Phát hiện vi khuẩn liên quan đến hội chứng ruột kích thích
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Gothenburg, Thụy Điển đã phát hiện ra mối liên hệ giữa Brachyspira – một nhánh vi khuẩn đường ruột – có liên quan đến hội chứng ruột kích thích (IBS), đặc biệt là dạng gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc các cơn tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa chức năng đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và rối loạn bài tiết mà không tìm thấy tổn thương thực thể nào.
Brachyspira thường không dễ phát hiện trong hệ vi sinh vật đường ruột ở người. Chúng ẩn náu bên trong các tế bào ruột, nơi tiết ra chất nhầy. Để phát hiện ra vi khuẩn Brachyspira, phân tích mẫu phân để nghiên cứu là không đủ. Thay vào đó, các nhà khoa học phải tiến hành phân tích các protein của vi khuẩn trong chất nhầy, và từ sinh thiết lấy từ ruột.
Tiến hành phân tích mẫu của 62 bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) và 31 người khỏe mạnh, cho thấy: 19 trong số 62 bệnh nhân IBS (chiếm 31%) có mang vi khuẩn Brachyspira trong ruột của họ, đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân có triệu chứng tiêu chảy. Vi khuẩn này không được tìm thấy trong số 31 người khỏe mạnh.
Vi khuẩn Brachyspira phát hiện ở 1/3 bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.
Nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn Brachyspira được tìm thấy trong khoảng 1/3 số người mắc hội chứng ruột kích thích. Những người bị IBS dạng nhẹ có thể sống một cuộc sống khá bình thường, nhưng nếu các triệu chứng rõ ràng hơn, có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Video đang HOT
Hiện nay việc tiến hành điều trị cho những bệnh nhân (IBS) bằng cách sử dụng kháng sinh không mang lại hiệu quả do: Brachyspira ẩn náu bên trong các tế bào ruột, nơi tiết ra chất nhầy. Đây là cách Brachyspira tồn tại và tránh được sự tác động của thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Brachyspira, bị viêm ruột có triệu chứng giống như phản ứng dị ứng, nên các loại thuốc chữa dị ứng hoặc thay đổi chế độ ăn uống có thể là những lựa chọn điều trị tiềm năng.
Phát hiện trên giúp mở ra những cơ hội mới trong điều trị hiệu quả hơn đối với các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.
Vi khuẩn kháng thuốc có thể lây lan cả khi không dùng kháng sinh
Kháng thuốc kháng sinh đang là hiểm họa đe dọa sức khỏe toàn cầu và mới đây các nhà khoa học còn phát hiện thêm một cơ chế mới, chưa từng được biết đến trước đây, đó là, kháng thuốc còn có thể xuất hiện ngay cả khi chúng ta không sử dụng kháng sinh với số lượng lớn.
Do đó, việc giảm sử dụng kháng sinh là chưa đủ để hạn chế tình trạng kháng thuốc mà phải thực hiện cùng lúc nhiều biện pháp để có thể ngăn ngừa nhiễm trùng với vi khuẩn kháng thuốc ngay từ đầu.
Vi khuẩn ngày càng trở nên kháng các loại thuốc kháng sinh phổ biến. Thông thường, sự kháng thuốc được trung gian bởi các gene kháng thuốc, có thể hiểu đơn giản là chuyển từ quần thể vi khuẩn này sang quần thể vi khuẩn khác.
Một giả định phổ biến là các gene kháng thuốc lan truyền chủ yếu khi chúng ta sử dụng kháng sinh và vẫn tin rằng chỉ trong trường hợp sử dụng kháng sinh thực sự thì vi khuẩn kháng thuốc mới có lợi thế hơn các vi khuẩn khác. Trong môi trường không có kháng sinh, vi khuẩn kháng thuốc không có lợi thế. Vì vậy, các chuyên gia y tế lo ngại về việc sử dụng quá nhiều kháng sinh và kêu gọi hạn chế trong việc sử dụng chúng.
Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu do các nhà khoa học từ ETH Zurich và Đại học Basel dẫn đầu đã phát hiện ra một cơ chế bổ sung mới, chưa từng được biết đến trước đây, đó là, lây lan sự kháng thuốc ở vi khuẩn đường ruột độc lập với việc sử dụng kháng sinh.
Médéric Diard, hiện là giáo sư tại Đại học Basel cho biết: "Nếu chúng ta muốn kiểm soát sự lây lan của các gene kháng thuốc, chúng ta phải bắt đầu với chính các vi sinh vật kháng thuốc và ngăn chặn chúng lây lan qua các biện pháp vệ sinh hoặc tiêm chủng hiệu quả hơn."
Salmonella đang đứng trước tình trạng kháng kháng sinh.
Cơ chế kháng thuốc kết hợp
Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng, giống như vi khuẩn mang gene kháng thuốc, các tế bào có thể sống sót khi điều trị bằng kháng sinh. Chúng rơi vào trạng thái tạm thời không hoạt động và có thể làm giảm quá trình trao đổi chất đến mức tối thiểu, điều này ngăn cản kháng sinh giết chết chúng.
Trong trường hợp Salmonella, loại vi khuẩn này trở nên im lìm khi chúng xâm nhập mô cơ thể trong ruột. Một khi chúng đã xâm chiếm mô, những con vi khuẩn có thể sống ở đó mà không bị phát hiện trong nhiều tháng trước khi thức dậy từ trạng thái không hoạt động.
Nếu các điều kiện có lợi cho sự sống sót của vi khuẩn, nhiễm trùng có thể bùng phát trở lại. Trong Salmonella, có sự kết hợp của 2 cơ chế kháng thuốc là các tế bào cũng mang các phân tử DNA nhỏ (plasmid) có chứa gene kháng thuốc.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Trong các thí nghiệm với chuột, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng Salmonella không hoạt động trong ruột có thể truyền gene kháng thuốc của chúng cho các vi khuẩn riêng lẻ khác cùng loài và thậm chí cho các loài khác, chẳng hạn như E. coli từ hệ thực vật đường ruột bình thường. Các thí nghiệm của họ cho thấy rằng các tế bào rất hiệu quả trong việc chia sẻ các gene kháng thuốc ngay khi chúng thức dậy từ trạng thái không hoạt động và gặp phải các vi khuẩn khác dễ bị chuyển gene.
"Bằng cách khai thác vi khuẩn vật chủ dai dẳng của chúng, các plasmid kháng thuốc có thể tồn tại trong một thời gian dài ở một vật chủ trước khi chuyển sang vi khuẩn khác. Điều này làm tăng tốc độ lây lan của chúng. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là sự chuyển đổi này xảy ra bất kể là có kháng sinh hay không ", GS. Hardt giải thích.
Các nhà khoa học hiện muốn tiến hành nghiên cứu thêm trên chuột và trong vật nuôi thường xuyên bị nhiễm khuẩn Salmonella, chẳng hạn như lợn để điều tra xem liệu có thể kiểm soát sự lây lan của sức đề kháng trong quần thể vật nuôi bằng chế phẩm sinh học hay tiêm vắc-xin chống lại Salmonella.
Kết quả của nghiên cứu này một lần nữa làm cho chúng ta thấy được vai trò của việc phòng bệnh hơn chữa bệnh rất quan trọng. Để ngăn chăn sự lây lan của đại dịch kháng thuốc kháng sinh thì ngoài sử dụng kháng sinh hợp lý, chúng ta cần ý thức, ngăn chặn các căn bệnh nhiễm trùng xảy ra ngay từ đầu, đừng để mọi việc trở nên quá muộn.
Khi hệ miễn dịch "xuống cấp" quá nhanh, cơ thể sẽ có 5 dấu hiệu lạ: Không sớm khắc phục bạn sẽ dễ mắc bệnh và nhiễm virus hơn người khác Kể từ khi chúng ta sinh ra, hệ miễn dịch đã phải hoạt động suốt ngày đêm, chúng hoàn toàn có thể bị tổn thương bởi nhiều yếu tố như căng thẳng, lo lắng, sinh hoạt kém khoa học... Hệ thống miễn dịch chính là "tuyến phòng thủ" số một, cần thiết cho sự sống còn của con người. Nếu không có hệ...