Phát hiện thú vị từ xác ướp mèo răng kiếm Kỷ băng hà
Xác ướp đóng băng của một con mèo răng kiếm 35.000 năm tuổi đã được nghiên cứu lần đầu tiên trong lịch sử, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports hôm 14.11.
Xác ướp nói trên, bao gồm đầu, chi trước và một phần ngực, được tìm thấy trong tình trạng bảo quản tốt ở Yakutia thuộc Nga, vào năm 2020 và được xác định là của một mèo con khoảng 3 tuần tuổi, theo nghiên cứu.
Một bức ảnh về xác ướp của một con mèo răng kiếm 35.000 năm tuổi và hình ảnh tái tạo bộ xương bằng kỹ thuật số. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH NBC NEWS
Những đặc điểm đáng chú ý nhất của con mèo con đó là đôi tai nhỏ, cổ và chi trước dài, bộ lông màu nâu sẫm và miệng mở lớn, theo Đài NBC News dẫn lời các tác giả nghiên cứu.
Khi so sánh với xác ướp của một con sư tử con hiện đại có độ tuổi tương tự, các nhà nghiên cứu xác định rằng xác ướp mèo này có chung đặc điểm với phân họ Machairodontinae, cụ thể là chi Homotherium, loài mèo có răng kiếm cong, sắc nhọn tồn tại cách đây khoảng 12 triệu đến 10.000 năm ở Bắc Mỹ và châu Âu.
So với xác ướp của sư tử con hiện đại, tai của mèo Homotherium cao hơn trên hộp sọ và miệng của nó mở rộng hơn khoảng 11% đến 19%, theo nghiên cứu mới. Cổ của mèo Homotheriumcũng “dài hơn và dày hơn gấp đôi” so với sư tử con hiện đại.
Bất ngờ sói cổ đại 44.000 năm nhe nanh sau khi được rã đông từ vùng băng vĩnh cữu
Đối với những người hâm mộ loạt phim “Ice Age”, mô tả về loài mèo răng kiếm có thể nghe quen thuộc. Trong phim đó, Diego, một con hổ răng kiếm, có những đặc điểm rất giống với mèo 35.000 năm tuổi nói trên, theo NBC News.
Các tác giả của nghiên cứu mới đã viết: “Lần đầu tiên trong lịch sử cổ sinh vật học, sự xuất hiện của một loài động vật có vú đã tuyệt chủng không có loài tương tự trong hệ động vật hiện đại đã được nghiên cứu”.
Pho mát lâu đời nhất thế giới được chôn cùng xác ướp ở sa mạc Tân Cương
Những người sống ở thời đại đồ đồng sống cách đây 3.500 năm được chôn cùng một miếng pho mát bí ẩn.
Pho mát lâu đời nhất thế giới được chôn cùng xác ướp ở sa mạc Tân Cương (Ảnh: SCMP).
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố phát hiện về loại pho mát lâu đời nhất thế giới, được chôn cùng xác ướp trong lưu vực Tarim, thuộc sa mạc Tân Cương ở phía tây Trung Quốc.
Theo báo cáo, miếng pho mát này có niên đại khoảng 3.500 năm.
Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm thấy DNA của dê và vi khuẩn lên men từ thời đại đồ đồng bên trong các mẫu sữa nằm rải rác gần xác ướp, bên trong cỗ quan tài.
Đây nhiều khả năng là các loại thực phẩm được chôn cùng xác người sau khi chết, với ý nghĩa tượng trưng cho việc mang theo đồ ăn sang thế giới bên kia.
"Có vẻ như người dân bản địa đã tích cực áp dụng chăn nuôi từ văn hóa thảo nguyên và sản phẩm từ sữa lên men. Thành phẩm của quá trình này là phô mai kefir," nhóm nghiên cứu cho biết trong một báo cáo. "Đây dường như là một phần quan trọng của nền văn minh Xiaohe, và sau đó lan rộng sang khắp khu vực Đông Á".
Nghiên cứu cho thấy, pho mát và các sản phẩm từ sữa đã có vai trò quan trọng trong cuộc sống từ hàng nghìn năm trước, và tiếp tục là một phần thiết yếu của nền văn hóa, thực phẩm ngày nay.
Được biết, phô mai kefir vốn dĩ được làm bằng cách sử dụng một loại men và vi khuẩn được gọi là kefir, thay vì các loại axit để tách sữa nguyên chất thành sữa đông và váng sữa. Phô mai thu được từ quá trình này có hương vị rất chua, đậm đà và kết cấu dạng kem, đặc.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này cung cấp thông tin quan trọng về cách vi khuẩn đóng vai trò trong việc ảnh hưởng tới những nền văn hóa qua các thời kỳ.
Không chỉ vậy, nó còn làm sáng tỏ cách người cổ đại chế biến thực phẩm, cũng như sự tương tác của con người với thế giới vi sinh từ cách đây hàng ngàn năm.
Đào vàng ở Siberia, nhóm thợ mỏ phát hiện "xác ướp quái vật" Một sinh vật tuyệt chủng ở Siberia từ hàng thiên niên kỷ trước đã được thiên nhiên biến thành xác ướp hoàn hảo đến kinh ngạc, như vừa chết hôm qua. Theo Live Science, "xác ướp quái vật" mà một nhóm thợ đào vàng đã khai quật được ở Cộng hòa Sakha thuộc vùng Siberia của Nga đã được xác định là một...