Phát lệnh lô hàng đầu xuân năm Tân Sửu 2021
Tối 11-2 (tức 30 Tết), cán bộ, công nhân Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã thực hiện nghi thức phát lệnh làm hàng đầu xuân năm Tân Sửu năm 2021.
Lô hàng xuất khẩu đầu tiên được xuất tại Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
Hoạt động này năm nay Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn không tổ chức lễ như mọi năm nhằm bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19 đang triển khai trên địa bàn thành phố.
Cùng tham dự với các công nhân đang làm việc trên bến cảng, Đại tá Ngô Minh Thuấn, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết: năm 2020, lượng hàng hóa qua cảng Cát Lái tăng 8,2% so với năm 2019 và là cảng feeder hiện đại, có sản lượng thông qua hàng đầu thế giới. Dự kiến năm 2021 lượng hàng hóa qua cảng Cát Lái tăng trưởng 5%.
Trong các hoạt động chuyên môn, đơn vị luôn chú trọng công tác chăm lo người lao động, nâng cao mức thu nhập qua từng năm để người lao động yên tâm công tác và cống hiến cho đơn vị.
Để thông quan lô hàng đầu năm mới, trước đó cán bộ, công nhân viên, người lao động đơn vị đã nỗ lực không ngừng trong công tác quản lý, điều hành sản xuất, giải phóng tàu để các tàu rời và cập cầu đúng thời gian; công tác điều tiết giao thông trong và ngoài cảng được tăng cường trong dịp cao điểm Tết để hàng hóa được lưu thông nhanh chóng.
Theo Đại tá Ngô Minh Thuấn, lô hàng đầu tiên của năm mới đã ra khơi, thuận buồm xuôi gió, khởi đầu cho một năm hoạt động kinh doanh sôi động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cũng báo hiệu một năm phát triển của các hãng tàu và cảng biển TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Thu hút đầu tư vào Hà Tĩnh - Tín hiệu vui ngay đầu năm mới
Ngoài việc Tập đoàn TH đang khảo sát triển khai 3 dự án lớn, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn ký "Biên bản ghi nhớ" hợp tác, Hà Tĩnh cũng vừa chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy sản xuất sợi gần 600 tỷ đồng ở TX Hồng Lĩnh.
Những tín hiệu vui đầu năm 2021 cho thấy, Hà Tĩnh ngày càng trở thành điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng cùng bà Thái Hương - Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH trong chuyến khảo sát đầu tư các dự án ở huyện Vũ Quang ngày 22/1/2021.
Sau nhiều ngày tiến hành khảo sát thực tế từng địa điểm, vị trí để đầu tư dự án phát triển du lịch lòng hồ Ngàn Trươi, Vườn Quốc gia Vũ Quang và trồng cây dược liệu dưới tán rừng tại huyện Vũ Quang thì thời điểm này, đoàn công tác của Tập đoàn TH đang hoàn thành báo cáo gửi ban lãnh đạo.
Trong chuyến kiểm tra thực địa cùng lãnh đạo Hà Tĩnh ngày 22/1 vừa qua, bà Thái Hương - Chủ tịch Hội đồng chiến lược Công ty CP Tập đoàn TH đánh giá cao tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái ở huyện Vũ Quang và cho rằng, cơ hội để thực hiện các dự án là rất khả thi.
Trước đó, vào tháng 5/2020, Tập đoàn TH cũng đã khảo sát tiềm năng đầu tư các dự án tương tự ở huyện Cẩm Xuyên.
Vườn Quốc gia Vũ Quang có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao.
Để hỗ trợ Tập đoàn TH trong quá trình đầu tư vào Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng đã ký quyết định thành lập các tổ công tác với thành viên là lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành và địa phương.
Động thái này cho thấy, Hà Tĩnh luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Tập đoàn TH đầu tư vào địa bàn.
Với chính sách thu hút đầu tư đúng đắn, thời gian qua, Hà Tĩnh luôn là điểm đến lý tưởng cho các dự án.
Ông Nguyễn Phùng Quang - Quyền Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và Xúc tiến đầu tư Hà Tĩnh cho hay: "Không chỉ có Tập đoàn TH, ngay trong tháng đầu năm 2021, Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác xúc tiến, mời gọi doanh nghiệp trong nước và quốc tế tìm hiểu đầu tư trên địa bàn".
Trong chuyến công tác tại TP Hồ Chí Minh ngày 14/1, UBND tỉnh Hà Tĩnh và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã ký "Biên bản ghi nhớ" hợp tác về việc khảo sát, hợp tác đầu tư, khai thác phát triển cảng biển và trung tâm logistics.
Hà Tĩnh có lợi thế về vận tải đường biển với hệ thống cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương (TX Kỳ Anh) được quy hoạch là một trong ba đầu mối giao thương biển quốc tế của Việt Nam.
Với thỏa thuận này, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn sẽ khảo sát đầu tư, khai thác, phát triển cảng biển và trung tâm logistics tại Vũng Áng - Sơn Dương; hỗ trợ công nghệ, thiết bị, công cụ xếp dỡ, đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp đang đầu tư, khai thác cảng ở Hà Tĩnh; kêu gọi các chủ hàng, hãng tàu và khách hàng là đối tác của đơn vị này mở tuyến vận tải hàng container qua cảng Vũng Áng.
Cũng trong những ngày đầu năm 2021, nhiều dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (CCN) ở Hà Tĩnh như các CCN: Cổng Khánh 1, phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh; huyện Đức Thọ; huyện Can Lộc với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng đã được khởi công.
Việc hạ tầng kỹ thuật các CCN được xây dựng bài bản sẽ tạo tiền đề thu hút nhà đầu tư thứ cấp, thúc đẩy sản xuất công nghiệp và dịch vụ, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người lao động...
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tham quan, khảo sát tại Tân Cảng - Cái Mép (Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn). Ảnh tư liệu
Theo ông Nguyễn Phùng Quang, cũng trong tháng 1/2021, Hà Tĩnh đã thu hút được 1 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký gần 600 tỷ đồng. Đó là dự án Nhà máy sợi Nghệ Tĩnh của Công ty CP Sợi Nghệ Tĩnh tại CCN Nam Hồng, TX Hồng Lĩnh, được xây dựng trên diện tích hơn 5,4 ha, công suất 18.720 tấn/năm.
Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 1.423 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 428.970 tỷ đồng, trong đó có 1.348 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký trên 119.994 tỷ đồng và 75 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đăng ký hơn 308.976 tỷ đồng.
Cùng với việc tìm kiếm nhà đầu tư mới, tỉnh cũng đang phối hợp hỗ trợ, cung cấp thông tin, tạo điều kiện để Công ty CP Khí hóa lỏng và Năng lượng Hà Tĩnh đầu tư dự án xây dựng công trình cảng trung tâm tiếp nhận và phân phối khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu; Formosa xây dựng khu gia công phụ trợ trong chuỗi ngành nghề gang thép của Hà Tĩnh và lò quay đáy để tuần hoàn kinh tế có vốn đầu tư ước tính khoảng 180 triệu USD...
Ngay tháng đầu năm 2021, Hà Tĩnh đã khởi công các dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, tạo tiền đề thu hút các công ty, doanh nghiệp. Ảnh tư liệu
Ông Nguyễn Anh Tuấn, đại diện Tập đoàn Nguyễn Hoàng - đơn vị đầu tư xây dựng dự án Thành phố giáo dục quốc tế Hà Tĩnh cho hay: "Từ khi bắt đầu khảo sát dự án, chúng tôi nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các ban, ngành của tỉnh. Với các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư hợp lý, Hà Tĩnh đã tạo nên môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng minh bạch, bình đẳng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp".
Những tín hiệu lạc quan từ thu hút đầu tư ngay đầu năm 2021 cho thấy, Hà Tĩnh tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp bởi sự ổn định về chính trị, an ninh trật tự, cùng điều kiện thuận lợi từ vị trí, đất đai, nguồn nhân lực và quan trọng hơn cả là những chủ trương, chính sách đúng đắn của tỉnh.
Hỗ trợ gần 600 ngư dân vào tránh, trú bão số 14 tại huyện đảo Trường Sa Tính đến 15 giờ 00 ngày 20/12, các âu tàu, làng chài do Hải đoàn 128 và Hải đoàn 129 thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn quản lý, vận hành trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã đón 84 lượt tàu với gần 600 ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên và Bình Định vào...