Phát hiện ung thư khi mang thai: Đừng quá lo lắng
Nghiên cứu cho thấy khi mắc ung thư trong thai kỳ, thai nhi không ảnh hưởng tới bệnh ung thư của người mẹ.
Chị Nguyễn Thị Phương Quyên vui vẻ cùng con trai sau khi sinh xong và tiếp tục chiến đấu với ung thư – Ảnh: Nhân vật cung cấp
Phụ nữ mang thai vốn phải “mang nặng đẻ đau”, tuy nhiên nhiều người còn phải mang thêm gánh nặng ung thư trong thai kỳ, ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe của mẹ và con.
Đừng quá hoảng sợ
Mang bầu được 3 tháng rưỡi, chị Nguyễn Thị Phương Quyên (Q.9, TP.HCM) đi khám thai phát hiện mình có một khối u nang buồng trứng phải và bác sĩ yêu cầu chị Quyên nhập viện để điều trị.
Do phát hiện sớm nên chị được phẫu thuật cắt buồng trứng phải thành công, nhưng không may mắn khi kết quả giải phẫu bệnh lại là “ ung thư buồng trứng”. Chị lại tiếp tục chiến đấu với ung thư và cả việc nuôi con nhỏ đang mang trong bụng.
Khối u tái phát to dần, tuy mang bầu một đứa nhưng chị Quyên cứ nghĩ mình mang thai hai đứa trẻ. Cuộc phẫu thuật tiếp tục được tạm hoãn vì chị Quyên quyết tâm giữ con mình lại, bé chào đời chị mới tiếp tục điều trị.
Nhờ vào sự kiên trì, cố gắng, cuối cùng chị Quyên hạ sinh an toàn một bé trai cân nặng 2,5kg trong khi chị phải gánh khối u tái phát trong thai kỳ.
Trải qua được cửa tử thần thứ nhất, nhờ vào động lực gia đình và nghị lực phi thường của chính mình, chị Quyên đã phải trải qua 3 lần phẫu thuật trong vòng 5 tháng để bóc tách thành công khối bướu to trên 20cm đã di căn đến vùng xương chậu.
Sau 3 năm liên tục điều trị, kiên trì, bền bỉ, lần mổ cuối cùng là mổ khối u gan trên 20cm và cắt một phần đáy phổi. Chị Quyên đã chiến thắng trong cuộc chiến này, một người được hồi sinh từ cửa tử trở về mà chính bác sĩ phụ trách điều trị cũng cho đó là kỳ tích khi bệnh đã ở giai đoạn tiến xa.
Theo chị Quyên, ngoài việc phải dựa vào nghị lực của chính bản thân mình, trong suốt quá trình điều trị ung thư phải có niềm tin đặc biệt vào các y bác sĩ, sau đó phải giữ tâm lý ổn định, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho chính bản thân mình để không ảnh hưởng đến cháu bé.
Giữ bình tĩnh, điều trị
GS Nguyễn Chấn Hùng – chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam – cho biết theo những nghiên cứu lớn từ trước đến nay người ta thấy rằng khi mắc ung thư trong thai kỳ, thai nhi không ảnh hưởng tới ung thư của người mẹ.
Video đang HOT
Theo số liệu trên thế giới thì cứ 3.000 người mang thai chỉ có 1 người mắc ung thư trong thai kỳ. Những loại ung thư thường mắc chủ yếu ở những phụ nữ có thai như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư hạch…
Bác sĩ Hùng cho biết thêm khi mang thai, cơ thể người phụ nữ xảy ra nhiều thay đổi dẫn đến nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là những thay đổi do mang thai tạo nên như ngực to dần, chân tay phù… Do vậy việc phát hiện ung thư gặp nhiều khó khăn và thường ở giai đoạn không sớm.
Khi phát hiện mình bị ung thư trong thai kỳ, điều quan trọng nhất là người mẹ nên giữ bình tĩnh lắng nghe lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Tùy từng giai đoạn bệnh sẽ có phác đồ điều trị, tuy nhiên khả năng giữ tính mạng cho cả mẹ và con luôn luôn cao.
BS CKII Nguyễn Văn Tiến – trưởng khoa ngoại 1 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM – cho biết khi người phụ nữ mang thai bị ung thư thì tinh thần hoảng loạn, hoang mang lo sợ, sợ chết, sợ chồng bỏ, sợ gia đình xa lánh, sợ con không giữ được… làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể khiến bệnh diễn tiến nặng nề hơn và ảnh hưởng đến bào thai làm thai suy, sẩy thai, sinh non…
Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sống còn của phụ nữ mang thai bị ung thư cũng tương tự như những phụ nữ không mang thai mắc bệnh tương tự. Hiện nay tỉ lệ thai sống ngày càng tăng do những tiến bộ của y học. Việc điều trị ung thư trong thai kỳ là khả thi, nên được tiến hành với một sự thận trọng nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và thai.
Tại sao nên bỏ ngay thói quen ngồi bắt chéo chân?
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dịch tễ học Mỹ, ngồi quá nhiều làm tăng nguy cơ tử vong do các bệnh mạn tính.
Đối với những người có yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông cao, cần phải tránh ngồi bắt chéo chân - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nhưng có một tư thế ngồi đặc biệt nguy hại, đó là ngồi bắt chéo chân. Cách ngồi này gây ra rất nhiều tác hại, từ hình thành cục máu đông đến huyết áp cao và các vấn đề về lưng, theo Live Strong.
1. Tăng nguy cơ cục máu đông
Tiến sĩ Marc Bonaca, phó giáo sư, phát ngôn viên của Đại học Tim mạch Mỹ, cho biết việc gồi bắt chéo chân làm cản trở một số tĩnh mạch ở chân, làm chậm lưu lượng máu. Từ đó, máu có thể lắng đọng trong tĩnh mạch, có thể làm tăng nhẹ nguy cơ cục máu đông ở chân, dẫn đến bệnh tim và đột quỵ, bác sĩ Bonaca nói.
Tuy thực tế, rất khó để một người bình thường phát triển cục máu đông do ngồi bắt chéo chân. Tiến sĩ Bonaca kêu gọi tránh ngồi trong tư thế này lâu hơn 10 -15 phút, theo Live Strong.
Riêng đối với những người có yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông cao, cần phải tránh ngồi bắt chéo chân.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, đó là những người có các yếu tố sau:
Bênh nhân ung thư
Có tiền sử gia đình bị cục máu đông
Nhập viện gần đây
Khi đi máy bay đường dài
Phải ngồi bất động trong một khoảng thời gian dài, ngồi bắt chéo chân có thể uốn cong các tĩnh mạch ở chân, làm hạn chế lưu lượng máu và có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch, khi máu đọng lại trong tĩnh mạch, tiến sĩ Bonaca nói. Vì vậy, ngồi bắt chéo chân sẽ thêm co thắt nhiều hơn và tăng nguy cơ đông máu. Khi đi máy bay đường dài, hãy đứng dậy và duỗi chân sau mỗi 30 phút, theo Live Strong.
Mang thai
Thai phụ không nên ngồi bắt chéo chân. Khi mang thai, máu dễ đông hơn. Mặt khác, thai nhi nằm trên tĩnh mạch chủ dưới, làm hạn chế lưu lượng máu, bác sĩ Bonaca nói. Bắt chéo chân có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
2. Dẫn đến tư thế đi khập kiễng
Thường xuyên ngồi bắt chéo chân có thể xoắn vặn cơ thể ở vị trí không tự nhiên.
Một nghiên cứu nhỏ, được đăng trên Tạp chí Khoa học Vật lý trị liệu, cho thấy tư thế ngồi bắt chéo chân có thể gây vẹo cột sống, giảm chiều dài thân và biến dạng cột sống. Có thể gây ra dáng đi khập khiễng, tiến sĩ Hayden, phát ngôn viên của Hiệp hội Chỉnh hình Cột sống Mỹ, nói.
Mặc dù ban đầu có thể chưa thấy bất cứ điều gì không ổn khi ngồi với tư thế xấu này, nhưng nó mang lại hậu quả lâu dài cho xương, tiến sĩ Hayden cho biết.
3. Gây đau lưng
Nhiều người thích ngồi bắt chéo chân vì cảm thấy thoải mái hơn.
Tiến sĩ Hayden giải thích rằng ngồi bắt chéo chân đặt các lực bất đối xứng lên các khớp giữa xương chậu và thắt lưng.
Lớp sụn ở các khớp chịu trọng lượng này có thể sưng lên khi bị lệch hoặc bị kích thích, có thể dẫn đến đau lưng, tiến sĩ Hayden cho biết, theo Live Strong.
4. Tăng huyết áp nhẹ
Nếu bạn đo huyết áp khi ngồi chéo chân, kết quả sẽ hơi cao hơn so với ngồi bình thường.
Huyết áp bị tăng tạm thời do lưu lượng máu bị hạn chế, nhưng nếu không bị huyết áp cao hoặc tiểu đường, thì không sao, bác sĩ Bonaca nói.
Ngay cả khi có bệnh mạn tính, nếu được kiểm soát, thì việc ngồi bắt chéo chân cũng không tác hại lâu dài.
Tiến sĩ Bonaca chỉ ra rằng nếu đo huyết áp tại nhà, cần phải ngồi đặt chân lên sàn để có kết quả chính xác.
5. Gây tê bại hoặc yếu chân
Bạn có thể cảm thấy ngứa ran hoặc tê chân khi bắt chéo chân, nhưng không có gì phải lo lắng.
Nguyên nhân chỉ là do sự chèn ép dây thần kinh mặt ngoài cẳng chân và sẽ không gây ra bất kỳ thiệt hại nào, tiến sĩ Bonaca nói. Có một nguy cơ nhỏ là lâu ngày có thể gây bại hoặc yếu, nhưng điều đó rất khó xảy ra, theo Live Strong.
Cách ngồi tốt nhất
Lý tưởng nhất là ngồi như Nữ hoàng Elizabeth! Chân không bắt chéo mà đặt trên sàn, lưng thẳng, mắt tập trung thẳng về phía trước.
Nếu thói quen ngồi bắt chéo chân đã ăn sâu đến mức bạn cảm thấy không thoải mái khi ngồi khác đi, tiến sĩ Hayden khuyến khích, ít nhất là nên đổi chân thường xuyên, theo Live Strong.
Vậy bạn có còn muốn ngồi bắt chéo chân?
Mặc dù bắt chéo chân không có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu bạn không thuộc nhóm có nguy cơ cao, nó vẫn có thể tác hại đến cột sống lưng của bạn, theo Live Strong.
Nằm trong số 4 kiểu bà mẹ này, chị em đừng vội mang bầu bé thứ 2 Trước khi quyết định mang bầu lần 2, mẹ cần cân nhắc đến những vấn đề như sức khỏe, độ phục hồi của cơ thể, điều kiện kinh tế gia đình hay tuổi và sức khỏe của con lớn. Những bà mẹ có kế hoạch rõ ràng, chuẩn bị sẵn sàng về sức khỏe, tâm lý, kinh tế trước khi mang thai thì...