Phát hiện thú vị về những con gấu trắng linh thiêng của thổ dân Canada
Là gấu xám Bắc Mỹ nhưng toàn thân được bao phủ bộ lông trắng muốt, đó là những con gấu thần của thổ dân Canada. Phát hiện mới đây đã giải mã bí ẩn về màu lông đặc biệt của chúng.
Mặc dù là thổ dân của cộng đồng bản địa Kitasoo/Xai’xais ở Canada, ông Douglas Neasloss từng hoài nghi với những con gấu Spirit (Linh hồn).
Ông từng nghe những câu chuyện về loài gấu có bộ lông màu trắng này, nhưng nghĩ rằng đó chỉ là truyền thuyết vì bản thân là hướng dẫn viên du lịch kiêm dịch giả văn hóa nhưng ông chưa bao giờ nhìn thấy một con gấu nào như vậy.
Cho đến tận năm 2005.
Gấu Linh hồn (Spirit Bear) được coi là loài vật linh thiêng đối với những cộng đồng thổ dân ở Canada. Ảnh: New York Times.
Những cá thể hiếm gặp
Ông Neasloss kể lại “một trong những khoảnh khắc kỳ ảo nhất” trong sự nghiệp hướng dân viên du lịch của mình: trong chuyến đi rừng, ông nhìn thấy một con gấu trắng với những vệt lông màu vàng quế. Nó đi bộ phía trước ông rồi dừng lại để ăn con cá hồi vừa bắt được.
Sau cuộc hội ngộ đó, ông Neasloss đã tới hỏi những bô lão trong cộng đồng bản địa của mình rằng tại sao câu chuyện về những con gấu thiêng này không được thảo luận nhiều hơn.
Trong thời kỳ buôn bán bộ lông gấu xám Bắc Mỹ vào thế kỷ 19, sự tồn tại của gấu Spirit đã được giấu kín để tránh cho chúng khỏi bị săn bắt. Giờ đây, chúng là loài vật biểu trưng của bang British Columbia, và còn có tên gọi khác là gấu Kermode.
Video đang HOT
Giờ đây, khi bí mật đã được tiết lộ, những thổ dân Canada thuộc cộng đồng Kitasoo/Xai’xais và người Gitga’at đang quyết tâm để bảo tồn quần thể gấu trắng quý hiếm. Điều đó cũng dẫn tới một nghiên cứu khoa học do cộng đồng người bản địa khởi xướng, với ông Neasloss là đồng tác giả.
Nghiên cứu mới được công bố hôm 12/7 trên tạp chí khoa học Ecological Solutions & Evidence, cho rằng loại gen biến lớp lông của những con gấu xám này thành màu trắng hiếm hơn so với ước tính trước đây, và môi trường sống của chúng tại khu rừng nhiệt đới Great Bear ở Canada vẫn chưa được bảo vệ đầy đủ.
Mặc dù có vị trí linh thiêng trong văn hóa của thổ dân bản địa, những hiểu biết khoa học về những con gấu này mới chỉ ở mức cơ bản. Các hoạt động du lịch sinh thái trong đó có xem gấu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập ở bờ biển bang British Columbia.
Khu vực rừng mưa nhiệt đới nguyên sơ ở đây đã được bảo vệ một phần theo quyết định thành lập rừng mưa Great Bear vào năm 2016. Người Kitasoo/Xai’xais và người Gitga’at đã khởi xướng sự hợp tác với những nhà khoa học nhằm tìm hiểu nhiều hơn về loài gấu linh thiêng của họ.
Gấu Spirit cần được bảo vệ nhiều hơn ở Canada. Ảnh: Great Bear Rainforest.
Công việc của họ bao gồm việc thu thập mẫu lông của gấu trên một khu vực rộng lớn với địa hình hiểm trở. Tuy nhiên mọi thứ dễ dàng hơn vì vào mùa xuân, những con gấu sẵn sàng cọ bộ lông của chúng vào bất cứ thứ gì để làm mỏng bớt lớp áo vốn dày lên vào mùa đông.
Những búi lông đó có thể kể nhiều câu chuyện: từ giới tính, loài gấu, mức độ căng thẳng, sở thích về thức ăn và đặc biệt là điều quan trọng nhất với nghiên cứu lần này – liệu con gấu có mang bộ gen khiến lông của nó có màu trắng hay không.
Cần bảo vệ tốt hơn
Thoạt nhiên, nhiều người sẽ tưởng rằng những con gấu trắng là gấu xám bị bạch tạng, nhưng thực tế không phải vậy.
“Bạch tạng ảnh hưởng đến tất cả các tế bào sắc tố trong cơ thể, trong khi gấu Spirit vẫn có bàn chân màu đen, và bộ lông màu cam nhạt”, ông Kermit Ritland, nhà di truyền học tại Đại học British Columbia, cho biết.
Vào năm 2001, ông Ritland và các cộng sự đã xác định được gen MC1R đột biến khiến cho những con gấu Spirit có bộ lông trắng. Cũng giống như cơ chế khiến cho có những người mang tóc đỏ vậy. Trên thực tế gấu trắng có thể được sinh ra từ cha mẹ không có lông trắng, nếu cả gấu bố và gấu mẹ đều có 1 nửa của loại gen lặn này.
Các nhà nghiên cứu lập một bản đồ di truyền của những con gấu dựa trên lông của 385 cá thể lấy từ hơn một trăm địa điểm cách đều nhau ở vùng đất của người bản địa.
Họ phát hiện ra rằng tại những nơi trước đây từng được biết đến là địa điểm tập trung nhiều gấu Spirit, tấn số xuất hiện của gen gây ra bộ lông màu trắng ít hơn một nửa so với ước tính của các nghiên cứu trước đây.
Họ không thể khẳng định phát hiện lần này có phản ánh sự suy giảm tần suất gen MC1R đột biến theo thời gian hay không, hay chỉ đơn thuần là do thiết kế của nghiên cứu.
Nhưng theo dữ liệu mới, gen đột biến được phân bố ở một khu vực rộng hơn so với từng biết. So sánh với các khu vực rừng được bảo vệ thì các nhà khoa học cho rằng vẫn có nhiều nơi gấu Spirit chưa được bảo vệ thỏa đáng.
Ảnh: New York Times.
Bộ lông màu trắng không phải là do gấu bị bạch tạng mà đến từ đột biến ở gen MC1R của chúng, theo một cơ chế giống với việc có những người tóc đỏ. Gấu mẹ và gấu bố đen vẫn có thể sinh ra gấu con có bộ lông trắng.
Tiến sĩ Ritland hoan nghênh ước tính mới về tần suất gen đột biến tạo nên gấu Spirit, cung cấp một cái nhìn hữu ích về mức độ phổ biến của chúng trên phạm vi rộng hơn.
Một nghiên cứu trước đây cho thấy gấu Spirit bắt cá hồi dễ hơn là gấu xám, do cá hồi dè chừng với những vật màu đen trong nước hơn là màu trắng.
Trong văn hóa của người Kitasoo/Xai’xais, gấu xám được cho là có mối liên hệ gần gũi với con người. Gấu và thổ dân trước đây đều ăn trái cây, rau quả và cá hồi. Những câu chuyện dân gian mà ông Neasloss được nghe cho biết gấu “dạy con người cách tồn tại trên vùng đất này”.
Chim Hồng hoàng diện nguy cấp, quý hiếm bỗng 'lạc' vào lưới quây gà nhà dân
Ngày 21/5, tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh TT-Huế cho biết, Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc vừa tiếp nhận một cá thể chim Hồng hoàng diện nguy cấp, quý hiếm do một hộ dân bắt được và tự giác giao nộp lực lượng chức năng.
Chim Hồng hoàng quý hiếm do người dân bắt được và giao nộp cơ quan kiểm lâm.
Trước đó, ông Hồ Văn Phương (ngụ xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) phát hiện một con chim lạ với đầu, cánh và hình thù khác thường (đặc biệt là chiếc mỏ và mào khủng) bay lạc vào vườn nhà, rồi vướng lưới quây nuôi gà. Ông Phương cùng người dân xung quanh đã tháo gỡ chim ra khỏi lưới và nuôi nhốt vào lồng. Con chim này có trọng lượng 3,5kg, bộ lông đen nhạt, gáy và cổ trắng, mỏ rất lớn và có màu vàng nhạt.
Qua tìm hiểu, biết được đây là loài chim Hồng hoàng quý hiếm cần phải bảo vệ, nên ông Phương đã tìm cách liên lạc, báo cáo và bàn giao cho cơ quan chức năng để thả chim về môi trường tự nhiên. Đến ngày 20/5, Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc đã tiến hành tiếp nhận cá thể Hồng hoàng quý hiếm này.
Theo các tài liệu khoa học, chim Hồng hoàng là loài thuộc họ Hồng hoàng Family Bucerotidae, chiều dài thân từ 119-122cm, bộ lông đen nhạt, gáy và cổ trắng, mỏ rất lớn- màu vàng nhạt, mủ mỏ lớn.
Hồng hoàng thuộc nhóm Ib - các loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Đây là loài cần được bảo tồn theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Hiện, Hạt Kiểm lâm Phú Lộc hoàn tất các thủ tục cần thiết, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thả cá thể chim Hồng hoàng quý hiếm này về môi trường tự nhiên.
Chú cừu mang bộ lông khổng lồ sau 7 năm 'giãn cách xã hội' Sau 7 năm không được cạo, bộ lông của Prickles mọc dài đến mức gần như chạm đất, khiến toàn thân cừu phình ra như một quả bóng khổng lồ. Chú cừu Prickles với bộ lông khổng lồ. (Nguồn: Metro.co.uk) Theo Metro, vào năm 2013, những vụ cháy rừng bùng phát trên đảo Tasmania, Australia đã khiến một chú cừu buộc phải "...