Phát hiện u bàng quang, có phải ung thư không?
Nhiều trường hợp phát hiện u bàng quang sau siêu âm rất lo lắng, cho rằng ung thư. Tuy nhiên, u bàng quang có u lành tính và ác tính, cần phải khám chuyên sâu để chẩn đoán.
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính thường gặp ở cơ quan tiết niệu sinh dục (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo…), gặp ở nam nhiều hơn nữ.
Khi phát hiện có khối u bàng quang, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán là u lành tính hay u ác tính.
Ung thư bàng quang nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh cao. Triệu chứng đái máu toàn bãi (từ đầu đến cuối bãi đi tiểu), có thể kèm theo máu cục, nhưng lại không đau buốt có thể là biểu hiện duy nhất của bệnh ở giai đoạn sớm. Đôi khi khối u trong bàng quang lại được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe.
Nhiều người khi có biểu hiện bí tiểu, tiểu ra máu… đi khám phát hiện u bàng quang qua siêu âm. Tuy nhiên, không phải cứ có u bàng quang có nghĩa là ung thư.
Sau chẩn đoán u bàng quang, chẩn đoán tiếp theo phải làm là chẩn đoán u lành tính hay u ác tính.
Video đang HOT
Trên từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán phù hợp, có thể có nội soi bàng quang. Với những trường hợp u bàng quang mới phát hiện lần đầu, phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang vừa là phương pháp chẩn đoán (lấy mẫu u bàng quang làm giải phẫu bệnh, xem u là lành tính hay ác tính – ung thư bàng quang), vừa là phương pháp điều trị (loại bỏ khối u).
Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định chụp cắt lớp vi tính (có thể đánh giá được sự xâm lấn của khối u ra ngoài bàng quang, di căn hạch của ung thư bàng quang…). Ngoài ra, khi được chẩn đoán ung thư, sẽ có thêm một số chỉ định để đánh giá giai đoạn bệnh.
Quá trình điều trị phụ thuộc vào vị trí u và giai đoạn bệnh, nhưng chủ yếu là phẫu thuật, có thể kèm theo hóa xạ trị bổ trợ, liệu pháp sinh học hoặc các liệu pháp quang động học, miễn dịch, tùy theo giai đoạn bệnh.
Tiểu ra máu cảnh báo ung thư bàng quang
Năm 2020 Việt Nam ghi nhận hơn 1700 ca mắc mới và gần 1000 trường hợp tử vong ung thư bàng quang.
Chuyên gia cảnh báo những triệu chứng cảnh báo nguy cơ ung thư bàng quang cần đến bệnh viện ngay.
Ung thư bàng quang thường có tiên lượng tốt nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tổn thương nông tại bàng quang.
Tuy nhiên, triệu chứng ung thư bàng quang thường rất khó nhận biết. Chuyên gia khuyến cáo mọi người "lắng nghe cơ thể", nhận biết những dấu hiệu nhỏ, mơ hồ nhưng có thể cảnh báo bất thường để đi khám sớm, kịp thời phát hiện nguy cơ.
Theo đó, cần hết sức lưu ý khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn
- Tiểu máu là dấu hiệu thường gặp nhất. Tiểu máu từng đợt, tiểu máu đại thể, toàn bãi.
- Đau khi đi tiểu
- Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu: đây là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên, do bàng quang bị kích thích hay bị giảm thể tích.
- Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do u xâm lấn hay do cục máu đông.
Khi ở giai đoạn muộn của ung thư bàng quang, tế bào ung thư đã di căn xa, sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:
- Đau hông lưng
- Đau trên xương mu
- Đau hạ vị
- Đau tầng sinh môn
- Đau xương
- Đau đầu
Các bác sĩ khuyến cáo, mỗi người cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể bài tiết, đào thải các độc tố; Cải thiện chế độ ăn uống, ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa... Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe.
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ - Do đâu? Một cảm giác đau đớn, bỏng rát, luôn luôn muốn đi tiểu đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu. Hơn một nửa số phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng tiểu ít nhất một lần trong đời, trong khi rất nhiều người phải vật lộn với tình trạng nhiễm trùng lặp lại. Nhưng nhiễm trùng đường tiểu không chỉ là...