Phát huy vai trò của hồ sơ sức khỏe toàn dân
Việc lập hồ sơ sức khỏe toàn dân (HSSKTD) được ngành Y tế Quảng Ninh triển khai từ năm 2017 đã góp phần rất lớn trong công tác phòng chống bệnh tật, hình thành các mô hình bệnh tật điển hình trên địa bàn, từ đó có sự đầu tư đúng, trúng nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho người dân.
Cập nhật thông tin sức khỏe bệnh nhân vào hồ sơ sức khỏe điện tử tại Trạm Y tế xã Tiền An (Quảng Yên).
Ngành Y tế tỉnh tận dụng tất cả dữ liệu y tế của người dân có sẵn qua các đợt khám sức khoẻ ở trường học, các đoàn khám, chữa bệnh lưu động, từ thiện, qua khai báo y tế ở các xã, phường, thị trấn, để tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến 30/9/2020, 100% dân số trên địa bàn đã được khởi tạo hồ sơ sức khỏe điện tử. Tiến độ khám, tạo lập HSSKTD của toàn tỉnh là 81,96%. Toàn bộ số hồ sơ này được liên thông giữa các đơn vị y tế trong toàn ngành và BHYT.
Khám bệnh cho bệnh nhân tại Trạm Y tế xã Quảng Sơn (Hải Hà)
Ngay sau khi có hồ sơ này, các trạm y tế, bệnh viện, trung tâm y tế trong toàn ngành đều tích cực cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe của bệnh nhân, các đợt khám, kê đơn thuốc… vào liên thông dữ liệu hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay, tiến độ cập nhật thông tin sức khỏe vào hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân đạt 98,71%. Theo đánh giá của Sở Y tế, trường thông tin của HSSKTD đáp ứng các nội dung theo Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Mọi dữ liệu của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp ích trong việc khai thác thông tin, phối hợp để chẩn đoán và điều trị.
Bác sĩ Sằn Sủi Sáng, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Quảng Sơn (huyện Hải Hà) cho biết: Do y tế tuyến xã chỉ có các trang thiết bị phục vụ khám sức khỏe ban đầu, nên quá trình chẩn đoán những bệnh phức tạp luôn khó khăn. Mỗi khi có bệnh nhân mắc các triệu chứng phức tạp, khó chẩn đoán, hay có bệnh nhân nặng, vượt khả năng điều trị ban đầu tại trạm y tế, sau khi chuyển tuyến cho bệnh nhân, chúng tôi vẫn thường xuyên theo dõi tình hình bệnh nhân qua hồ sơ quản lý sức khỏe. Nhờ đó, chúng tôi đã học tập thêm kinh nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán, cũng như phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Đồng thời, việc nắm bắt số bệnh nhân có các bệnh lý nền, bệnh mãn tính trên địa bàn đã qua điều trị cũng dễ dàng hơn, từ đó theo dõi, quản lý sức khỏe cho nhân dân trong xã được tốt hơn.
Video đang HOT
Không chỉ giúp ích cho cán bộ, nhân viên y tế tuyến huyện, tuyến xã nắm bắt tình hình sức khỏe người dân trên địa bàn, góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ thông qua học tập cách thức chẩn đoán, điều trị của tuyến trên, mà thông qua hồ sơ quản lý sức khỏe còn giúp các bác sĩ tuyến trên tham khảo kịp thời thông tin sức khỏe của bệnh nhân, các bệnh lý nền đã có, quá trình điều trị ở các tuyến… từ đó có sự chẩn đoán chính xác hơn; phương pháp điều trị thích hợp hơn.
Xét nghiệm tiểu đường cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Bác sĩ Trần Khanh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: Đối với những bệnh nhân từ tuyến dưới đến khám lần đầu tại Bệnh viện, chúng tôi cũng tham khảo thêm thông tin trong hồ sơ sức khỏe điện tử của bệnh nhân, kết hợp với các triệu chứng hiện tại để chỉ định những xét nghiệm thích hợp cho bệnh nhân.
Nhờ có hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, hầu hết các bệnh thông thường sẽ được phát hiện sớm và giải quyết ngay tại tuyến khám, chữa bệnh ban đầu, hạn chế biến chứng và diễn biến bệnh tật nặng, giúp giảm tải bệnh viện, giảm áp lực đối với ngành Y tế.
Hơn nữa, bản thân người dân cũng có thể tự truy cập để biết thông tin tình hình sức khỏe của mình qua các đợt khám, chữa bệnh; từ đó có biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, đi khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân và các thành viên trong gia đình.
Từ nguồn dữ liệu thông qua HSSKTD, ngành Y tế cũng xây dựng các mô hình bệnh tật hiện nay, xu hướng bệnh tật ở các khu vực dân cư, qua đó có các giải pháp đầu tư thích hợp cả về nhân lực, vật lực, có biện pháp can thiệp kịp thời, giúp dự phòng bệnh tật, giảm gánh nặng do bệnh tật gây ra.
Vụ Bộ NNPTNT "tuýt còi" Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau: Đề nghị báo cáo Thủ tướng
Liên quan đến việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) "tuýt còi" việc phân công một số chức năng, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp sang ngành y tế của UBND tỉnh Cà Mau mà báo Dân Việt đã phản ánh, ngày 23/9, theo nguồn tin của phóng viên, Bộ NNPTNT tiếp tục có văn bản xung quanh vấn đề này.
Trước đó, ngày 6/1, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 22/QĐ UBND (Quyết định 22) về việc tổ chức lại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, trong đó có tiếp nhận một số chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở NNPTNT.
Theo đó, Bộ NNPTNT đã có 3 công văn gửi UBND tỉnh Cà Mau nêu rõ việc sắp xếp, tổ chức lại theo Quyết định 22 không phù hợp với Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng Khóa XII (gọi tắt là Nghị quyết số 18), Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15/2018/NĐCP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật An toàn thực phẩm và Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ NNPTNT, Bộ Nội vụ.
Một phần văn bản lần thứ 4 của Bộ NNPTNT "tuýt còi" Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau.
Đặc biệt, Bộ NNPTNT nhấn mạnh, việc sắp xếp, tổ chức như trên gây khó khăn cho ngành NNPTNT trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong tình hình mới với nhiều thách thức.
Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Cà Mau tạm dừng Quyết định 22 nêu trên để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan.
Ngày 20/8, UBND tỉnh Cà Mau có Công văn số 5020/UBND-NC về việc thực hiện Quyết định 22.
Cụ thể, UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, tổ chức lại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với chủ trương tại Nghị quyết số 18, đồng thời nhấn mạnh điểm d, Khoản 3, Điều 2 Nghị quyết 56/2017/QH14 quy định "Không nhât thiết câp trên co cơ quan, tổ chưc nào thi câp dươi co cơ quan, tổ chưc đo và ngươc lai".
Với nhận định này, Bộ NNPTNT cho rằng, Nghị quyết số 18 đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo "Bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; kết hơp hài hoà giữa kế thừa, ổn định vơi đổi mơi, phát triển".
Việc tổ chức lại Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm của Cà Mau không đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ trong cả nước khi giao chức năng nhiệm vụ của Sở NNPTNT cho một đơn vị thuộc Sở Y tế.
Bộ NNPTNT đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo xử lý vụ việc nêu trên, đảm bảo thống nhất trong cả nước. Trong ảnh: Văn phòng làm việc của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Ảnh: Chúc Ly.
Liên quan đến ý kiến của UBND tỉnh Cà Mau: "tai tỉnh, từ khi thành lập và hoat động cho đến trươc khi giải thể, Chi cục Quản lý chât lương nông lâm sản và thủy sản chỉ thực hiện đươc khâu quản lý công đoan ban đầu, sản xuât nhỏ lẻ liên quan đến gia súc, gia cầm và một số mặt hàng rau, củ, quả". Bộ NNPTNT nhận định, ý kiến này của UBND tỉnh Cà Mau không xác đáng.
Trong thực tế, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở NNPTNT Cà Mau đã triển khai cơ bản đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ được phân công quản lý toàn bộ chuỗi chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, theo quy định.
Năm 2019 được Bộ NNPTNT xếp thứ 20 trong tổng số 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Bộ NNPTNT, các lập luận như trên của UBND tỉnh Cà Mau không thuyết phục và không phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Do vậy, Bộ NNPTNT đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp có ý kiến về tính hợp pháp, phù hợp của việc chuyển chức năng quản lý Nhà nước của ngành NNPTNT tại địa phương sang ngành Y tế; Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo xử lý vụ việc nêu trên, đảm bảo thống nhất trong cả nước.
Người dân rời Đà Nẵng đến TP.HCM từ 5/9 tự theo dõi sức khỏe 14 ngày Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa có hướng dẫn giám sát y tế đối với người đến TP.HCM từ Đà Nẵng. Từ 0h ngày 5/9, UBND TP Đà Nẵng đã chuyển trạng thái áp dụng các biện pháp phòng, chống COVID-19 từ có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao thành có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Nhiều biện...