm này.
Thống kê của UBND huyện Tuy Đức cho thấy, có khoảng 30ha điều của hàng chục hộ dân ở xã Đắk Ngo đã xuất hiện tình trạng bị hàng trăm, hàng ngàn con sâu róm tấn công, phá hoại.
Nhiều vườn điều chỉ sau một vài tuần xuất hiện sâu róm đã không còn một chiếc lá nào trên cành, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây trồng trong tương lai.
Sâu róm xuất hiện ở đâu thì cây trồng bị phá hoại ở đó. Ảnh: Phan Tuấn.
Ông Trần Vĩnh Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức (Đắk Nông) cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin từ người dân địa phương, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán bộ trực tiếp đến các vườn rẫy để hướng dẫn người dân phun thuốc diệt trừ sâu róm.
Ngoài ra, lực lượng chuyện môn của huyện cũng nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch, không để loại sâu bọ này phát triển trên diện rộng.
"Nhờ sự vào cuộc kịp thời, chuẩn xác trong khâu nhận định nên việc khoanh vùng dập dịch sâu róm đã diễn ra hiệu quả. Đến thời điểm này, dịch sâu róm ở bon Phi La Te, xã Đắk Ngo đã cơ bản được khống chế, mang lại sự yên tâm cho người dân địa phương" - ông Phú cho biết.
Không cần đào ao vẫn nuôi cá, nuôi ếch dày đặc, cứ 1ha nông dân Thái Bình bắt bán hơn 23 tấn, lãi 254 triệu Nuôi thủy sản, cụ thể nuôi cá trong ao bán nổi là phương pháp nuôi mới ở Thái Bình. Với mô hình nuôi cá này, nông dân không cần đào ao, chỉ cần tạo dựng bờ trên mặt ruộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp hai lần so với nuôi ao truyền thống, gấp năm lần so với cấy lúa....