Phát huy thành tựu Phật sự vì cuộc sống
Với chủ đề “Kế thừa – Ổn định – Phát triển”, sáng qua 23-11, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm cùng nhiều đại diện các bộ, ban, ngành đã tới tham dự. Đại hội có sự tham gia của 1.104 đại biểu, gồm thành viên Hội đồng Chứng minh; thành viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đại biểu các Ban – Viện trực thuộc Trung ương Giáo hội; Ban Trị sự tỉnh, Thành hội Phật giáo; đại biểu tăng ni, Phật tử Việt Nam ở hải ngoại. Diễn ra trong 4 ngày, Đại hội nhằm tổng kết công tác Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI (2007- 2012); hoạch định chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012-2017); thông qua sửa đổi Hiến chương lần thứ V; suy tôn thành viên Hội đồng Chứng minh, suy cử Hội đồng Trị sự và một số Phật sự quan trọng khác.
Công tác Phật sự nhiệm kỳ qua đã tập trung vào những vấn đề trọng yếu như: Kiện toàn và phát triển tổ chức Giáo hội, giáo dục đào tạo tăng ni, hoằng dương chính pháp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Các đại biểu tham gia Đại hội đã thảo luận để đề ra phương hướng hoạt động Phật sự cho nhiệm kỳ VII (2012-2017) nhằm đáp ứng sự phát triển và tầm vóc của Phật giáo nước nhà trong sự đổi mới của đất nước và hội nhập quốc tế.
Theo ANTD
Video đang HOT
Khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII
Sáng nay 23/11, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII, nhiệm kỳ 2012-2017 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội với sự tham gia của hơn 1.500 đại biểu và hàng nghìn tăng ni, phật tử cả nước.
Đúng 8h15 phút sáng nay 23/11, sau lễ cầu nguyện tại chùa Quán Sứ, lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII chính thức bắt đầu bằng nghi lễ chào Quốc kỳ và Đạo kỳ, niệm Phật cầu gia bị, phút tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chư tôn đức giáo phẩm đã viên tịch qua các thời kỳ.
Hơn 1.500 đại biểu và hàng nghìn tăng ni, phật tử khắp cả nước tham dự Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII.
Chứng minh tối cao Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII là Đức Pháp chủ - Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. Chủ toạ đoàn hiện diện gồm 2 vị Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS Trung ương GHPGVN: Hòa thượng Thích Chơn Thiện và Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu.
Trong hơn 1.500 đại biểu tham dự đại hội Phật giáo toàn quốc lần này có 954 đại biểu chính thức gồm các đại biểu bao gồm chư Tôn đức trong Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, đại biểu đại diện cho các Ban, Viện T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Ban Trị sự các tỉnh, thành hội Phật giáo, Hội Phật tử Việt Nam tại các nước châu Âu, Tăng, Ni, Cư sĩ, Phật tử trong nước và ngoài nước cùng đại diện các đoàn Phật giáo Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka và hàng nghìn tăng ni phật tử thủ đô và các tỉnh thành đã tham dự.
Đại hội sẽ diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/11. Trong hai ngày làm việc, Đại hội sẽ tiến hành tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VI (2007-2012), thảo luận, thông qua chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012-2017) suy tôn bổ sung thành viên Hội đồng Chứng minh và suy cử thành viên Hội đồng Trị sự, thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự. Hội nghị sẽ xem xét, thông qua Hiến chương tu chỉnh lần thứ V của GHPGVN tấn phong Giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa và tuyên dương công đức đối với tăng, ni, Phật tử có nhiều đóng góp cho Phật sự trong nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời thông qua các văn kiện quan trọng liên quan GHPGVN và tăng, ni, phật tử trong nước và ngoài nước.
Sau hơn 31 năm thành lập (1981-2012), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nối tiếp truyền thống hòa hợp, "hộ quốc an dân" của các bậc cao tăng trong suốt 2.000 năm Phật giáo đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Sự ra đời, hoạt động và lớn mạnh của GHPGVN đã khẳng định vai trò, vị trí, tiếng nói của Giáo hội là tổ chức duy nhất, đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Đại hội Phật giáo toàn quốc đã chính thức được khai mạc và sẽ diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/11.
Yếu tố cơ bản để thực hiện đường hướng "Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội" cũng như tạo nên những thành tựu là do sự lãnh đạo nhất quán, xuyên suốt của Trung ương Giáo hội với ý thức vun bồi, bảo vệ sự nghiệp đoàn kết, thống nhất Phật giáo Việt Nam và tôn trọng truyền thống tu học đúng chính pháp. GHPGVN có nhiều người tiêu biểu tham gia là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội.
Tăng Ni và Phật tử trong toàn Giáo hội tích cực tham gia các phong trào, các hoạt động của Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Bảo vệ môi trường sinh thái, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, Hội Chữ Thập Đỏ, Hội Người Cao Tuổi... Qua đó, đã xuất hiện nhiều gương điển hình, người tốt việc tốt, bàn tay vàng giàu lòng nhân đạo... được trao tặng Huân chương, Bằng khen, Giấy khen và GHPGVN tặng Bằng Tuyên dương công đức.
Các thành viên Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Phân ban Gia đình Phật tử, Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử và các tiểu ban thuộc Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử đã tích cực tham gia công tác từ thiện với tổng kinh phí thực hiện gần 15 tỷ đồng cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện.
Với những thành tựu nổi bật như vậy, sáng ngày mai 24/11, trong khuôn khổ đại hội, GHPGVN sẽ vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập của Chủ tịch nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và của UBTWMTTQVN trao tặng.
Theo Dantri
Sáng tạo để tiếp tục đi lên "Trong điều kiện khó khăn chung, nhưng chúng ta đã đứng vững, đảm bảo cuộc sống cho hơn 100 lao động, song để tờ báo tiếp tục phát triển trong tương lai, cần phải sáng tạo nhiều hơn nữa", Đại tá Đào Lê Bình, Tổng Biên tập Báo ANTĐ đã nhấn mạnh như vậy tại Đại hội Công đoàn báo lần thứ III,...