Phát hiện ‘xa lộ’ đã mất nối thẳng từ Nga sang Mỹ
Vùng biển nằm giữa vùng viễn Đông nước Nga và bang Alaska của Mỹ có thể đã hai lần xuất hiện ‘xa lộ băng biển’.
Một nghiên cứu mới cho thấy “xa lộ băng biển” có thể đã đưa con người từ vùng Siberia nước Nga sang đến tận Tân Thế Giới sớm hơn 10.000 năm so với những dự đoán trước đây.
Đó là phát hiện đột phá đến từ nhóm nghiên cứu thuộc Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), Viện Hải dương học Woods Hole và Đại học bang Oregon (Mỹ).
Vùng biển giữa Shberia và Bắc Mỹ có thể tồn tại nhiều tuyến “xa lộ” cổ đại – Ảnh: IFL SCIENCE
Trước đó người ta cho rằng có một gian đoạn khoảng 13.000-14.000 năm trước, một “cây cầu đất” từ xuất hiện giữa Siberia và Bắc Mỹ, đưa người Clovis – những thổ dân đầu tiên của Bắc Mỹ – đến “miền đất hứa”.
Có rất nhiều bằng chứng cho giả thuyết đó, ngoài các bằng chứng về địa vật lý, mô hình khí hậu còn có bằng chứng hài cốt, công cụ, xương động vật cỡ lớn đã tuyệt chủng…
Trong khi đó, một số bằng chứng khác cho thấy mực nước biển 36.000 năm trước thậm chí còn thấp hơn, đủ để lộ ra một “cây cầu” khổng lồ và vững chắc băng qua đỉnh thế giới, giúp người Siberia đi sang Bắc Canada ngày nay.
Tuy nhiên điều này khá khó khăn vì con đường đó sẽ bị cản trở bởi các đỉnh núi tuyết và sông băng gồ ghề, một cảnh quan quá sức hiểm trở và thiếu nguồn sống cho hành trình di cư.
Nghiên cứu mới chỉ ra một mốc thời gian trung gian và một con đường thuận lợi khác nối từ Siberia sang Alaska.
Video đang HOT
Nhóm tác giả đã lần theo manh mối từ một khu định cư 14.000 năm tuổi được khai quật ven biển Tây Canada, cho thấy những người cổ xưa có thể đã tận dụng đường biển khi các sông băng dần rút lui.
Dù vậy, chặng đường hàng ngàn km với thuyền thô sơ thời bấy giờ không mấy khả thi, chưa kể sự xuất hiện của các dòng chảy nguy hiểm theo mùa.
Nghiên cứu mới chỉ ra một cách đi mới.
Tinh chỉnh thời gian một chút, họ tìm ra hai giai đoạn khi mà băng hà không quá khắc nghiệt, nhưng cũng không tan chảy đủ nhiều để biến khu vực giữa Siberia và Alaska thành biển: 24.500-22.000 năm trước và 16.400-14.800 năm trước.
Vào các thời kỳ đó, giữa hai nơi này là một “xa lộ băng biển” vừa đủ bằng phẳng để đi bộ hoặc thậm chí dùng xe trượt để di chuyển qua, có thể kết hợp một số quãng ngắn bằng thuyền.
Việc xác định tồn tại “xa lộ băng biển” không chứng minh trực tiếp con người đã đi qua đó. Tuy nhiên, có các bằng chứng gián tiếp ủng hộ, ví dụ dấu chân người hơn 20.000 tuổi từng được tìm thấy ở New Mexico.
Nghiên cứu vừa được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ.
Anh Thư
Khám phá hang băng khổng lồ dưới lòng sông
Dài và quanh co, hang băng Vatnajokull ẩn dưới sông băng lớn nhất Iceland được mệnh danh là 'Hang băng trăn Anaconda' - một trong những kỳ quan thiên nhiên đáng kinh ngạc.
Nằm trong Công viên Quốc gia Vatnajokull, Hang băng trăn Anaconda có vẻ đẹp ấn tượng với lớp băng xanh và trơn nhẵn
Các hang động sông băng có màu xanh lam độc đáo do áp lực nén băng. Quá trình này đẩy tất cả không khí ra khỏi băng, yếu tố thường khiến băng có màu trắng thay vì xanh lam
Băng xanh không bong bóng đôi khi cũng trộn lẫn với trầm tích tro núi lửa màu xám, trắng và đen, tạo ra những tổ hợp màu rực rỡ, phức tạp, uốn lượn dọc theo vách hang
Hang băng trăn Anaconda là hang động sông băng khá đặc biệt
Chúng hình thành khi băng của sông băng tan chảy và dòng nước tạo ra những đường hầm trơn nhẵn
Đây là lý do khiến các hang động sông băng như Anaconda có vách nhẵn độc đáo như vậy
Khách tham quan có thể đi dạo ngay trong "bụng trăn" với sự hướng dẫn của các công ty thám hiểm địa phương
Theo truyền thống, mùa tham quan diễn ra từ tháng 11 đến tháng 3 vì thời tiết đủ lạnh để đảm bảo hang động sông băng ổn định
Vào mùa hè, thời tiết ấm hơn có thể khiến hang động trở nên nguy hiểm vì băng tiếp tục tan, dù một số hang vẫn đóng băng quanh năm
Bản chất không ổn định đồng nghĩa các hang động sông băng ở Iceland liên tục thay đổi về hình dạng và cấu trúc, khiến mỗi chuyến ghé thăm đều trở nên độc đáo
Điều này cũng mang lại sự thú vị cho các hướng dẫn viên khi họ quay lại vào cuối hè và tìm kiếm những hang động hay đường hầm mới hình thành.
Tìm thấy dấu vết người đầu tiên khai phá Bắc Mỹ: 23.000 năm trước Những dấu vết hóa thạch có niên đại gây bất ngờ đã lộ ra ở Công viên Quốc gia White Sands (New Mexico - Mỹ), được công nhận là dấu chân lâu đời nhất của con người tại lục địa Bắc Mỹ. Theo Live Science, nghiên cứu mới sử dụng 2 kỹ thuật xác định niên đại cùng lúc để định tuổi các...