Phát hiện xác tàu đắm thời La Mã cổ đại ngoài khơi Italy
Ngày 28/7, lực lượng cảnh sát quốc gia Carabinieri của Italy cho biết xác một con tàu chở hàng thời La Mã cổ đại từ hơn 2.000 năm trước đã được tìm thấy ở ngoài khơi bờ biển gần thủ đô Rome của nước này.
Hàng trăm chiếc vò hai quai trong xác tàu chở hàng được tìm thấy ở ngoài khơi cảng Civilitavecchia, cách Rome khoảng 80 km về phía Tây Bắc. Ảnh: Reuters
Con tàu được phát hiện ở ngoài khơi cảng Civilitavecchia, cách Rome khoảng 80 km về phía Tây Bắc, ở độ sâu 160 m dưới đáy biển. Ước tính con tàu có chiều dài hơn 20 m và niên đại từ thế kỷ thứ nhất hoặc thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Tàu buôn này chở hàng trăm chiếc vò hai quai, một loại bình phổ biến thời La Mã cổ đại. Hầu hết những chiếc vò này vẫn trong tình trạng nguyên vẹn.
Video đang HOT
Đội cảnh sát phụ trách các vụ việc liên quan đến các phẩm nghệ thuật, văn hóa và cổ vật của Carabinieri đã sử dụng thiết bị điều khiển từ xa để định vị và ghi lại những hình ảnh của con tàu đắm này.
Carabinieri cho biết xác tàu đắm này là “chứng tích lịch sử” về các tuyến hàng hải thời La Mã cổ đại và những hiểm nguy trên biển mà các tàu buôn thời La Mã phải đối mặt. Hiện chưa rõ liệu tàu này và hàng hóa trên đó có được trục vớt hay không.
'Cá tận thế' khổng lồ xuất hiện gần Đài Loan
Một nhóm thợ lặn đã bắt gặp con cá tận thế khổng lồ ở ngoài khơi bờ biển Đài Loan (Trung Quốc) gần đây.
Báo USA Today hôm 20-7 đưa tin trong đoạn video do người hướng dẫn lặn Wang Cheng-Ru chia sẻ hồi tháng 6, nhóm thợ lặn kể trên đã bắt gặp con "cá tận thế" khổng lồ hiếm thấy gần Đài Loan. Loài cá oarfish này (còn gọi là cá mái chèo hoặc "cá tận thế") thường sống ở độ sâu từ 60-300 m, thậm chí cả 1.000 m, dưới mặt nước biển.
Trong đoạn video, con "cá tận thế" dường như đã bị thương. "Có nhiều con vật tuyệt vời ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Bắc Đài Loan nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp một con cá oarfish khổng lồ" - Wang nói với tạp chí Newsweek.
Một nhóm thợ lặn đã bắt gặp con "cá tận thế" khổng lồ ở ngoài khơi bờ biển Đài Loan gần đây. Ảnh: AP
Cá oarfish sống ở nhiều nơi ngoài các vùng nước thuộc Bắc Cực. Chúng được sách Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận là loài cá xương dài nhất. Cá oarfish không có răng, ăn các sinh vật phù du thông qua những chiếc lược mang.
Năm 1963, một con cá oarfish bị bắt ở New Jersey - Mỹ với chiều dài ước tính 15 m. Năm 1885, một con cá oarfish nặng 272 kg bị bắt ở Maine - Mỹ.
Cá oarfish có tên khoa học là Regalecus glesne dựa vào hình dáng như mái chèo, theo Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên bang Florida (Mỹ).
Theo văn hóa dân gian Nhật Bản, nhìn thấy những chiếc vảy bạc lấp lánh trên cơ thể của "cá tận thế" là dấu hiệu "sắp xảy ra thảm họa". Truyền thuyết nói rằng loài cá này được gửi từ cung điện của Thần biển để cảnh báo mọi người về những trận động đất sắp tới.
Tuy người ta nhìn thấy những con cá oarfish trước trận động đất Tohoku năm 2011 và thảm họa hạt nhân Fukishima ở Nhật Bản song các nhà khoa học tin rằng sự liên quan giữa oarfish và thảm họa là không có thật.
GS Hiroyuki Motomura tại Trường ĐH Kagoshima nói với tờ New York Post: "Tôi tin rằng những con cá này có xu hướng nổi lên trên mặt nước khi tình trạng thể chất của chúng kém. Đó là lý do tại sao chúng thường chết khi được tìm thấy".
Phát hiện 'kho báu' từ thời La Mã cổ đại trong khuôn viên điền trang Các nhà khảo cổ từ Wardell Armstrong, làm cho Dịch vụ Khảo cổ Học Hội đồng Quận Suffolk, đã phát hiện ra một bộ sưu tập đồ cổ quý hiếm từ thời La Mã cổ đại trong khuôn viên điền trang Euston ở Suffolk, Anh. Vào thời điểm đó, Anh là tỉnh Britannia thuộc Đế quốc La Mã sau khi bị Claudius xâm...