Phát huy vai trò hội nông dân trong bảo vệ môi trường
Thời gian qua, Hội Nông dân Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) nói chung và các biện pháp BVMT nông thôn, bảo vệ sức khỏe người dân nói riêng tới các hội viên và hộ gia đình nông dân, qua đó góp phần giữ gìn môi trường khu vực nông thôn “xanh – sạch – đẹp”.
Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được nông dân xã Kim Phú, TP Tuyên Quang (Tuyên Quang) bỏ vào bể chứa sau khi sử dụng.
Thời gian qua, tại tỉnh Hưng Yên, ô nhiễm ngày càng gia tăng, nhất là khu vực nông thôn. Tại một số nơi chăn nuôi theo quy mô trang trại phát triển nhanh, phân tán trong khu dân cư, chất thải sinh hoạt cộng với chất thải chăn nuôi không hoặc ít được xử lý thải trực tiếp ra môi trường. Mặt khác, môi trường đồng ruộng cũng bị ô nhiễm do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) tràn lan, thải bỏ vỏ đựng hóa chất BVTV ngoài đồng ruộng; ý thức, trách nhiệm BVMT của người dân chưa cao…
Video đang HOT
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên Trần Thị Tuyết Hương cho biết: Trước thực trạng nêu trên, UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp và bước đầu thu được một số kết quả. Riêng Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên, với nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh hỗ trợ, đã tổ chức hàng trăm lớp tuyên truyền về BVMT cho hơn 10 nghìn lượt cán bộ, hội viên trong tỉnh. Học viên tham gia các lớp học được trang bị kiến thức về thực trạng môi trường trên địa bàn tỉnh; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính quyền địa phương về BVMT. Ngoài ra, 100% cơ sở hội đã tổ chức lồng ghép trong sinh hoạt chi hội, tổ hội nhằm phổ biến, tuyên truyền pháp luật về BVMT cho cán bộ, hội viên, với sự tham gia của gần 145 nghìn lượt hội viên tham gia. Đáng chú ý, năm 2015, Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên đã ban hành Đề án số 06-ĐA/HNDT về “Nâng cao vai trò của các cấp Hội Nông dân trong tham gia BVMT nông thôn xanh – sạch – đẹp; góp phần xây dựng nông thôn mới”. Trong đó, xây dựng mô hình bảo vệ môi trường “chi hội ba không”, gồm: Không có bao bì thuốc BVTV đã sử dụng trên đồng ruộng; không đốt rơm rạ sau thu hoạch, thải phụ phẩm nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường; không đổ chất thải chưa xử lý ra môi trường. Đến nay, riêng Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng được hơn 60 mô hình thu gom, xử lý sơ bộ bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng tại 60 cơ sở trong tỉnh; các cấp hội xây dựng được 98 “chi hội ba không”; 182 mô hình Hội Nông dân tham gia BVMT; 436 tổ vệ sinh môi trường do Hội Nông dân tự quản…
Giám đốc Trung tâm Môi trường và Phát triển bền vững (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) Nguyễn Thị Kim Hoa cho biết: Với vai trò của mình, thời gian qua, Hội Nông dân Việt Nam đã tích cực tham gia công tác BVMT. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường (TN và MT) luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm… Sau khi Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN và MT ký Chương trình phối hợp về việc “Thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực TN và MT giai đoạn 2018 – 2023″, hằng năm Hội Nông dân Việt Nam phối hợp Bộ TN và MT tổ chức các hoạt động lớn như: Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”; hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Ngày Đại dương thế giới; Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam… Các hoạt động nêu trên đã thu hút được đông đảo hội viên nông dân và cộng đồng dân cư tham gia, với mục tiêu làm cho cảnh quan môi trường nông thôn “sáng – xanh – sạch – đẹp – bền vững” trên mọi miền đất nước. T.Ư Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo Hội Nông dân 63 tỉnh, thành phố nắm chắc tình hình các đơn vị, doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những đơn vị gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến địa phương; tham gia giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường…
Theo Bộ trưởng TN và MT Trần Hồng Hà, Hội Nông dân Việt Nam đóng vai trò quan trọng huy động hội viên và nông dân tham gia BVMT trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; vệ sinh và giữ gìn cảnh quan, BVMT nông thôn và làng nghề; phát triển mô hình BVMT gắn với xây dựng nông thôn mới. Để phát huy hơn nữa vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong công tác BVMT, Bộ TN và MT đề nghị tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống các cơ quan quản lý ngành TN và MT, Hội Nông dân ở T.Ư và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật BVMT năm 2020 nói chung và các biện pháp BVMT nông thôn, bảo vệ sức khỏe người dân nói riêng tới các hội viên. Xây dựng các cơ chế chính sách cụ thể hóa các phong trào, mô hình tiên tiến để dẫn dắt người nông dân từng vùng, miền tham gia đưa nền nông nghiệp gắn liền với BVMT, hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế hữu cơ trong nông nghiệp. Vận động, huy động hội viên, nông dân để phát triển, nhân rộng các mô hình, cách làm hay về BVMT nông thôn, nông nghiệp, nhất là các hoạt động, mô hình về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, BVMT gắn với xây dựng nông thôn mới tại các địa phương một cách thiết thực và hiệu quả…
Không khuyến khích phát triển thủy điện nhỏ
Ngày 24/10, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, thời gian qua, biến đổi khí hậu mang tính chất cực đoan đã diễn ra một cách tổ hợp, cùng lúc có nhiều loại thiên tai.
Thủy điện bao giờ cũng có hai mặt. Quan điểm là chúng ta không khuyến khích phát triển bằng mọi giá thủy điện nhỏ.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, biến đổi khí hậu và thiên tai, lũ lụt được điều chỉnh trong nhiều luật. Trong đó có vấn đề dư luận nêu một phần là do sự biến đổi khí hậu cực đoan. Vì tất cả chỉ số cho thấy đều vượt các lũ lịch sử, vượt chỉ số cảnh báo lịch sử, có nơi 1 m, có nơi 2 m.
Trong phạm vi Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có đề cập tới một số vấn đề về biến đổi khí hậu. Trong luật này giải quyết bài toán rất xa về biến đổi khí hậu đó là giảm phát thải khí nhà kính, đưa ra các công cụ để quản lý, kiểm soát, để giải quyết một cách căn cơ vấn đề biến đổi khí hậu.
Trong Luật Bảo vệ môi trường có đưa đồng bộ các giải pháp. Thứ nhất kiểm soát chặt chẽ hơn, thực chất hơn các nguyên nhân do con người, do phát triển kinh tế thông qua kiểm soát chất thải. Tôi muốn nói các vấn đề sự cố thiên tai do con người, thông qua quy hoạch bảo vệ môi trường, phân vùng môi trường để chúng ta thực hiện thật tốt hơn.
Để hạn chế tác động con người, phát triển kinh tế, ví dụ như thủy điện. Thông qua các công cụ đánh giá tác động môi trường, quy chuẩn môi trường để đưa môi trường dần trở lại trạng thái tự nhiên. Đây là xu thế đảo ngược tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Thứ hai có phần hết sức quan trọng là hệ sinh thái tự nhiên. Đây là môi trường chúng ta sống, nơi sẽ cung cấp không khí, hấp thụ chất thải. Hệ sinh thái tự nhiên có tác dụng rất lớn đến phòng chống thiên tai. Nên chúng tôi nhấn mạnh đến vấn đề bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, nhấn mạnh quan điểm rất rõ con người phải sống hài hòa tự nhiên, tôn trọng thiên nhiên.
Về việc dư luận cho rằng thời gian gần đây mưa lũ ở miền Trung có phần tác động từ việc phát triển thuỷ điện, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là đối với các nhà máy thủy điện phụ thuộc vào thiết kế mới phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu. Như các nhà máy thủy điện lớn hiện nay đã giải quyết rất tốt bài toán về cắt lũ, điều tiết để cung cấp nước cho mùa hạn. Còn những thủy điện nhỏ thì không đáp ứng được yêu cầu đó. Như vậy, phát triển thuỷ điện phải tuân thủ quy chế về điều tiết, đảm bảo an toàn. Ở góc độ Bộ Tài nguyên và Môi trường, về thủy điện, bao giờ cũng có hai mặt. Quan điểm chúng ta không khuyến khích phát triển bằng mọi giá thủy điện nhỏ.
[Giảm trừ rác thải nhựa, túi nilon để bảo vệ môi trường] Bài 1: Hậu quả từ lối sống "nhanh, tiện" Ước tính, mỗi năm thế giới thải ra đại dương 13 triệu tấn rác thải nhựa, túi nilon phá hủy môi trường sống của nhiều sinh vật, trong đó có cả con người. Bởi vậy, nếu không có biện pháp quyết liệt, trong tương lai không xa, trái đất sẽ chẳng còn chỗ để xả rác, con người phải sống chung với rác...