Phát hiện tín hiệu nghi từ tàu ngầm Argentina chở 44 người mất tích
Hy vọng về khả năng sống sót của 44 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu ngầm ARA San Juan tiếp tục nhen nhóm sau khi Bộ Quốc phòng Argentina thông báo con tàu dường như đã tìm cách liên lạc qua vệ tinh vào ngày 18/11.
Tàu ngầm ARA San Juan của Argentina (Ảnh: AFP)
Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Argentina cho biết 7 “cuộc gọi vệ tinh” thất bại được cho là từ tàu ngầm ARA San Juan có thể là dấu hiệu cho thấy thủy thủ đoàn trên tàu đang tìm cách kết nối liên lạc với đất liền thông qua vệ tinh. Các tín hiệu vệ tinh được cho là thất bại do điều kiện thời tiết xấu.
Theo Bộ Quốc phòng Argentina, các tín hiệu vệ tinh xuất hiện vào cuối buổi sáng và đầu buổi chiều ngày 18/11, kéo dài từ 4-36 giây. Argentina đang phối hợp với một công ty chuyên về kết nối vệ tinh của Mỹ để xác định nơi phát đi những tín hiệu này với hy vọng đó có thể là từ tàu ngầm mất tích.
Video đang HOT
Hiện chưa rõ loại tín hiệu mà tàu ARA San Juan cố gắng phát đi là gì nhưng các tàu ngầm thường có thể thả thiết bị định vị được gọi là Phao vô tuyến chỉ báo vị trí cấp cứu (EPIRB) để phát tín hiệu khẩn cấp thông qua vệ tinh trong tình huống khẩn cấp.
Vị trí cuối cùng của tàu San Juan được xác nhận là ở cách bờ biển phía nam của Argentina khoảng 432 km vào sáng sớm ngày 15/11. Vào thời điểm bị mất liên lạc, tàu ngầm này đang trên đường trở về căn cứ đóng quân ở Mar del Plata sau khi kết thúc nhiệm vụ thường kỳ tại Ushuaia, gần điểm cực Nam của Nam Mỹ. Trên tàu khi đó chở 44 thành viên thủy thủ đoàn, bao gồm cả nữ sĩ quan tàu ngầm đầu tiên của Argentina.
San Juan là một trong 3 tàu ngầm của Hải quân Argentina. Tàu ngầm này dài 65 m, rộng 7 m do Đức sản xuất và được nâng cấp từ năm 2007-2014 để có thể kéo dài thời gian hoạt động thêm 30 năm.
Argentina đã mở cuộc tìm kiếm quy mô lớn với sự hỗ trợ của nhiều nước như Brazil, Anh, Chile, Mỹ và Uruguay để xác định vị trí của tàu ngầm mất tích. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm đang gặp khó khăn do điều kiện thời tiết xấu trên biển.
Thành Đạt
Theo Dantri
Tương lai đáng sợ của robot sát thủ
Một bộ phim ngắn vừa được trình chiếu tại hội nghị đầu tiên của Liên Hiệp Quốc bàn về hệ thống vũ khí tự động sát thương vào đầu tuần này vẽ nên một tương lai ám ảnh.
Một công ty quân sự tung ra một máy bay không người lái (drone) tí hon để truy lùng và giết chóc với hiệu quả đáng sợ. Nếu công nghệ này rơi vào tay kẻ xấu, không ai an toàn, với các chính khách bị sát hại ngay giữa ban ngày.
Bộ phim nói trên là nỗ lực mới nhất của các nhà hoạt động và khoa học nhằm nêu bật những hiểm họa từ việc phát triển loại vũ khí tự động có thể lần theo dấu vết và tấn công mục tiêu mà không có sự giám sát của con người. Họ thúc giục một lệnh cấm đối với công nghệ nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mới.
Máy bay không người lái có thể trở thành vũ khí tự động sát thương Ảnh: AP
Ông Stuart Russel, nhà khoa học hàng đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trường ĐH California ở Berkeley (Mỹ), cảnh báo việc sản xuất và sử dụng vũ khí tự động, như drone, xe tăng, súng máy... sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến an ninh và tự do của nhân loại. Hậu quả thêm tàn khốc khi những loại vũ khí tự động này được sản xuất hàng loạt và rơi vào tay những chế độ xấu, bọn khủng bố do có chi phí không quá đắt đỏ. Theo tờ The Guardian (Anh), một hiệp ước cấm vũ khí tự động có thể ngăn chặn kịch bản tồi tệ này.
Nỗi lo trên không phải quá xa vời khi một số hệ thống đang được sử dụng đã tiến gần những gì được mô tả trong bộ phim. Chẳng hạn, robot giám sát an ninh được Hàn Quốc sử dụng tại khu vực phi quân sự giữa 2 miền Triều Tiên về lý thuyết có thể phát hiện và tiêu diệt mục tiêu mà không cần con người can thiệp - theo tờ The Washington Post.
Hồi tháng 8, hơn 100 nhà khoa học hàng đầu về robot và AI đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc cấm phát triển, sử dụng robot sát thủ. Ít nhất 22 quốc gia, trong đó có Argentina, Ai Cập, Pakistan..., đưa ra lời kêu gọi tương tự. Đối mặt sức ép ngày càng tăng, một ủy ban Liên Hiệp Quốc hôm 17-11 đồng ý đẩy mạnh thảo luận về vấn đề này.
Quyết định trên được đưa ra sau khi đại diện hơn 80 nước tham gia hội nghị kéo dài 5 ngày nói trên tại TP Geneva - Thụy Sĩ, tập trung trao đổi những vấn đề liên quan như luật lệ, bộ quy tắc ứng xử, tiến trình xem xét lại công nghệ... Theo AP, các nước dự kiến gặp lại trong 2 tuần vào năm 2018 để tiếp tục bàn về phương thức hoạt động của vũ khí tự động và làm thế nào kiểm soát việc sử dụng chúng.
Theo Hoàng Phương
Người lao động
Triều Tiên sắp sở hữu tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu tiên? Các hình ảnh vệ tinh chụp một xưởng đóng tàu hải quân của Triều Tiên gần đây cho thấy nước này đang gấp rút hoàn thiện tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo có thể hoạt động đầu tiên. Ảnh vệ tinh chụp xưởng đóng tàu Sinpo của Triều Tiên ngày 5/11 (Ảnh: 38 North) Theo Reuters, 38 North, trang mạng chuyên theo...