Phát hiện triệu chứng cục máu đông trên da và qua cách thở
Khi cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch ở chân, tay của một người, da khu vực đó có thể đổi màu hơi xanh hoặc hơi đỏ.
Thông thường, hình thành các cục máu đông (huyết khối) là quá trình cần thiết để cầm máu khi cơ thể bị thương. Sau đó, chúng sẽ bị phá vỡ khi vết thương lành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cục máu đông hình thành không rõ nguyên nhân, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Hiệp hội Huyết học Mỹ giải thích: “Tiểu cầu (một loại tế bào máu) và protein trong huyết tương phối hợp với nhau để cầm máu bằng cách hình thành cục máu đông. “Thông thường, cơ thể sẽ làm tan cục máu đông sau khi vết thương lành. Tuy nhiên, đôi khi, cục máu đông hình thành ở bên trong mạch mà không có vết thương rõ ràng hoặc không tan một cách tự nhiên”.
Khi điều này xảy ra, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Tình trạng này dễ gây ra nhiều rủi ro khác nhau, tùy thuộc vào vị trí hình thành trong cơ thể và các triệu chứng kèm theo. Cục máu đông giống như khối thạch khi máu chuyển từ dạng lỏng sang rắn. Chúng có thể xuất hiện trong tĩnh mạch hoặc động mạch của tim, não, phổi, bụng, tay và chân.
Bởi vậy, các chuyên gia y tế nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện các dấu hiệu ban đầu bao gồm chuột rút, sưng tấy hoặc nóng một vùng da… Ngoài ra, còn có 2 triệu chứng ban đầu nghiêm trọng khác ít được nói tới hơn.
Khó thở là một triệu chứng nghiêm trọng không nên bỏ qua. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Khó thở
Khó thở là một triệu chứng nghiêm trọng không nên bỏ qua. WebMD cảnh báo: “Đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có cục máu đông trong phổi hoặc tim. Tim của bạn đập nhanh hoặc bạn đổ mồ hôi, ngất xỉu”.
Đổi màu da
Khi một cục máu đông bịt kín các tĩnh mạch ở cánh tay hoặc chân của một người, da khu vực đó có thể đổi màu hơi xanh hoặc hơi đỏ.
Blood Clot Recovery giải thích, những thay đổi về màu da, chẳng hạn như chuyển sang tái nhợt, đỏ, xanh hoặc tím là dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu. Khi đó, một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, thường xảy ra ở chân, có thể gây nguy hiểm.
WebMD cho biết thêm: “Cục máu đông có thể gây chết người và bạn sẽ không biết chắc mình mắc phải cho đến khi được kiểm tra. Bác sĩ có thể kê thuốc làm tan cục máu đông hoặc phẫu thuật”.
Những ai có nhiều nguy cơ hình thành cục máu đông?
Sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch có thể gây nguy hiểm cho tính mạng, vậy những ai có nhiều nguy cơ gặp tình trạng này?
Cục máu đông có thể rất nguy hiểm và một số hoạt động nhất định sẽ khiến mọi người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cục máu đông hay còn gọi là huyết khối có thể di chuyển qua mạch máu cho đến khi bị mắc kẹt và đôi khi đe dọa tính mạng nếu không được điều trị nhanh chóng.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) thông tin: "Nhiều yếu tố có thể dẫn đến đông máu quá mức, khiến lưu lượng máu bị hạn chế hoặc tắc nghẽn". Cục máu đông gây đau tim, đột quỵ, tổn thương các cơ quan trong cơ thể hoặc thậm chí tử vong.
Người bệnh có thể sưng, đau ở chân bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa: Dallasvi
Tổ chức trên cho biết: "Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông không mong muốn và làm cho các tiểu cầu kết dính với nhau nhiều hơn. Hút thuốc cũng làm hỏng lớp niêm mạc của mạch máu, dễ hình thành các cục máu đông".
Việc chăm vận động, tránh ngồi yên trong thời gian dài sẽ giảm khả năng mắc bệnh. Nếu bạn từng phẫu thuật hoặc phải nằm trên giường vì những lý do khác, hãy cố gắng di chuyển càng sớm càng tốt.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm thừa cân hoặc sử dụng thuốc tránh thai kết hợp nội tiết tố.
Một số nhóm người cũng cần đề phòng là phụ nữ đang mang thai hoặc mới sinh con, người mắc bệnh Crohn hoặc viêm khớp dạng thấp.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều ở nhóm trên 60 tuổi.
Các triệu chứng
Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng bệnh lý xảy ra khi một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu, thường là ở chân. Các biểu hiện gồm:
- Sưng ở chân bị ảnh hưởng, hiếm khi sưng ở cả hai chân.
- Cơn đau thường bắt đầu ở bắp chân, giống như chuột rút hoặc đau nhức.
- Vùng bị ảnh hưởng có thể đổi màu da giống như vết bầm tím với màu xanh, tím hoặc đỏ kèm cảm giác ngứa, nóng.
- Người bệnh khó thở do lưu thông máu bị ảnh hưởng, nồng độ oxy giảm. Khi đó, bệnh nhân còn tức ngực, ho khan.
Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cục máu đông đã di chuyển đến phổi, đặc biệt khi kèm theo chóng mặt. Hãy gọi cấp cứu và tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt trong những trường hợp như vậy.
Tuy nhiên, huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra mà không có triệu chứng đáng chú ý.
Những thay đổi 'lạ' trên bàn tay tiết lộ chức năng thận hoạt động bất thường Những sự thay đổi xuất hiện trên bàn tay có thể chỉ ra các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thận. Thận là cơ quan nhỏ, có kích thước chỉ bằng một nắm tay người lớn. Tuy nhiên, thận lại có chức năng quan trọng trong cơ thể người. " Thận thực hiện một số chức năng rất cơ bản nhưng quan...