Phát huy tinh thần doanh nghiệp trước làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0
Trước thềm Diễn đàn Kinh tế thế giới ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018), vào hôm nay 21/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam chủ trì tổ chức Hội thảo “ASEAN 4.0: Phát huy tinh thần doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0″.
Hội thảo có sự tham dự của Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018); cùng các Đại sứ, đại diện Đại sứ quán các nước tại Hà Nội; đại diện các bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế hàng đầu; lãnh đạo một số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đi đầu trong phát triển công nghệ cao.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi sâu sắc nhiều mặt của đời sống xã hội. Đánh giá đúng tầm vóc và nhận thức được tác động của cuộc Cách mạng này đối với mỗi nền kinh tế, mỗi tổ chức và mỗi người dân là điều rất quan trọng. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang loại bỏ dần ưu thế của kinh nghiệm, phương thức quản trị cũ và mô hình kinh doanh cũ. Những quốc gia đang phát triển như các nước ASEAN nếu tạo dựng được môi trường thuận lợi cho cái mới nảy nở và lan tỏa, khuyến khích mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới đến từ đổi mới sáng tạo, hoàn toàn có cơ hội phát triển nhanh, bền vững và bao trùm hơn trong Cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra những cơ hội phát triển đầy hứa hẹn, song cũng đặt ra nhiều thách thức. Tự động hóa sâu rộng, thay đổi mô hình kinh doanh gây xáo trộn, chuyển dịch thay thế lao động quy mô lớn, nhất là trong các ngành thâm dụng lao động, đặt ra yêu cầu cấp bách đối với giáo dục, đào tạo nghề ở nhiều nước ASEAN.
Để thích ứng và phát triển thịnh vượng trong một thế giới đang chuyển động nhanh dưới tác động của công nghệ mới, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, từng Chính phủ của ASEAN và doanh nghiệp các nước ASEAN cần phát huy tự cường tìm các hướng đi và giải pháp mới như: Singapore đã đưa ra sáng kiến quốc gia thông minh, Indonesia có chính sách phát triển các vườn ươm công nghệ, Thái Lan có tầm nhìn Thái Lan 4.0… Về phần mình, Việt Nam đang nỗ lực hướng tới tăng tưởng bền vững trên cơ sở nâng cao chất lượng tăng trưởng và tranh thủ thời cơ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh nhằm tiến lên các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam đang quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, đẩy mạnh cải cách thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, chấn hưng giáo dục, phát huy tinh thần khởi nghiệp, khả năng sáng tạo, sự năng động của cả quốc gia.
Đánh giá tác động của cuộc Cách mạng số hóa đối với các doanh nghiệp ASEAN, Chủ tịch EuroCham Việt Nam Dennis Brunetti cho rằng cần thiết phải có cơ chế kết nối cho tất cả mọi người. Việt Nam phải có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Việt Nam tập trung đầu tư hệ thống viễn thông rộng, ổn định, có cơ sở dữ liệu để số hóa nền kinh tế, phát triển giáo dục, giao thông, kết nối mọi người.
Video đang HOT
Về phần mình, Lê Quốc Hữu, Kiến trúc sư trưởng về Smart City, Tập đoàn Viettel Lê Quốc Hữu cho rằng, để phát triển kinh tế số, doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn về những tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và về Kinh tế số. Cập nhật xu hướng công nghệ mới, thay đổi phương thức quản trị, ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, đổi mới sáng tạo trong mô hình tổ chức và cách thức kinh doanh là vấn đề mấu chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng Chiến lược chuyển đổi trong 3-5 năm để chuyển dịch dần sang Doanh nghiệp 4.0, xây dựng thế mạnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp dựa trên nhân tố đột phá là đổi mới sáng tạo, xây dựng văn hóa kỹ thuật số, tạo không gian sáng tạo…
Các đại biểu cũng dành thời gian cho những thảo luận về cơ hội, những vấn đề Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho doanh nghiệp các nước ASEAN, gợi mở các ý tưởng, kiến nghị chính sách về khơi dậy tinh thần doanh nghiệp, nâng cao năng lực thích ứng và tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 của các quốc gia và doanh nghiệp ở các nước ASEAN nhằm nhằm duy trì sự phát triển năng động của các nước ASEAN.
Theo kế hoạch, từ ngày 11 đến 13/9, Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới sẽ đồng tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018 tại Hà Nội. Đây là một trong những sự kiện đối ngoại lớn nhất của Việt Nam trong năm nay, thu hút hơn 1000 đại biểu trong nước và quốc tế. Với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4″, Hội nghị sẽ là nơi thúc đẩy đối thoại, chia sẻ tầm nhìn, ý tưởng, định hướng chính sách liên quan đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại ASEAN và trên thế giới.
Theo Trí thức trẻ
Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài
Sau chuyến thăm Hà Nội từ ngày 4- 6/1/2018, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Mark Field đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam, đồng thời cho rằng các doanh nghiệp Anh nên tận dụng cơ hội để đầu tư mạnh mẽ hơn vào thị trường châu Á này.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Anh Mark Field (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Trang City A.M ngày 18/1 đăng tải bài viết của ông Mark Field có nhan đề "Khi Thái Lan và Việt Nam dẫn đầu kỷ nguyên châu Á, đã đến lúc doanh nghiệp Anh hướng về phía Đông". Trong bài viết, tác giả nhận định đây là kỷ nguyên của châu Á, khi các nước khu vực ngày càng khẳng định được vị thế là "một nguồn lực văn hóa, chính trị và kinh tế" quan trọng của thế giới.
Khi nhắc tới Việt Nam, ông Mark Field cho rằng, Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế suốt hơn 30 năm qua, chỉ sau Trung Quốc, và xu hướng này sẽ còn tiếp tục nhờ những cải thiện đáng kể trong môi trường kinh doanh. Theo ông Mark Field, vẫn còn rất nhiều cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam và Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển đúng với tiềm năng của mình.
Bài viết nêu rõ thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam và Anh đang phát triển mạnh mẽ, tăng hơn gấp đôi kể từ khi hai nước ký thỏa thuận đối tác chiến lược năm 2010. Tuy nhiên, ông Mark Field cho rằng Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng có thể khai phá.
"Mối quan hệ giữa Anh và Việt Nam có thể phát triển sâu rộng hơn nữa. Trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, tôi đã chứng kiến nhiều dự án mà Anh hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế thông qua thúc đẩy năng lượng sạch, tài chính xanh và phát triển các thành phố thông minh", ông Mark Field viết.
Năm 2018 đánh dấu kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Anh, Quốc vụ khanh Mark Field khẳng định đây là thời điểm thuận lợi để các doanh nghiệp Anh thể hiện vị thế đứng đầu trong các lĩnh vực công nghệ tài chính, giáo dục và nghiên cứu y học.
"Chuyến đi của tôi nhằm nhấn mạnh tính đa dạng và tiềm năng phát triển của các nước ASEAN cũng như những giá trị chung giữa khối này và Anh, bao gồm chú trọng phát triển và đổi mới, mối liên hệ giữa người dân các nước và cam kết thúc đẩy hết các tiềm năng", ông Mark Field nhấn mạnh.
Cuối cùng ông Field cho rằng các doanh nghiệp Anh cần tự tin, mạnh dạn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam và các nước ASEAN tiềm năng khác để xây dựng quan hệ đối tác với khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới.
Nhật Minh
Theo City A.M
Theo Dantri
APEC quan trọng thế nào với Việt Nam? Mỗi một cơ chế hợp tác đều đem lại giá trị nhất định cho Việt Nam. APEC cũng vậy. Có thể nói, kể từ khi Việt Nam tham gia APEC năm 1998, Diễn đàn này đã trở thành một động lực quan trọng hỗ trợ cho tiến trình cải cách, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, và đưa...