Phát hiện tôm hùm xanh hai triệu con mới có một
Ngư dân Mỹ mới đây đã bát được một con tôm hùm xanh cực hiếm ở ngoài khơi vùng biển Portland, Oregon. Lars-Johan Larsson, ngư dân có kinh nghiệm đi biển nhiều năm, tình cờ bắt được một con tôm hùm xanh trong chuyến đi ngoài khơi vùng biển Portland, Oregon, Mỹ.
Phát hiện tôm hùm xanh hai triệu con mới có một
Người đàn ông đã chia sẻ bức ảnh trên trang Twitter cá nhân nhanh chóng đã nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.
Lars-Johan Larsson cho biết: “Hôm nay tôi đã bắt được một con tôm hùm xanh ngoài khơi Portland. Tôm hùm xanh trong tự nhiên cực kỳ hiếm gặp. Khoảng 2 triệu con mới có một. Tôi sẽ thả nó trở về môi trường nước quen thuộc để tiếp tục phát triển”.
Bài đăng của Lars-Johan Larsson lan truyền đã thu hút hơn 552.000 lượt thích và gần 47.000 lượt chia sẻ, bình luận.
Tôm hùm thường có màu nâu. Theo hiệp hội hóa học Mỹ, tôm hùm ăn thức ăn tạo ra màu sắc khác nhau. Màu sắc của tôm hùm được xác định bởi sắc tố astaxanthin. Sắc tố này có màu đỏ tự nhiên nhưng chuyển thành màu xanh dương hoặc vàng khi liên kết với một vài loại protein.
Theo viện nghiên cứu thủy sản Đại học Maine, tôm hùm xanh là sinh vật hiếm có trong tự nhiên, khoảng 2 triệu con mới có một. Màu sắc khác lạ của chúng giúp chúng ngụy trang dưới đáy biển ở những khu vực nhiều đá, hốc hang.
Video đang HOT
Tôm hùm xanh có màu sắc như vậy là do sự bất thường về gen, điều này khiến chúng sản xuất ra lượng protein nhất định, nhiều hơn những con khác.
Tuy nhiên, khi nấu chín, tôm hùm xanh cũng giống như những tôm hùm khác, nó tự chuyển sang màu đỏ.
Lars-Johan Larsson chia sẻ rằng trong nhiều năm đi biển, đây là lần đầu tiên anh bắt được con tôm màu xanh.
Cư dân mạng vô cùng ngạc nhiên và không kém phần thán phục khi nhìn thấy con tôm hùm xanh quý hiếm. “Tôi tự hỏi điều gì khiến chúng có màu xanh khá lạ như vậy?”, “Đây liệu có phải là một trò đùa không nhỉ?”, “Thật đáng kinh ngạc” … cư dân mạng bình luận.
Năm 2016, ngư dân Keith Setter bắt được con tôm hùm xanh ở vịnh Ladram, Devon, Anh. Keith Setter có kinh nghiệm 5 năm đi biển đánh bắt cá ở Ladram chưa từng trông thấy con tôm hùm như thế. Theo ông, việc bắt được tôm hùm màu xanh là một điều may mắn, do đó ông quyết định thả chúng trở về biển.
Tuy nhiên, tôm hùm bạch tạng mới là loại hiếm nhất, với tỷ lệ trong tự nhiên là khoảng 100 triệu con mới có một. Tôm hùm màu cam, tỷ lệ là 30 triệu con mới có một, do thiếu protein.
Tôm hùm rớt giá rẻ hơn tôm sú, bà nội trợ chớp cơ hội ăn sang
Tôm hùm xanh hiện đang ở mức giá rẻ nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, thấp nhất chỉ 580.000 đồng/kg.
Chị Hoàng Phương (Thanh Xuân, Hà Nội) tỏ ra khá bất ngờ khi biết rằng tôm hùm chỉ có giá hơn nửa triệu đồng mỗi kg.
"Chiều qua tôi đi ngang qua một cửa hàng hải sản, vô tình thấy biển quảng cáo màu đỏ ghi "tôm hùm giải cứu" với giá chỉ 580.000 đồng/kg. Thấy rẻ nên tôi mua luôn 3kg (khoảng 10 con) về ăn cho bõ thèm, chị Phương cho biết.
Cho rằng tôm hùm là loại hải sản sang chảnh, chỉ phù hợp với giới nhà giàu vì giá thành đắt đỏ nên chị Phương chưa một lần mua tôm hùm về nhà ăn dù rất muốn. Đợt Tết Nguyên đán vừa rồi, chị Phương cũng định mua tôm hùm nhưng lúc bấy giờ giá của tôm hùm loại có kích cỡ khiêm tốn nhất vẫn rơi vào khoảng hơn 1 triệu đồng/kg nên chị không dám mua.
Tôm hùm các loại đang ở mức giá rẻ nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
Đến nay khi gặp tôm hùm giá chỉ bằng một nửa thời điểm đó, lại sẵn tiện các cháu nhỏ ở quê được nghỉ hè xuống Hà Nội chơi nên chị mua tôm hùm về để cả nhà ăn sang một bữa.
"3kg mà giá chỉ đắt hơn vài trăm nghìn đồng so với thời điểm Tết Nguyên đán, tội gì mà không mua ăn cho bõ thèm. Chứ để mấy hôm nữa nó lại lên giá chưa biết chừng!", chị Phương vui vẻ nói.
Còn chị Thu Trang (Đống Đa, Hà Nội) thì cho biết, cách đây khoảng nửa tháng, tôm hùm ở cửa hàng hải sản gần nhà chị có giá khoảng 800.000 đồng/kg mà nay giá chỉ còn 599.000 đồng/kg (tôm hùm xanh, loại 1kg khoảng 3 con).
Theo chị Trang, mức giá này còn rẻ hơn cả tôm sú cùng kích cỡ. Tôm sú loại 3 - 5 con/kg hiện tại giá cũng lên đến cả triệu đồng mỗi kg. Mà đây là giá của tôm sú đông lạnh hoặc ướp đá chứ không được "tươi đành đạch" như tôm hùm.
"Khoảng 600.000 đồng mà mua được 1kg tôm hùm còn sống ngoe nguẩy ai chả thích. Tươi như vậy, mua về chế biến kiểu gì cũng ngon", chị nói.
Theo chủ một cửa hàng hải sản nằm trên phố Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội), tôm hùm đang ở mức giá rẻ nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
"Tôi nhớ vào khoảng tháng 3/2020, lúc đại dịch COVID-19 bắt đầu lan rộng, khắp nơi rầm rộ giải cứu tôm hùm nhưng giá tôm hùm ở Hà Nội lúc đó chưa khi nào về mức dưới 600.000 đồng/kg như bây giờ", người này cho biết.
Mặc dù vậy, chủ cửa hàng này cho biết sức tiêu thụ của tôm hùm cũng chậm nên không dám nhập nhiều để bán. "Tôi nhập hàng theo ngày, mỗi ngày chỉ nhập khoảng 30 - 50kg tôm hùm size 3 con/kg vì người dân dường như vẫn còn xu hướng thắt chặt chi tiêu sau đại dịch COVID-19. Thêm vào đó là xăng tăng khiến nhiều mặt hàng tăng giá, người dân vì thế mà cũng ít mua hải sản hơn".
Tôm hùm bông tại Thế giới Hải sản.
Ông Nguyễn Hữu Trang, Giám đốc nhà hàng Thế Giới Hải Sản (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, tôm hùm trong thời gian vừa qua liên tục rớt giá và 3 ngày trở lại đây ghi nhận mức giảm giá mạnh nhất.
"Các loại tôm hùm kích cỡ khác nhau thì có mức giảm giá khác nhau. Mỗi loại giảm từ 500.000 - 1 triệu đồng mỗi kg. Như tại Thế giới Hải sản, tôm hùm xanh khoảng dưới 1,4kg/con giảm trực tiếp từ 4 triệu đồng xuống còn 3 triệu đồng/kg", ông Trang nói.
Theo ông Trang, lý do khiến giá tôm hùm giảm mạnh là do các thương lái Trung Quốc dìm giá trước đợt thu mua lớn.
"Không chỉ tôm hùm mà nhiều loại thực phẩm khác Việt Nam mình chủ yếu xuất sang Trung Quốc. Trước mỗi đợt thu mua lớn như các dịp lễ tết như Tết Đoan Ngọ, thương lái Trung Quốc sẽ tung chiêu làm giá với đủ lý do như tắc biên, sức tiêu thụ giảm... để dìm giá tôm hùm xuống. Cộng thêm việc tôm hùm trong nước hiện đang vào mùa thu hoạch, nguồn cung dồi dào nên giá tôm hùm giảm mạnh", ông Trang lý giải.
Sinh vật hiếm và cực độc ở Việt Nam ăn thịt một con rắn khác trong đêm Đây là loài rắn gì? Rắn cạp nong đầu đỏ ăn thịt con mồi trong đêm Tại Công viên Kinabalu, Malaysia, một con rắn độc có màu sắc sặc sỡ đã tấn công và ăn thịt một con rắn khác trong đêm. Kẻ săn mồi chính là một loài rắn cực độc và phân bố ở cả Việt Nam nhưng ít người biết...