Phát hiện vụ vận chuyển 3,2 tấn cá tầm Trung Quốc nhập lậu
Sáng 16.12, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49 Công an TP.Hà Nội) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển 3,2 tấn cá tầm đông lạnh không rõ nguồn gốc.
Qua công tác kiểm tra, tổ công tác liên ngành gồm lực lượng QLTT Hà Nội, Đội 6 của PC49 phát hiện ô tô tải mang BKS 30S-3318, do tài xế Ngô Thanh Minh (32 tuổi, ngụ Quảng Ninh) chở 3,2 tấn cá tầm đông lạnh. Tại thời điểm kiểm tra, tài xế Minh không xuất trình được các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch số cá tầm đông lạnh.
Tài xế Minh khai nhận đã nhập lậu số cá tầm trên từ một chủ buôn, người Trung Quốc, sau đó đưa về Hà Nội bán kiếm lời. Tổ công tác đã lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính tài xế Minh với mức phạt 45 triệu đồng về hành vi vận chuyển hàng hóa nhập lậu, đồng thời tiến hành tiêu hủy toàn bộ 3,2 tấn cá.
Theo NTD
Nhiều đường dây lừa đảo qua tin nhắn bị đánh sập
Trong thời gian gần đây, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50 Bộ Công an) phối hợp với Công an các đơn vị đã khám phá hàng loạt vụ lừa đảo tin nhắn qua điện thoại...
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Mới đây, lãnh đạo Bộ Công an đã tổ chức hội nghị công bố thư khen và quyết định khen thưởng đối với những tập thể có thành tích xuất sắc khám phá thành công một số chuyên án, vụ án lớn trong thời gian vừa qua.
Đáng chú ý, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với công an các đơn vị đã lập thành tích khám phá hàng loạt vụ lừa đảo tin nhắn qua điện thoại trong một tháng qua.
Chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng qua tin nhắn/năm
Một trong những chuyên án lớn mà các cơ quan này khám phá là nhóm công ty Vvas, Vcontent, Bắc Đại Dương của Lê Ngọc Tiến (ở Bắc Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Với hoạt động phát tán tin nhắn lừa đảo người sử dụng điện thoại di động, các công ty này đã chiếm đoạt phí dịch vụ tin nhắn lên đến hàng chục tỷ đồng.
Theo nội dung vụ án, đối tượng Lê Ngọc Tiến (trú tại Lô 6 - M5 -TT6 Bắc Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội) là nhân viên công ty FPT bỏ tiền tổ chức thuê người, mua sắm trang thiết bị thành lập 03 công ty Vvas, Vcontent, Bắc Đại Dương. Các công ty này hoạt động phát tán tin nhắn lừa đảo trên các đầu số 7x68 và 7x77 của các nhà cung cấp dịch vụ di động Vinaphone, Mobiphone, Viettel.
Kết quả điều tra ban đầu, xác định trong 1 năm qua, từ 6/2013 đến tháng 6/2014, công ty Vvas, Vcontent đã phát tán hàng triệu tin nhắn lừa đảo từ các đầu số trên với 27 cú pháp chiếm đoạt khoảng 22 tỷ đồng của các thuê bao di động. Số tiền này Tiến ăn chia với các nhà mạng theo tỷ lệ 45-55%.
Ngày 13/6/2014, Tổ công tác của Ban chuyên án 113R đã bắt quả tang và khám xét phòng 119, nhà 5B, tập thể Đại học Công Đoàn, quận Đống Đa và số 234 Nguyễn Trãi, TP Hà Nội, thu giữ hàng chục hệ thống thiết bị phát tán tin nhắn lừa đảo gồm máy tính xách tay và để bàn, hàng chục bộ Hub (thiết bị để cắm USB 3G và sim điện thoại), hàng chục USB 3G và hơn 9000 sim điện thoại cùng nhiều thiết bị, tài liệu liên quan.
Ngay sau khi bắt giữ, cơ quan điều tra còn phát hiện Tiến đã thành lập thêm 02 công ty VMG và CTC để tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động phát tán tin nhắn lừa đảo. Hiện Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đang tiếp tục điều tra làm rõ số đối tượng này để xử lý theo quy định của pháp luật.
Phát tán tin nhắn lừa đảo
Một chuyên án khác được Cục C50 phối hợp với các đơn vị khám phá là nhóm công ty Thiên Ngân, Thiên Hà. Qua điều tra, đối tượng Trần Ngọc Hùng (trú tại Phòng 607 nhà A2, chung cư 54 phố Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) thành lập các công ty Thiên Ngân, Thiên Hà đặt trụ sở tại số 23, ngõ 37 Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội phát tán tin nhắn lừa đảo.
Kết quả ban đầu, xác định từ ngày 1/5 đến 13/6/2004, Hùng và các đối tượng của công ty Thiên Ngân, Thiên Hà đã phát tán hàng trăm nghìn tin nhắn với 83 cú pháp lừa đảo để chiếm đoạt khoảng 1,016 tỷ VNĐ.
Ngày 13/6, Tổ công tác của ban chuyên án 113R đã bắt quả tang tại phòng 307, nhà A2, chung cư 54 phố Hạ Đình 07 đối tượng do Nguyễn Ngọc Quyết đứng đầu đang phát tán tin nhắn rác lừa đảo cho công ty Thiên Ngân.
Tang vật thu giữ gồm hàng chục bộ thiết bị phát tán tin nhắn rác, hàng nghìn sim điện thoại, hàng chục máy tính và USB 3G.
Tải ảnh sex, 800.000 người bị lừa đảo
Cũng hồi cuối tháng 6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50 Công an TP. Hà Nội) đã triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt của hơn 800 trăm nghìn người qua mạng điện thoại di động.
Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Tuấn Anh (29 tuổi, Trưởng phòng kinh doanh một Công ty CP ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Tuấn Anh đã xây dựng hệ thống cho website mmoney.vn, tạo ra các ứng dụng trên điện thoại di động và gửi tự động tin nhắn đến các thuê bao. Các ứng dụng này chủ yếu là xem phim mát mẻ hoặc chơi trò chơi điện tử rất hấp dẫn. Hệ thống sẽ tự động trừ tiền trong tài khoản khi chủ thuê bao cài đạt ứng dụng và chuyển về cho Công ty mà chủ thuê bao không hề biết.
Ngoài ra, thời gian qua, Phòng PC50 Hà Nội cũng phối hợp với Cục C50 phá nhiều vụ án liên quan đến sử dụng công nghệ cao. Trong đó, một vụ là là Công ty Việt Hồng kinh doanh thiết bị nghe lén, theo dõi cá nhân; một vụ là nhóm đối tượng người Trung Quốc móc nối với một số người Việt Nam ký hợp đồng làm đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, sau đó làm giả thẻ, thanh toán khống qua POS lấy tiền chia nhau.
Hiện, những vụ án trên đang được Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội tiếp tục điều tra mở rộng.
Theo_VnMedia
Thanh Hóa: Phá tụ điểm các độ bóng đá nghìn tỷ qua mạng internet 18h00 ngày 6/7/2014, Công an Thanh Hoá đã phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phá chuyên án XĐ414, triệt xoá đường dây đánh bạc quy mô lớn qua mạng Internet. Đối tượng cầm đầu là Dương Bá Liệu (SN 1966) trú ở phường Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn, bắt giữ 11...