Phát hiện ‘triệu năm có một’ giúp hóa giải bí ẩn về tiến hóa của sự sống
Với việc phát hiện các hóa thạch 500 triệu năm tuổi, nhân loại cuối cùng đã có lời giải cho câu đố “ám ảnh” giới khoa học trong nhiều thế kỷ liên quan đến tiến hóa của sự sống trên bề mặt địa cầu.
Hai hình trái là hóa thạch được tìm thấy ở Vân Nam, và hình phải là mô phỏng loài Gangtoucunia aspera PROCEEDINGS OF THE ROYAL SOCIETY B
Các nhà khoa học đã thở phào nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng biết được hình dạng của những động vật đầu tiên phát triển thành công khung xương. Điều này có thể thực hiện nhờ vào bộ sưu tập hóa thạch được bảo quản tốt ở tỉnh Vân Nam, miền đông Trung Quốc. Kết quả cuộc nghiên cứu được công bố trên chuyên san Proceedings of the Royal Society B số tháng 11.
Mảnh ghép then chốt
Trong một sự kiện được gọi là Sự bùng nổ kỷ Cambri cách đây từ 550-520 triệu năm trước, nếu dựa vào các hóa thạch được tìm thấy trước đó, dường như địa cầu đột ngột xuất hiện những động vật đầu tiên có khung xương cứng và chắc khỏe. Nhiều hóa thạch tồn tại dưới dạng những hình ống, bên trong rỗng, chiều dài từ vài milimét đến nhiều cm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến gần đây các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể hình dung được những động vật đầu tiên có bề ngoài như thế nào. Điều này do các hóa thạch thiếu đi phần mô mềm để hỗ trợ việc phân loại thành các nhóm động vật.
“Đây thật sự là phát hiện “triệu năm có một”. Những dạng ống như thế này thường được tìm thấy trong nhiều nhóm động vật khác nhau. Thế nhưng, cho đến nay, chúng bị liệt vào nhóm hóa thạch “có vấn đề” vì chúng tôi không có cách nào để phân loại chúng”, theo tác giả báo cáo là tiến sĩ Luke Parry của Đại học Oxford (Anh).
Trả lại danh tính cho Gangtoucunia aspera
Dựa vào việc phân tích hóa thạch được tìm thấy ở Vân Nam, các nhà khoa học xác định được, trước khi sự sống trên trái đất bùng nổ và đa dạng hơn cách đây khoảng 540 triệu năm, những khung xương của động vật sơ khai đầu tiên đã bắt đầu tượng hình. Và chúng có tên Gangtoucunia aspera.
Nhóm hóa thạch này có niên đại cách đây khoảng 514 triệu năm, bảo trì được mô mềm của 4 sinh vật biển thuộc về chi Gangtoucunia aspera, có bề ngoài như sâu.
Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng chi động vật đã tuyệt chủng này thuộc về họ hàng các loài giun vẫn còn tồn tại đến ngày nay, trong đó có giun đất. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới cho thấy Gangtoucunia có nhiều điểm tương đồng với các loài động vật như sứa, hải quỳ, san hô.
Các chuyên gia hiện thiên về khả năng Gangtoucunia có thể thuộc về loài sứa cổ đại.
Hình dạng trên thực tế của chúng được cấu tạo từ một dạng khoáng chất rắn tên calcium phosphate, cũng được tìm thấy ở xương người.
“Nhờ vào những mẫu vật xuất sắc vừa được tìm thấy, mảnh ghép quan trọng của bức tranh về tiến hóa của sự sống địa cầu cuối cùng đã được đặt vào vị trí”, tiến sĩ Parry cho biết.
Nhân loại vừa 'tóm được' luồng ánh sáng bí ẩn và mạnh nhất truyền từ vũ trụ
Sự kiện bùng phát tia gamma (GRB), dạng bùng nổ điện từ phóng thích năng lượng mạnh nhất trên toàn vũ trụ, vừa được các kính viễn vọng trái đất ghi nhận hôm 9.10.
Mô phỏng một đợt bùng nổ tia gamma NASA, ESA
Vào thập niên 1960, các vệ tinh quân sự Mỹ tình cờ phát hiện những luồng ánh sáng phóng thích năng lượng vô cùng mạnh mẽ đến từ vũ trụ. Họ gọi là các đợt bùng nổ tia gamma (GRB).
Đây là hiện tượng nhiều khả năng sản sinh trong quá trình các ngôi sao khổng lồ kết thúc cuộc đời bằng một vụ nổ kinh thiên động địa và chuyển thành hố đen. Hoặc GRB cũng có thể ra đời khi các sao neutron va chạm với nhau.
Trong vòng vài giây, những vụ nổ này phóng thích năng lượng tương đương với mặt trời tạo ra trong suốt 10 tỉ năm đời sống, theo Space.com hôm 14.10.
Được đặt tên GRB221009A, luồng ánh sáng được phát hiện hôm 9.10 là đợt bùng phát năng lượng mạnh nhất từ trước đến nay, phóng thích 18 teraelectronvolt năng lượng. Các nhà khoa học vẫn đang phân tích những số đo, nhưng nếu được xác nhận, đây là vụ nổ GRB đầu tiên vượt ngưỡng 10 teraelectronvolt.
Bên cạnh đó, kết quả đo đạc cho thấy luồng ánh sáng trên truyền đến trái đất từ địa điểm cách địa cầu khoảng 2,4 tỉ năm ánh sáng. Đây cũng là sự kiện GRB phát hiện gần trái đất nhất từ trước đến nay, gần gấp 20 lần so với các sự kiện GRB khác.
Dù GRB221009A vẫn nằm trong khoảng cách an toàn đối với trái đất, một sự kiện gần hơn, chẳng hạn cách vài ngàn năm ánh sáng, có thể tước bỏ tầng ozone bảo vệ địa cầu và kích hoạt cơ chế hủy diệt hàng loạt trên bề mặt hành tinh của chúng ta.
Trên thực tế, các nhà khoa học cho rằng một trong những sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử trái đất, diễn ra khoảng 450 triệu năm trước, có thể xuất phát từ vụ nổ GRB ở khoảng cách gần, theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Địa cầu có đại dương thứ sáu nhưng chẳng ai thấy được Đội ngũ khoa học quốc tế đã tìm được chứng cứ cho thấy sự tồn tại của một khối lượng nước đáng kể ở giữa lớp manti trên và dưới trong lòng địa cầu, và cho rằng đó có thể được xem là đại dương thứ sáu. Các lớp của trái đất AFP/GETTY Từ lâu con người đều biết thế giới có 5...