Phát hoảng vì yêu phải chàng họ “Keo”
Chưa hết, đến nhà Dung chơi, Chí cũng vẫn áp dụng chính sách “tiết kiệm đồng nào hay đồng ấy”. Những lần tới nhà chơi có việc, khi thì Chí cầm hộp quà cơ quan cho từ hồi đầu năm mang đi biếu, lúc thì lại mua hộp bánh rẻ tiền tới thăm… Tất cả những điều đó Dung đều biết và cô cảm thấy Chí không chỉ bủn xỉn, keo kiệt mà hoàn toàn không coi trọng mình và gia đình nhà mình.
Là những người trẻ, hiện đại, bản thân Dung cũng không phải là người nặng nề chuyện tiền bạc. Yêu nhau hơn 2 năm, Dung không bao giờ có suy nghĩ mọi thứ đều đổ dồn lên bạn trai. Dung luôn nói: “Nam giới cũng là con người, họ cũng có những trách nhiệm và áp lực riêng. Khi đã yêu nhau, hiểu và thông cảm cho nhau thì việc san sẻ cùng nhau cũng là điều không có gì khó hiểu”.
Nghĩ như vậy, sống như vậy, tuy nhiên cuối cùng Dung vẫn phải nói lời chia tay với bạn trai vì không chịu nổi anh chàng quá ư keo kiệt. Những lần đi ăn cùng nhau, sự rạch ròi theo kiểu “tiền bạc phân minh, ái tình sòng phẳng” của Chí – người yêu Dung tới mức anh còn kêu ai gọi món gì thì trả tiền món đó. Nhiều hôm, có nhân viên quá ở đó, anh chàng cũng hồn nhiên kêu bạn gái “góp tiền”: “Em vừa gọi hết 187 nghìn nhé, còn của anh là 160 nghìn. Em đưa tiền đây để thanh toán”.
Ảnh minh họa
Chí phân định rõ ràng món nào do Chí gọi thì anh chàng sẽ trả tiền, còn món nào Dung thích cô sẽ phải tự thay toán. Sự chi ly này của Chí khiến Dung xấu hổ không còn lỗ lẻ nào mà chui. Cô góp ý với bạn trai thì Chí xin rút kinh nghiệm bằng cách… thanh toán trước rồi lát về đòi tiền bạn gái sau. Nhiều hôm đưa Dung về tới cổng, thấy Dung quên Chí không ngần ngại nhắc: “Lúc nãy món em ăn hết 70 nghìn, em chưa trả anh nhé. Thôi, để lần khác đi ăn em thanh toán cũng được”…
Chí còn là người không biết xấu hổ khi cứ lì ra mặc cho người khác phải trả tiền thì trả. Anh chỉ cần mình không mất tiền là thấy vui. Không biết bao lần đi ăn với đám bạn, trong khi bạn trai của những người khác cứ ăn xong là nhanh chóng đứng lên chủ động thanh toán thì Chí cứ ngồi im tảng lờ. Một lần, hai lần không sao nhưng khi tình trạng đó lặp đi lặp lại, Dung phát ngượng với bạn bè.
Chưa hết, đến nhà Dung chơi, Chí cũng vẫn áp dụng chính sách “tiết kiệm đồng nào hay đồng ấy”. Những lần tới nhà chơi có việc, khi thì Chí cầm hộp quà cơ quan cho từ hồi đầu năm mang đi biếu, lúc thì lại mua hộp bánh rẻ tiền tới thăm… Tất cả những điều đó Dung đều biết và cô cảm thấy Chí không chỉ bủn xỉn, keo kiệt mà hoàn toàn không coi trọng mình và gia đình nhà mình.
Video đang HOT
Đã không biết bao lần Dung muốn chấm dứt với Chí vì không chịu nổi tính tình chi ly từng đồng, từng hào của anh. Nhưng Dung sợ, sợ người ta đánh giá cô là kẻ chỉ vì vài đồng bạc mà chia tay. Mọi người không hiểu có khi lại nghĩ Dung là người hám lợi, thấy không được lợi thì đòi chia tay. Cho tới một lần thì Dung không chịu đựng được nữa mà nói lời chia tay đó là khi cả hai cùng vào nhà nghỉ lần đầu tiên, sáng hôm sau ra thanh toán, Chí bắt Dung phải góp thêm 135 nghìn cho tiền khách sạn qua đêm cùng với anh chàng thì Dung biết mình không có lí do nào để tiếp tục thêm tình yêu này nữa.
Theo Iblog
Cô dâu vác bụng bầu trong ngày cưới: "Vé vào cổng" cho hôn nhân?
Cô dâu xinh đẹp vác bụng bầu "vượt mặt" trong ngày cưới liên tục được chia sẻ lên mạng xã hội. Chính điều này đã tạo nên những ý kiến trái chiều trong cư dân mạng.
" Tậu trâu, tậu cả nghé"
Trước đây, chuyện những cặp đôi "ăn cơm trước kẻng" dẫn tới việc ngày cưới cô dâu phải "đeo ba lô ngược" thường là nỗi xấu hổ của gia đình hai bên. Nhưng, thời gian gần đây, chuyện "tậu trâu" phải "có nghé" không còn là chuyện xưa nay hiếm, thậm chí trở thành "vé vào cổng" hợp lệ cho một cuộc hôn nhân.
Vì thế, hình ảnh các cô dâu ôm bụng bầu trong ngày cưới dần trở thành "chuyện thường ngày ở huyện".
Còn nhớ cách đây không lâu, dư luận xôn xao trước câu chuyện cô dâu "vượt cạn" ngay trong ngày cưới ở Nghệ An.
Theo đó, gần đến giờ đón dâu, thì cô dâu đau bụng chuyển dạ. Cả đoàn không đi rước dâu nữa mà đi "rước bà đẻ". Câu chuyện hi hữu này nhận được không ít lời bình luận dí dỏm và hài hước từ người dùng mạng.
Trước thực trạng này, PV đã có cuộc trò chuyện với những cô dâu "đeo ba lô ngược" trong ngày cưới. Chị Linh Trang (SN 1992, Vĩnh Phúc), một cô dâu vừa trải qua giai đoạn cưới xin đầy "giông bão" thổ lộ: "Tôi có bầu được 6 tháng mới làm đám cưới. Ngày ăn hỏi, tôi rất ngượng ngùng, vì trên nhà trai việc cưới xin vẫn còn nhiều thủ tục. Khi đó, tôi có nghe được một số lời đàm tiếu từ gia đình anh.
Có người còn nói: "Bác sĩ bảo mới cưới, chứ xa xôi như vậy ai muốn đi". Ngày cưới, tôi mặc váy cô dâu khi cái thai đã nhô lên rõ mồn một. Nhiều bạn bè đến dự đám cưới còn xoa bụng trêu đùa. Đã vậy, trong hôn lễ, MC còn đọc to: "Chúc cho đôi vợ chồng trẻ sớm sinh quý tử" làm cả hội trường bật cười".
Còn chị Đặng Thị Hương (SN 1994, Thường Tín, Hà Nội) kể: "Ngày mới yêu nhau, bố mẹ anh thường bóng gió, phải "tậu trâu, tậu cả nghé" thì mới yên tâm. Vì thế, khi biết tin tôi có bầu, nhà chồng vui mừng lắm. Nhưng đi xem ngày thì phải 4 tháng sau mới cưới được.
Vậy nên, khi cái thai bước sang tháng thứ 7 tôi mới lên xe hoa về nhà chồng. Vì bố mẹ chồng chào đón nên tôi không ngại ai nói gì. Chỉ có điều, bố mẹ tôi lại mang tiếng vì có đứa con gái không biết giữ gìn.
Chuyện đi chụp ảnh cưới cũng thế, cô dâu không được xinh đẹp như những bạn khác, việc đi lại khó khăn hơn rất nhiều. Chụp ảnh chỉnh sửa bao nhiêu cũng không đẹp lên được. Hai vợ chồng tôi thường trêu đùa, sau này con lớn sẽ đi chụp lại ảnh cưới".
"Thử súng phòng đạn điếc" là cụm từ được sử dụng cho những trường hợp như của chị Trang, Hương. Và chuyện "kiểm tra" khả năng sinh sản của người yêu trước khi đi đến hôn nhân không còn là việc chỉ các chàng trai mới làm. Nhiều cô gái cũng có nhu cầu kiểm tra "máy móc" và khả năng duy trì nòi giống của người yêu trước khi cưới.
Chị Vân Anh (SN 1993, Hà Nội) chia sẻ: "Ngày nay tỉ lệ vô sinh khá nhiều. Nhiều anh chàng nhìn bề ngoài thì rất "ngon lành" nhưng đến khi kết hôn thì mấy năm không làm cho bụng vợ to lên được. Mình với người yêu cứ "test" trước và cả hai quyết định, nếu có bầu sẽ cưới, còn chưa "dính" thì đám cưới cứ "treo" tạm ở đấy".
Quy trình ngược liệu có phù hợp?
Con cái là ước muốn của hầu hết các cặp vợ chồng, nên lo lắng đến khả năng sinh nở của đôi bên trước khi cưới cũng hoàn toàn dễ hiểu. Trong văn hóa của người Việt, cưới hỏi được coi là nghi lễ truyền thống quan trọng nhất của đời người.
Đám cưới là để thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội, họ hàng, gia đình về một cuộc hôn nhân. Trong tâm thức người Việt thì lễ cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Vì vậy "quy trình ngược" này của nhiều cặp đôi vấp phải sự không đồng tình của nhiều người.
Bà Trần Lan Vân (Đông Anh, Hà Nội) thẳng thắn chia sẻ: "Nếu sau này con trai tôi dắt về nhà một cô gái đã có thai và xin cưới, tôi sẽ phản đối.
Theo tôi, để con dâu giữ được hình tượng cũng như sự tôn trọng từ nhà chồng thì hãy sống biết giữ mình. Rất nhiều người vì không được nhà chồng ủng hộ nên sau ngày cưới, cuộc sống vô cùng ngột ngạt".
Cũng theo bà Vân, giới trẻ đừng nhân danh tình yêu để đòi hỏi tất cả. Bởi, sau đó còn rất nhiều hệ lụy mà người trẻ sẽ không thể gánh được trách nhiệm.
Cũng đã có rất nhiều trường hợp con gái sau khi đã "dâng hiến" và tạo ra kết quả thì chàng trai liền quay lưng, buông những lời xúc phạm và đòi chia tay.
Cũng có tình huống cái thai chỉ là cớ để cô dâu trói chân người yêu. Khi đó, hôn nhân chỉ là một cuộc tình ngang trái, đầy tai ương và dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Theo Nguoiduatin
Tôi có nên bỏ gã người yêu bủn xỉn lại còn hay so sánh Chúng mình ngồi trà đá nói chuyện rất vui vẻ nhưng lúc ra về anh hỏi mình " T bạn em vừa xinh nói chuyện lại có duyên nhỉ chả bù cho em ? Giá mà anh được gặp em ấy trước em thì anh đã yêu em ấy rồi" . Mình lúc đó tức điên lên và hét luôn lên " anh...