Phát hoảng vì vô kinh sau tiêm thuốc ngừa thai
Uống thuốc hằng ngày thì dễ quên, đặt vòng lại dễ viêm… nên chị Phương chọn tiêm thuốc tránh thai. Thế nhưng sau hai lần tiêm, chị lo lắng vì cả năm sau vẫn chẳng thấy “đèn đỏ” trở lại.
Chị Phương cho biết, sau khi vỡ kế hoạch sinh cậu con trai thứ hai chỉ cách cô con gái đầu một năm, chị luôn bị ám ảnh về việc lỡ dính bầu. Vì thế, khi mới sinh được hai tháng, chị đã quyết phải tìm một biện pháp tránh thai hiệu quả cho mình. Thế nhưng, đặt vòng thì chị không hợp vì hay bị viêm nhiễm, uống thuốc hằng ngày lại hay quên, chồng chị thì nhất định không chịu dùng bao cao su vì anh cho rằng như thế chẳng còn cảm giác gì. Sau vài lần “yêu” mà vẫn thấp thỏm cảm giác lo lắng, chị Phương đã tìm được giải pháp cho mình: tiêm thuốc tránh thai, mỗi mũi có tác dụng trong ba tháng.
Sau mũi tiêm thứ nhất, chị Phương thấy mất kinh và cảm giác rất thoải mái vì vừa không lo có thai ngoài ý muốn, lại vừa không phải trải qua những ngày “không sạch sẽ”. Thế nhưng, niềm vui biến thành nỗi lo khi mũi tiêm sau chị tiếp tục không thấy kinh, và kể cả khi dừng tiêm, tới vài tháng sau chị vẫn chưa có chu kỳ trở lại.
Cũng cùng chung tâm trạng này, là trường hợp của vợ chồng anh Đức (Gia Lâm, Hà Nội). Sau đám cưới, vì vợ còn bận học nốt cao học, chồng phải quay cuồng với công ty riêng vừa thành lập nên cả hai chưa muốn sinh con. Đi tư vấn, chị Nhàn, vợ anh Đức được một cô y tá tại phòng khám sản phụ khoa tư nhân khuyên nên tiêm thuốc, vừa tránh thai hiệu quả, vừa không lo bị quên. Sau khi tiêm gần một tháng, chị Nhàn thấy có máu đen lây rây suốt mười mấy ngày. Đi khám, chị được bác sĩ cho biết mình bị rong kinh và cho thuốc uống. Thế nhưng, vừa chữa được rong, thì chị lại mất kinh luôn ròng rã suốt thời gian sau đó.
“Kể từ lúc tiêm thuốc đến giờ là một năm rồi mà tôi vẫn chưa có kinh trở lại. Bây giờ, vợ chồng tôi đang mong có con, trong khi vừa rồi đi khám, bác sĩ cho biết, nang trứng của tôi mỏng, niêm mạc thì bị teo, nên tôi chưa thể có kinh và có con được. Tôi thấy hoang mang vô cùng, chỉ sợ mình bị vô sinh”, chị Nhàn thổ lộ.
Video đang HOT
Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y khoa Thái Hà (phố Thái Hà, Hà Nội), thuốc tiêm tránh thai cũng như các loại thuốc tránh thai khác, tức là một loại thuốc nội tiết gây ức chế sự rụng trứng. Đây là loại thuốc tránh thai hiện đại, có hoóc môn progestin liều 150 mg. Ưu điểm của thuốc là tránh thai được lâu (3 tháng khi tiêm một mũi), hiệu quả cao, tới hơn 99%.
Bác sĩ cho biết, về lý thuyết, biện pháp tránh thai này có thể dùng cho bất cứ phụ nữ nào ở lứa tuổi sinh đẻ muốn dùng một biện pháp tránh thai tự chọn.
Tuy nhiên, vì thuốc này có liều dùng cao, hấp thu chậm và khó đào thải khỏi cơ thể nên thời gian hồi phục khả năng có thai sau khi dùng thuốc cũng chậm hơn so với các biện pháp thông thường khác (như đặt vòng hay uống thuốc tránh thai hằng ngày…). Vì thế, thông thường, các bác sĩ giàu kinh nghiệm khuyên những phụ nữ chưa có con không nên sử dụng biện pháp tránh thai này.
Một trong những tác dụng phụ khác của thuốc, khiến không ít chị em từng dùng hoang mang là hay gây rối loạn kinh nguyệt, mất kinh.
“Thực chất, việc mất kinh trong thời gian tiêm thuốc, hay sau đó, không phải là điều gì đáng ngại lắm, vì hầu như không gây hại, nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý phụ nữ, khiến họ cảm thấy bất an và không ít người sợ sẽ không còn khả năng sinh con sau đó”, bà Dung nói.
Theo bà, khi thấy những biểu hiện như vô kinh kéo dài, chị em không nên quá lo lắng bởi thông thường, chỉ sau một thời gian, hiện tượng này sẽ tự hết.
Ngoài ra, cũng bởi thuốc có tác dụng kéo dài, nên nếu cảm thấy không hợp, bị tác dụng phụ không chịu đựng được thì lại không thể đưa thuốc ra nhanh khỏi cơ thể.
“Mỗi biện pháp tránh thai có những ưu, nhược điểm riêng, vì thế, trước khi áp dụng bạn cần tìm hiểu kỹ xem loại nào phù hợp với mình để lựa chọn, tránh những rắc rối sau đó. Để yên tâm hơn, bạn nên đến gặp những bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm để được tư vấn. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy có bất kỳ hiện tượng bất thường nào bạn cũng có thể gọi cho bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích”, bác sĩ chia sẻ.
Bà cũng tâm sự, thực chất, đa số các bác sĩ sản phụ khoa đều ít khi tư vấn cho bệnh nhân dùng loại thuốc tiêm này, “không phải bởi vì nó không hiệu quả hay không tốt bằng các loại khác, mà bởi những tác dụng phụ của nó khiến nhiều chị em không chấp nhận được và chúng tôi thường rất ngại khi cứ phải giải thích đi giải thích lại với họ rằng việc vô kinh trong khoảng thời gian ngắn không có hại gì đâu”.
Theo Vương Linh
Vnexpress
Để thay đổi một chu kỳ kinh nguyệt với thuốc ngừa thai
Thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt?
Chu kỳ kinh nguyệt là một chu kỳ sinh sản bình thường của mỗi XX, chúng thường kéo dài 28 ngày (mỗi XX có chu kỳ nguyệt san khác nhau).
Một chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái được hình thành và thiết lập mỗi tháng và nó có thể thay đổi do mức độ luyện tập thể dục tăng lên, có quá nhiều căng thẳng kéo dài hoặc thay đổi trong lối sống.
Thậm chí, nhiều XX ngày nay còn kháo nhau việc sử dụng thuốc tránh thai để thay đổi thời gian hay chiều dài chu kỳ kinh nguyệt của họ. Thực tế, nếu bạn muốn thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn bằng việc sử dụng thuốc tránh thai thì điều này có thể được thực hiện tương đối dễ dàng.
4 bước để thay đổi một chu kỳ kinh nguyệt với thuốc ngừa thai
Bước 1
Uống mỗi ngày một viên thuốc tránh thai liên tiếp trong 3 tuần (21 ngày) theo chỉ dẫn của bác sỹ. Hãy chắc chắn rằng những viên thuốc tránh thai bạn đang dùng trong thời gian này là loại thuốc tránh thai hàng ngày hiệu quả: thuốc của một nhà sản xuất thuốc tránh thai uy tín, thuốc không hết hạn sử dụng và không phải là thuốc giả.
Bước 2
Khi đã uống thuốc 3 tuần, bỏ qua những viên thuốc bổ máu (giả dược) và thay vào đó bắt đầu tiếp tục dùng các viên thuốc tránh thai chính từ vỉ thuốc tránh thai của tháng tiếp theo của bạn. Điều này sẽ khuyến khích cơ thể không đổ lớp màng tử cung vào thời điểm đó và sẽ trì hoãn kinh nguyệt.
Hãy chắc chắn giữ vỉ thuốc tránh thai cũ của bạn vì bạn sẽ cần những viên thuốc giả dược trong bước tiếp theo.
Bước 3
Khi bạn đã đạt đến ngày mà bạn muốn để bắt đầu và sẵn sàng với chu kỳ kinh nguyệt của bạn thì khi ấy bạn ngừng uống các viên thuốc tránh thai chính và bắt đầu dùng những viên thuốc tránh thai giả dược.
Những viên thuốc này bạn cũng nên được uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày và uống trong vòng 1 tuần. Bạn có thể uống nó 1-2 ngày trước khi chu kỳ nguyệt san của bạn bắt đầu.
Bước 4
Ở tuần bạn đang uống những viên thuốc tránh thai giả dược trên, bạn nên bắt đầu một lịch trình thường xuyên với 3 tuần uống những viên thuốc tránh thai kiểm soát sinh và một tuần uống những viên thuốc giả dược. Điều này sẽ khuyến khích các chu kỳ mới của bạn trở nên vĩnh viễn.
Lời khuyên và cảnh báo
* Bạn có thể bị xuất huyết màu nâu đốm tạm thời trong khi thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
* Chu kỳ tháng phản ánh trung thực sức khoẻ của các XX và cần có tính ổn định. Việc phá chu kỳ nguyệt san bình thường có thể làm phát sinh một số bệnh về nội tiết và tâm lý. Hoóc môn tổng hợp đưa từ bên ngoài vào sẽ tạo ra lượng dư thừa và gây cơ chế điều hoà ngược: cơ thể sẽ phải giảm sản xuất hoóc môn để cân bằng.
Điều này lâu ngày sẽ khiến chức năng sản xuất hoóc môn của cơ thể sẽ giảm, khiến bạn phụ thuộc vào hoóc môn ngoại lai mà dẫn đến rối loạn về cấu trúc sinh lý, gây một số bệnh liên quan đến nội tiết như u xơ tử cung, rối loạn phát triển của niêm mạc tử cung (u cổ tử cung, buồng trứng, bài tiết sữa), của tuyến yên...
* Theo nhiều bác sĩ sức khỏe sinh sản, nếu XX muốn sử dụng thuốc tránh thai để thay đổi chu kỳ kinh nguyệt thì cần phải biết mình có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ không. Nếu bạn có các bệnh: nghẽn tĩnh mạch, bệnh mạch máu não hay mạch vành, van tim, cao huyết áp, ung thư vú, bệnh gan, tiểu đường... thì không nên sử dụng cách này để thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân.
Theo PLXH
Giảm đau đớn, đầy bụng ngày "đèn đỏ" bằng chế độ ăn uống Trong giai đoạn đặc biệt này bạn nên áp dụng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để giúp quản lý tốt nhất các triệu chứng tiền kinh nguyệt và làm cho thời kỳ này trở nên dễ chịu hơn. 1. Chế độ ăn uống giảm đau đớn cho ngày đèn đỏ Trong khi cơ thể có mức độ estrogen cao hơn khi...