Phát huy truyền thống, xây dựng Cục Tác chiến vững mạnh toàn diện, ngang tầm nhiệm vụ
Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) thành lập ngày 7-9-1945. Trải qua 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Cục Tác chiến luôn hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao; góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, BTTM được thành lập, trong đó có Phòng Tác chiến (tiền thân của Cục Tác chiến ngày nay) do đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái kiêm chức trưởng phòng. Do đó, lịch sử của Cục Tác chiến luôn gắn liền với quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và thắng lợi của BTTM.
Trong những năm đầu với quyết tâm vừa làm, vừa học, chủ động khắc phục khó khăn, cán bộ cơ quan Cục Tác chiến từng bước vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tham mưu hiệu quả cho việc chỉ đạo chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ Đảng và chính quyền cách mạng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cùng với việc củng cố, xây dựng cơ quan vững mạnh, Cục Tác chiến đã tích cực tham mưu về phát triển chiến tranh nhân dân, nhất là đẩy mạnh chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ kháng chiến; xây dựng các đại đoàn chủ lực; tổ chức thu thập, phân tích tình hình giúp Bộ Tổng tư lệnh hoạch định phương hướng tác chiến chiến lược, chỉ huy, chỉ đạo các chiến trường. Cục còn trực tiếp xây dựng kế hoạch tác chiến cho các chiến dịch lớn, như Chiến dịch Biên giới, Chiến dịch Thượng Lào, đặc biệt là Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ “Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu”.
Cán bộ Cục Tác chiến nghiên cứu, đánh giá tình hình, tham mưu đề xuất xử lý tình huống tại Sở chỉ huy Bộ Quốc phòng. Ảnh: HÀ ANH.
Video đang HOT
Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, trước âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta của đế quốc Mỹ, Cục Tác chiến tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các chiến trường, vừa phục vụ công tác trị an; chỉ đạo, triển khai các kế hoạch tiễu phỉ, bảo vệ an ninh, an toàn biên giới, nội địa; xây dựng kế hoạch phòng thủ miền Bắc. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đội ngũ cán bộ, sĩ quan Cục Tác chiến đã nỗ lực vượt bậc, thể hiện rõ tài mưu lược, thường xuyên nắm chắc diễn biến, xu thế phát triển tình hình; đánh giá, dự báo đúng âm mưu, thủ đoạn tác chiến của địch; đề xuất, kiến nghị với BTTM, Bộ Quốc phòng (BQP) và Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng các giải pháp, góp phần bảo vệ vững chắc miền Bắc, chi viện đắc lực cho miền Nam, đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ-ngụy ở miền Nam và các cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của địch ra miền Bắc. Cục Tác chiến đã tham mưu, xây dựng kế hoạch tác chiến các chiến dịch lớn, đặc biệt là kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), mở đầu là tác chiến chiến lược ở Tây Nguyên, đã tạo thời cơ chiến lược để quân và dân ta tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau năm 1975, Cục Tác chiến tập trung nghiên cứu, đề xuất và triển khai điều chỉnh thế bố trí lực lượng chiến lược theo quyết tâm, kế hoạch phòng thủ đất nước; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), không để bất ngờ về chiến lược và làm tròn nhiệm vụ quốc tế… Khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Cục Tác chiến tham mưu xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (KVPT), thành phố vững chắc. Các kế hoạch chiến lược của BTTM do Cục Tác chiến chủ trì soạn thảo đã có những bước phát triển mới, toàn diện, đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Những năm gần đây, Cục Tác chiến luôn thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ cơ quan chỉ huy, tham mưu tác chiến chiến lược; giúp Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng BQP, Quân ủy Trung ương về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP); tổ chức chỉ đạo, chỉ huy, hiệp đồng, điều hành các hoạt động SSCĐ và chiến đấu của quân đội và dân quân, tự vệ; đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quốc phòng và các lĩnh vực có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Nổi bật là, cục làm tốt chức năng tham mưu giúp thủ trưởng BQP, BTTM chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, duy trì nghiêm chế độ SSCĐ, nâng cao khả năng chiến đấu của các đơn vị toàn quân. Cục thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình, tham mưu đề xuất thủ trưởng BTTM, BQP những chủ trương, giải pháp xử trí kịp thời, có hiệu quả các tình huống trên không, trên biển, nội địa, tuyến biên giới và không gian mạng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cục còn làm tốt chức năng Cơ quan Thường trực của BQP trong tham mưu, đề xuất cho thủ trưởng BTTM, BQP phối hợp với Bộ Công an giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; cùng các lực lượng bảo vệ an toàn hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ngày lễ, tết và sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, quốc tế tổ chức ở nước ta.
Cùng với tích cực nghiên cứu, tổ chức xây dựng hệ thống kế hoạch tác chiến chiến lược; rà soát, điều chỉnh các quyết tâm sát với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Cục Tác chiến tập trung nâng cao chất lượng công tác huấn luyện chiến dịch, nghiên cứu khoa học quân sự. Cụ thể, cục tham mưu và trực tiếp giúp BQP tổ chức thành công nhiều cuộc diễn tập chiến dịch, chiến lược; luyện tập chỉ huy-tham mưu cơ quan chiến lược và chỉ đạo các đơn vị diễn tập KVPT, diễn tập chỉ huy-tham mưu, đối kháng và các hình thức diễn tập khác, đạt kết quả tốt. Cục triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học quân sự quan trọng về chiến lược QS, QP, KVPT; xây dựng, biên soạn văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào chỉ huy, điều hành, bảo đảm thông suốt, bí mật, an toàn. Kết quả nghiên cứu của cục được nghiệm thu và ứng dụng vào huấn luyện cán bộ chiến dịch, chiến lược; tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương, địa phương; xây dựng các công trình phòng thủ. Cùng với đó, Cục Tác chiến đã tham mưu thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng, thực hiện kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế, xã hội…
Đạt được những thành tích trên là do Đảng ủy, chỉ huy cục luôn lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật Nhà nước và nhiệm vụ trên giao tới toàn thể cán bộ, nhân viên, chiến sĩ. Tập trung nâng cao năng lực tham mưu đề xuất của đội ngũ cán bộ ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ chính trị với nhiều biện pháp đột phá, đồng bộ. Thường xuyên xây dựng nội bộ cơ quan đoàn kết, thống nhất, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên. Toàn cục đẩy mạnh Phong trào Thi đua Quyết thắng; xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm hiệu quả; gắn phong trào thi đua với đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cuộc vận động “ Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” và các cuộc vận động của các ngành, các cấp. Đảng bộ cục thực hiện nghiêm việc tự phê bình và phê bình, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh và xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện, mẫu mực, tiêu biểu.
Trong thời gian tới, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực, đặt ra những khó khăn và thách thức mới với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Đảng ủy, chỉ huy Cục Tác chiến tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, Quân ủy Trung ương, nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa IX và khóa XI) của Đảng về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và nhiệm vụ chính trị cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ. Triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ BTTM-Cơ quan BQP và Đại hội Đảng bộ Cục Tác chiến nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó tập trung vào 3 khâu đột phá: Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu đề xuất chiến lược theo chức năng, nhiệm vụ cơ quan; tăng cường xây dựng chính quy, chấp hành nghiêm kỷ luật, pháp luật và đẩy mạnh cải cách hành chính quân sự; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, nhất là cấp chi bộ. Để nâng cao năng lực công tác tham mưu, chỉ đạo, xây dựng Cục Tác chiến vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, chỉ huy cục tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới phương pháp, tác phong công tác của cán bộ, đảng viên theo phương châm: “Nói ngắn, viết gọn, tham mưu đúng, trúng, hiệu quả” và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên “Biết công việc, biết làm việc, biết thạo việc”…
Với bề dày thành tích và kinh nghiệm công tác trong xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 75 năm qua là cơ sở để Cục Tác chiến nỗ lực phát huy truyền thống “Trung thành-Mưu lược- Sáng tạo-Chủ động-Đoàn kết-Quyết thắng”-đơn vị hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, hoàn thành xuất sắc chức năng cơ quan tham mưu tác chiến chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối ngoại rộng mở
Ngày 27-8, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, đã tới dự lễ kỷ niệm 75 ngày thành lập ngành ngoại giao (28-8-1945 - 28-8-2020) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2020 - 2025.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nền ngoại giao của nước Việt Nam hiện đại vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh - cũng là vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên trực tiếp xây dựng, chỉ đạo và rèn luyện. Trải qua 75 năm, ngành ngoại giao đã đạt được những thành tựu quan trọng, đáng tự hào, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo, định hướng công tác cho ngành Ngoại giao. Ảnh: TTXVN
Ngoại giao Việt Nam từ những ngày đầu kháng chiến, dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã giúp cách mạng nước ta vượt qua muôn vàn khó khăn; với trí tuệ, bản lĩnh, khôn khéo trên bàn đàm phán, ngoại giao đã chuyển những thắng lợi của quân và dân ta trên chiến trường thành những thắng lợi trên mặt trận chính trị, buộc các nước phải tôn trọng độc lập, tự do và các quyền chính đáng của dân tộc ta. Sau khi kết thúc chiến tranh, ngoại giao góp phần quan trọng khôi phục nền kinh tế, tiên phong phá thế bao vây cô lập, mở ra cục diện mới cho phát triển đất nước.
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, công tác đối ngoại thể hiện vai trò tiên phong trong củng cố môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thu hút nguồn lực phục vụ phát triển và không ngừng nâng cao vị thế của đất nước. Từ một nước bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối ngoại rộng mở với 189 quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc; xây dựng được mạng lưới 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện.
Từ một nền kinh tế khép kín và bao cấp, ngành ngoại giao đã góp phần quan trọng trong đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do; đưa đất nước vươn lên đảm nhiệm tốt nhiều trọng trách quốc tế lớn như Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Chủ tịch Hội đồng Liên Nghị viện các nước ASEAN... Trong cuộc chiến chống Covid-19, ngành ngoại giao đã triển khai tốt "ngoại giao Covid", "ngoại giao trực tuyến", phát huy "tinh thần đoàn kết quốc tế" trong phòng chống dịch.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tình hình thế giới còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, bên cạnh các cơ hội cũng nảy sinh nhiều khó khăn, thách thức; công tác đối ngoại phải tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài gắn kết hài hòa với phát huy nội lực để phát triển nhanh, bền vững, nâng cao vai trò vị thế và uy tín quốc tế của đất nước...
Nhân dịp này, thay mặt Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao tặng các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước cho các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao và các cá nhân, tập thể xuất sắc tiêu biểu của Bộ Ngoại giao.
Ngoại giao Việt Nam: 75 năm đồng hành cùng dân tộc, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân LTS: Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài viết với tiêu đề: "Ngoại giao Việt Nam: 75 năm đồng hành cùng dân tộc, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân". Báo Hànộimới trân...