Phát hiện vết nứt trước khi nhà cổ sập giữa trung tâm HN
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vừa có báo cáo nhanh về vụ sập nhà 107 Trần Hưng Đạo ( quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, vào lúc 12h35 ngày 22.9, cán bộ, công nhân viên Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1 (đơn vị đang trực tiếp quản lý và sử dụng tòa nhà 107 Trần Hưng Đạo) phát hiện tường của tòa nhà bị nứt. Việc này lập tức được báo cáo lãnh đạo ban.
Chỉ 5 phút sau, lúc 12h40, toàn bộ tầng 2 tòa nhà 107 Trần Hưng Đạo bị sập đổ. Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1 đã lập tức liên lạc với các đơn vị liên quan (cứu thương, cứu hỏa, công an, điện lực) để tổ chức cứu hộ.
Một lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, 35 cán bộ, công nhân viên của Ban quản lý dự án đường sắt 1 đã di tản đi nơi khác trước khi tòa nhà bị sập, chỉ có 1 nhân viên bảo vệ bị gạch rơi vào chân.
Theo vị lãnh đạo này, trong quá trình sử dụng nhà 107 Trần Hưng Đạo, Ban quản lý dự án đường sắt 1 đã phát hiện có dấu hiệu bị dột, thấm nước, bong tróc trần nhà. Đơn vị này cũng đã gia cố trần nhà, chống thấm dột.
Video đang HOT
Các lực lượng khẩn trương cứu hộ cứu nạn tại hiện trường.
Theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên nhân sập ngôi nhà cổ ở Hà Nội bước đầu được xác định là do tòa nhà qua nhiều năm sử dụng, đã xuống cấp. Đồng thời, thời tiết mưa liên tục những ngày gần đây cũng khiến tòa nhà bị thấm nước, giảm khả năng chịu lực.
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng – nguyên Hiệu trưởng Đại học Xây dựng – cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến nhà 107 Trần Hưng Đạo bị đổ sập. Thứ nhất, nếu nhà sập từ mái sập xuống thì do mưa liên tục, nhiều ngày ẩm ướt. Thứ hai, nếu nhà sập do đổ tường thì do nhà lâu năm, xuống cấp. Ngoài ra, chưa kể lý do nhà xây bằng vôi, dễ bong tróc, nứt lở, sẽ xuống cấp nhanh hơn.
“Lẽ ra nhà chỉ có tuổi thọ khoảng 50 năm thì ngôi nhà này có thể đã lên tới hàng trăm năm”, PGS Hùng cho hay.
Ngay sau khi xảy ra sự cố sập nhà 107 Trần Hưng Đạo, lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã có mặt tại hiện trường phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức cứu hộ. Ngành đường sắt cũng đã điều động 36 dân quân tự vệ cùng tham gia cứu hộ, cứu nạn.
Lực lượng cứu hộ đã tổ chức cứu hộ hơn 10 người dân sống ở khu vực xung quanh ra khỏi khu vực tòa nhà bị đổ và kịp thời tổ chức đưa 5 người bị thương đi cấp cứu.
Theo báo cáo nhanh tại Bệnh viện Việt Đức – nơi các nạn nhân đang điều trị, đến 15h10 cùng ngày đã có một nạn nhân tử vong là bà Lê Thị Hường – người bán rau tại khu vực này.
Trong chiều cùng ngày, đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã trực tiếp đến thăm hỏi các hộ gia đình trong khu vực bị ảnh hưởng và đến bệnh viện thăm các nạn nhân bị thương.
KTS. Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, mỗi ngôi nhà do kiến trúc sư người Pháp khi thiết kế đều ghi rõ tuổi thọ. Bên cạnh đó, họ còn ghi rõ tới khoảng thời gian nào phải thay thế. Tuy nhiên, khi tiếp quản, có lẽ hồ sơ thiết kế đều thất lạc nên rất khó có thể xác định thời hạn này. Chẳng hạn: Cũng là công trình thời Pháp thuộc nhưng những công trình như Bưu điện Bờ Hồ, Ngân hàng Nông nghiệp có thể có tuổi thọ hơn một trăm năm. Tuy nhiên, tuổi thọ của tòa nhà sẽ bị ảnh hưởng khi thay đổi kết cấu. Trường hợp, nếu thay đổi về kết cấu chịu lực thì nhà sẽ sập ngay lập tức. Ngoài ra, nếu thay đổi kết cấu bao che cũng có thể cho phép song phải bảo đảm trọng tải không được vượt quá độ cho phép. Theo ông Hanh, một công trình được xếp vào dạng tu bổ bảo tồn phải tuân theo nguyên tắc khi nó có giá trị về lịch sử và công năng. Song cũng phân làm hai mức: Trùng tu và buộc phải xây dựng lại khi đã hư hỏng quá đát nhưng phải dự trên cơ sở bảo tồn giá trị văn hóa. Do đó, việc rà soát tuổi thọ, chất lượng công trình tại những trung tâm thành phố, nơi có tập trung dân cư là rất cần thiết. Tuy nhiên, đây lại là công việc với khối lượng khổng lồ cần tập trung nhân lực các cấp ngành vào cuộc để tránh xảy ra hiện tượng đáng tiếc. Diệu Thu
Theo_Eva
Chuẩn bị nhà tạm cư tại KĐT Định Công cho các hộ dân trong số 107 Trần Hưng Đạo
Biệt thự số 107 Trần Hưng Đạo do Ngành Đường sắt quản lý, sử dụng và là trụ sở của Ban quản lý dự án đường sắt khu vực 1 thuộc Tổng công ty đường sắt. Cả tòa nhà 2 tầng là công trình do người Pháp xây dựng, song khu vực bị sập đổ là hội trường tầng 2 đã được đơn vị cải tạo lại, gia cố lắp mái tôn để chống dột. Khung nhà tầng 1 vẫn còn nguyên.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng chỉ đạo cứu hộ tại hiện trường vụ sập nhà chiều nay. Ảnh: T.Phong
Trực tiếp chỉ đạo khắc phục tại hiện trường, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu UBND quận Hoàn Kiếm và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương kiểm tra, di chuyển các hộ dân trong khu vực nguy hiểm, phong tỏa và tổ chức chống đỡ không để công trình tiếp tục sập đổ, gây thiệt hại tính mạng người và tài sản. UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức thăm hỏi các nạn nhân và có phương án bảo vệ an toàn tài sản của các hộ dân. Sở Xây dựng chuẩn bị quĩ nhà tại Khu đô thị Định Công để bố trí cho các hộ dân tại 107 Trần Hưng Đạo tạm cư. Đồng thời, giao Viện Khoa học Công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội tổ chức giám định, xác định nguyên nhân sự cố và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công trình và các công trình liền kề.
Cũng tại hiện trường, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng yêu cầu các lực lượng cứu hộ phải tập trung huy động tối đa các nguồn lực, bốc dỡ toàn bộ các phương tiện, vật liệu đổ nát để đưa người bị thương ra ngoài. Hướng giải quyết tiếp theo là khoanh vùng và hạn chế đi lại trong tầm ảnh hưởng của biệt thự. Thứ 3, là tháo dỡ phần đổ vỡ. Thứ 4, là kiểm định các kết cấu còn lại.
Được biết, năm 2009, Tổng công ty Đường sắt đã có văn bản đề nghị chấp thuận nghiên cứu lập dự án phá dỡ, xây dựng trụ sở Tổng công ty tại số 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, khi xem xét quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm, tỷ lệ 1/2000, phê duyệt năm 2000, khu đất 107 Trần Hưng Đạo có chức năng là đất bệnh viện, với mật độ xây dựng 65%, tầng cao trung bình 2 tầng nên Sở Quy hoạch-Kiến trúc cho rằng việc đề xuất đầu tư xây dựng trụ sở Tổng công ty Đường sắt ở đây không phù hợp. Mặt khác, đây là công trình biệt thự cũ kiến trúc Pháp, việc phá dỡ ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và giá trị đặc trưng của khu phố Pháp tại địa điểm khu đất.
Trước đó, theo báo cáo phân tích hiện trạng tháng 11/2008 của dự án bảo tồn và phát huy giá trị khu phố Pháp phía Nam quận Hoàn Kiếm do Vùng Ile de France (Pháp) thực hiện thì công trình 107 Trần Hưng Đạo được chuyên gia xác định nằm trong khu vực Ga Hà Nội, được đánh giá là công trình có giá trị đặc biệt trong quá trình nghiên cứu dự án cần được bảo tồn và phát huy. Sở Quy hoạch-Kiến trúc đã đề nghị UBND TP không cho phá dỡ công trình để xây công trình mới làm trụ sở.
Sau khi nhận được ý kiến của Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội về khu đất số 107 Trần Hưng Đạo, UBND TP Hà Nội đã thống nhất với đề xuất và giao Sở trả lời Tổng công ty Đường sắt, xác định rõ không phá dỡ công trình này để xây công trình mới làm trụ sở để không ảnh hưởng giá trị di sản kiến trúc hiện còn lại và hạn chế gia tăng chất tải khu phố cũ.
Được biết, theo Quyết định số 7177/QĐ-UBND, ngày 28-11-2013, của UBND TP Hà Nội, ban hành danh mục nhà biệt thự thuộc đối tượng quản lý sử dụng theo "Quy chế quản lý nhà biệt thự được xây dựng trước năm 1954" thì công trình 107 Trần Hưng Đạo được xếp nhóm 2. Theo Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND, ngày 28-11-2013 của UBND TP Hà Nội, ban hành "Quy chế quản lý quỹ nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954", trên địa bàn Thành phố, với biệt thự xếp nhóm 2 có quy định: khi cải tạo chủ đầu tư phải bảo đảm giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc bên ngoài và các chỉ tiêu quy hoạch của nhà biệt thự cư như mật độ xây dựng, số tầng, độ cao. Trường hợp bị hư hỏng nặng, có nguy cơ xuống cấp, sập đổ, đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng và phải được Sở Xây dựng kiểm tra báo cáo UBND TP cho phép phá dỡ, xây dựng lại. Chủ đầu tư phải có dự án xây dựng lại nhà biệt thự phải bảo đảm kiểu dáng kiến trúc bên ngoài và chỉ tiêu quy hoạch của nhà biệt thự trước khi được cấp thẩm quyền cho phép phá dỡ công trình. Khánh Khoa
Theo_Hà Nội Mới
Xây dựng Trung tâm Logistic ga Yên Viên bằng hình thức xã hội hóa Ngày 16-9, tại Hà Nội, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) và Công ty CP Giao nhận và Vận chuyển INDO Trần (ITL) đã ký kết thực hiện dự án xã hội hóa đường sắt Trung tâm Logistic ga Yên Viên (Hà Nội). Theo đó, giai đoạn 1 của dự án tập trung đầu tư vào khu vực bãi hàng phía...