Phát hiện vi khuẩn có khả năng phân hủy nhựa
Các nhà khoa học Nhật vừa phát hiện ra một loại vi khuẩn có khả năng “ăn” được nhựa hữu cơ PET.
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loại vi khuẩn có khả năng “ăn” được nhựa hữu cơ PET. Đây có thể sẽ là chìa khóa giúp giảm thiểu hàng triệu tấn nhựa PET bị thải ra môi trường mỗi năm.
ảnh minh họa
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Kyoto (Nhật) đã phát hiện ra một loại vi khuẩn mới có khả năng sản sinh ra một loại enzyme tiêu hủy nhựa vô cùng hiệu quả.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Science, các nhà khoa học đã thu thập 250 mẫu rác vụn – bao gồm cả đất đá, nước thải và bùn – từ một nhà máy tái chế PET và sàng lọc các ổ vi khuẩn có trong những mẫu này xác định vai trò của chúng trong quá trình phân hủy nhựa.
Video đang HOT
“Trong đó có một mẫu trầm tích chứa một tổ hợp các loài vi sinh vật khác nhau”, tiến sĩ Kenji Miyamoto thuộc nhóm nghiên cứu cho biết. “Tổ hợp này là một hỗn hợp các loài vi khuẩn, các tế bào giống nấm men và các loài động vật nguyên sinh”.
Nhóm nghiên cứu đã thử đưa tổ hợp sinh vật này vào một tấm nhựa mỏng, gây ra nhiều lỗ hổng ăn mòn trên tấm nhựa. Chỉ sau sáu tuần, tấm nhựa đã hoàn toàn bị phân hủy.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu phát hiện và cách ly một loại vi khuẩn tên Ideonella sakaiensis ra khỏi tổ hợp này. Đây là loại vi khuẩn đã tổng hợp được hai loại enzyme là PETase và MHETase – có thể phá hủy nhựa PET và một hợp chất gọi là MHET – (mono 92-hydroxyethyl) acid terephthalic – hình thành trong quá trình phân hủy.
Quá trình phân giải cũng sản sinh ra ethylene glycol and acid terephthalic. Đây là những chất phân hủy thân thiện với môi trường được sử dụng làm nguồn năng lượng cho vi khuẩn.
Hằng năm, có hơn 45 triệu tấn nhựa PET được sản xuất ra trên toàn thế giới nhưng chỉ một lượng nhỏ trong đó được tái chế lại. Phần nhiều số nhựa này được đưa vào bãi rác hoặc bị vứt dưới kênh rạch, tạo ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường.
Các nhà khoa học từ lâu đã tìm kiếm một “chất xúc tác” sinh học có thể phá bỏ cấu trúc tinh thể bền vững của của nhựa polyetilen một cách hiệu quả. Nhưng mãi đến nay, họ mới chỉ tìm được một vài loài nấm có thể làm phân hủy một phần nhựa.
MINH TRƯỜNG
Theo_PLO
Nga đưa hệ thống pháo phòng không "vô song" tới Moscow
Hai hệ thống pháo phòng không Pantsir-S đã được bàn giao cho quân đội Nga đóng tại Moscow. Đó là thông tin vừa được Bộ Quốc phòng nước này đưa ra hôm qua (8/3).
"Trước cuối năm nay, một tổ hợp khác cũng sẽ tiếp tục được chuyển giao bổ sung cho quân đội Nga ở thủ đô Moscow", Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm.
Pantsir-S (NATO gọi là: SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa/pháo phòng không có khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên không trong phạm vi tầm ngắn và trung. Đây là một trong những hệ thống pháo phòng không tiên tiến nhất của Nga hiện nay.
Hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S do Viện thiết kế KBP ở thành phố Tula nghiên cứu chế tạo năm 1994 và lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm hàng không MAKS-1995. Từ đó, hệ thống này được hiện đại hóa đáng kể, biến thể mới nhất đã được trưng bày tại triển lãm MAKS-2007.
Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir-S gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa đất đối không 57E6 cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến.
Hệ thống Pantsir-S được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không hoặc dưới mặt đất và trong khi di chuyển có khả năng bám sát tới 20 mục tiêu và thực hiện phóng cùng lúc hai tên lửa vào mục tiêu.
Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất, với diện tích phản xạ radar nhỏ nhất là 2 cm2 tới 3 cm2, và tốc độ lớn nhất lên tới 1300 m/s.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ukraine thử xe tăng "không thể đánh bại" Quân đội Ukraine vừa bắt đầu tiến hành thử nghiệm một loại "siêu vũ khí" mới của nước này do Lực lượng Bảo vệ Quốc gia thiết kế. Ảnh minh hoạ Trung đoàn Azov của Ukraine vừa thông báo, phát minh mới của họ một loại "xe tăng đổi mới" được gọi là Azovet đang được đưa vào quá trình thử nghiệm để...