Phát hiện văn phòng công chứng giả tại TP.HCM
Sở Tư pháp phát hiện Văn phòng công chứng Sao Bắc Đẩu có dấu hiệu hoạt động trái phép.
Trụ sở VPCC giả đã đóng cửa, tháo bảng hiệu , 600 vụ việc được công chứng, chứng thực từ văn phòng này
Sở Tư pháp TP.HCM ngày 27.9 vừa gửi công văn khẩn đến Bộ Tư pháp, UBND TP.HCM, Công an TP, TAND, UBND các quận/huyện, Văn phòng đăng ký đất đai, phòng tư pháp… tại TP.HCM báo động thông tin, ngăn chặn giấy tờ giả.
Cụ thể, nội dung công văn nêu: Qua kiểm tra, Sở Tư pháp phát hiện địa chỉ số 229 Man Thiện, P.Hiệp Phú, Q.9, TP.HCM có treo biển hiệu, quảng cáo nơi đây là trụ sở của Văn phòng công chứng (VPCC) Sao Bắc Đẩu và diễn ra hoạt động hành nghề công chứng.
Sau khi kiểm tra, xác minh, Sở Tư pháp xác định bước đầu các cá nhân, tổ chức trên đã có hành vi hoạt động hành nghề công chứng trái phép, làm giả và sử dụng con dấu của VPCC Q.12, công chứng viên Nguyễn Thế Thành (nhưng thực tế công chứng viên này không đăng ký hoạt động hành nghề công chứng trên địa bàn TP.HCM).Do các hành vi vi phạm nêu trên của các cá nhân, tổ chức có dấu hiệu tội phạm nên Sở Tư pháp TP đã có văn bản chuyển hồ sơ đến Công an Q.9, TP.HCM điều tra xử lý theo thẩm quyền.
Cũng theo thông tin của Sở Tư pháp, đến thời điểm kiểm tra, các cá nhân, tổ chức vi phạm đã thực hiện công chứng, chứng thực khoảng 600 vụ việc (căn cứ theo số chứng thực trên bản sao thu được). Về hình thức nhận dạng, Sở Tư pháp nêu, các văn bản công chứng, chứng thực bản sao sử dụng con dấu giả của VPCC Q.12, công chứng viên Nguyễn Thế Thành ký tên. Qua đó, Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan khi phát hiện các cá nhân, tổ chức có sử dụng các giấy tờ trên thì phối hợp thông tin để làm rõ.
Video đang HOT
Hình thức nhận dạng các văn bản công chứng, chứng thực bản sao sử dụng con dấu giả của VPCC Q.12 ẢNH: SỞ TƯ PHÁP TP.HCM CUNG CẤP
Kiểm tra, thu giữ con dấu giả VPCC Q.12Liên quan đến sự việc trên, chiều 28.9, ông Phan Việt Trung, Phó chánh thanh tra Sở Tư pháp TP.HCM, cho biết tất cả tổ chức hành nghề công chứng tại TP.HCM đều được niêm yết trên website của Sở Tư pháp TP.
Qua công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng, Sở xác định VPCC Sao Bắc Đẩu chưa được đăng ký hoạt động tại Sở, chưa được cấp giấy phép hành nghề công chứng.”Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức này đã thực hiện công chứng, chứng thực 600 vụ việc. Thực tế, con số này chưa phải là đầy đủ nhất. Do Thanh tra Sở Tư pháp không thu hết được nên Ban giám đốc Sở phải ra công văn khẩn cảnh báo trước; đồng thời Sở Tư pháp TP chuyển toàn bộ tài liệu thu thập để Công an Q.9 xác minh làm rõ trách nhiệm hình sự”, ông Trung thông tin.
Về hậu quả pháp lý của 600 vụ việc được VPCC Sao Bắc Đẩu công chứng, chứng thực, ông Trung cho hay Sở Tư pháp đang làm báo cáo gửi UBND TP và sẽ có tham mưu sau.Một cán bộ Công an Q.9 cũng cho biết, sau khi Sở Tư pháp phát hiện VPCC Sao Bắc Đẩu có dấu hiệu hoạt động trái phép, Sở Tư pháp phối hợp với một số phòng ban của UBND, công an quận tiến hành kiểm tra VPCC này và phát hiện ngoài việc hoạt động công chứng giả, còn có thêm “ngành nghề” kiểm toán…
Tại đây, lực lượng phối hợp thu giữ con dấu giả VPCC Q.12 cùng nhiều thùng carton chứa hồ sơ giấy tờ. Bước đầu cơ quan chức năng xác định, một số cá nhân, tổ chức đã có hành vi hoạt động công chứng trái phép, làm giả và sử dụng con dấu của VPCC Q.12 để công chứng giấy tờ liên quan đến giao dịch đất đai, nhà cửa, phương tiện…
Cấp ’sổ hồng’ ngôi nhà hơn 3.000 lượng vàng theo hồ sơ giả”Với chỉ đạo của UBND Q.9, bằng mọi giá, Công an Q.9 đã thu được con dấu giả tại VPCC nói trên; đồng thời tổ chức ghi lời khai, danh tính, lý lịch của những người liên quan đến hoạt động giả công chứng để phục vụ công tác điều tra”, một cán bộ Công an Q.9 cho biết. Ngoài ra, theo lời khai của một trong số người liên quan với cơ quan chức năng thì VPCC giả này mới hoạt động gần giữa tháng 9.2018 (?), do một phụ nữ điều hành.
Theo thanhnien.vn
Phòng ngừa, chấn chỉnh các hành vi công chứng nhằm trốn thuế tại Đà Nẵng
Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng - bà Võ Thị Như Hoa vừa ký ban hành Kế hoạch số 2485/KH-STP triển khai Đề án "Chống thất thu thuế đối với một số lĩnh vực, ngành nghề có rủi ro cao về thuế trên địa bàn TP Đà Nẵng".
Giao dịch tại một phòng công chứng ở Đà Nẵng
Theo đó, Sở Tư pháp Đà Nẵng sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biển pháp luật nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực công chứng nhằm trốn thuế; các hành vi "ký gửi, ký chờ" của công chứng viên và các hậu quả pháp lý phát sinh từ việc "ký gửi, ký chờ" khi thực hiện việc công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản nhằm trốn thuế; các hành vi "liên danh, liên kết, móc nối, thông đồng trích tỉ lệ % cho ngân hàng và nhân viên ngân hàng", tư vấn, hướng dẫn người yêu cầu công chứng ghi sai lệch giá trị giao dịch tài sản trong hợp đồng mua bán, chuyển nhượng so với giá trị giao dịch thực tế...
Hoạt động tuyên truyền trên nhằm để các tổ chức, cá nhân, người dân nắm được về thủ đoạn trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh thông qua các hành vi nêu trên để kịp thời tố giác với cơ quan chức năng.
Kế hoạch 2485/KH-STP cũng triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm khi thực hiện việc công chứng hợp đồng dân sự nhằm trốn thuế và phòng, chống việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức công chứng.
Cụ thể, sẽ tổ chức quán triệt và yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên ký cam kết tuyệt đối không thực hiện hành vi "ký gửi, ký chờ" khi công chứng các hợp đồng, giao dịch, đặc biệt, các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản nhằm trốn thuế và hành vi "liên danh, liên kết, móc nối, thông đồng trích tỉ lệ % cho ngân hàng, nhân viên ngân hàng" nhằm lôi kéo khách hàng.
Tham mưu văn bản yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng quán triệt đến các công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình tuyệt đối không được tư vấn, hướng dẫn người yêu cầu công chứng ghi sai lệch giá trị giao dịch tài sản trong hợp đồng mua bán, chuyển nhượng so với giá trị giao dịch thực tế nhằm trốn thuế. Đồng thời phối hợp, phản ánh đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) - Chi nhánh Đà Nẵng về các tổ chức tín dụng "liên danh, liên kết, móc nối, thông đồng trích tỉ lệ %" với các tổ chức hành nghề công chức nhằm lôi kéo khách hàng, để Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp Đà Nẵng cũng rà soát, tổng hợp những vướng mắc, bất cập liên quan đến các quy định pháp luật trong lĩnh vực công chứng để đề xuất, kiến nghị cơ quan thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Phối hợp, phản ánh đến NHNNVN - Chi nhánh Đà Nẵng những vướng mắc, bất cập khi công chứng các hợp đồng thế chấp, vay vốn được soạn thảo sẵn, gây thất thu thuế và ảnh hưởng đến quyền lợi người yêu cầu công chứng.
Cùng với đó, Sở Tư pháp Đà Nẵng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng; phối hợp với cơ quan thuế kiểm tra chuyên đề về thu phí, thù lao công chứng, việc sử dụng hóa đơn, phiếu thu, nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước... tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn TP theo quy định của pháp luật.
Đáng chú ý, Sở Tư pháp Đà Nẵng sẽ tập trung nâng cao chất lượng áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng; hoàn thiện phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng và triển khai thực hiện tại tất cả các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn. Ngoài ra còn chia sẻ dữ liệu công chứng cho các cơ quan thuế, tài nguyên - môi trường tra cứu nhằm kịp thời phát hiện các hành vi giả mạo văn bản công chứng, đảm bảo quyền và lợi ích của người dân. Sở Tư pháp Đà Nẵng cũng sẽ tham mưu UBND TP Đà Nẵng về Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn trong quý IV/2018.
Theo baophapluat
Khởi tố vụ khung sắt công trường rơi khiến một người mẹ đơn thân tử vong Chiều 28/9, cơ quan công an đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động... Chiều 28-9, liên quan đến vụ cô gái đi đường bị sắt công trường đè tử vong, Cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về an toàn...