Phát hiện thú vị: Chiến thuật đá phạt góc kiểu “đoàn tàu” Việt Nam từng sử dụng có nguồn gốc từ World Cup 1966 và câu chuyện lịch sử chấn động thế giới phía sau
Tại World Cup 1966, Đội tuyển bóng đá CHDCND Triều Tiên khi ấy đã khiến cả thế giới sửng sốt khi đánh bại Italy để tiến vào vòng tứ kết.
Một trong những hình ảnh để lại nhiều ấn tượng nhất đó là khi các cầu thủ Triều Tiên xếp thành dọc khi đá phạt góc.Trong trận đấu giữa Olympic Việt Nam và Olympic Palestine trên sân Mỹ Đình, các học trò của HLV Park Hang-seo đã để lại hình ảnh thú vị khi xếp thành hàng trong các tình huống đá phạt góc. Sau đó, nhiều trang báo đã dùng từ “đoàn tàu” để nói về chiến thuật này, đồng thời liên tưởng tới cách mà các cầu thủ đội tuyển Anh triển khai các tình huống cố định.
Tuy nhiên, những người đầu tiên sáng tạo ra cách tổ chức đá phạt góc này không phải người Anh mà là đội tuyển bóng đá CHDCND Triều Tiên, khi họ tham dự World Cup 1966 tại… Vương Quốc Anh.
ĐT Anh và olympic Việt Nam sử dụng chiến thuật xếp hàng kiểu đoàn tàu ở tình huống cố định.
Thời điểm những năm 60, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) có một quan niệm cổ hủ đó là người châu Á và châu Phi không biết đá bóng. Họ chỉ cấp cho châu Á và châu Phi, mỗi nơi 1 suất tham dự World Cup. Để phản đối, nhiều quốc gia đã tẩy chay giải đấu, chỉ có CHDCND Triều Tiên đồng ý tham dự sau khi đánh bại Australia ở vòng loại.
CHDCND Triều Tiên nằm cùng bảng với Liên Xô, Chile và Italy. Đối đầu với các đội tuyển mạnh hơn, nhanh hơn, cao to hơn, đại diện duy nhất của châu Á tất nhiên gặp phải vô số khó khăn. Họ thua Liên Xô (0-3) và hòa Chile (1-1), nhiều bàn thua đến từ những pha đánh đầu.
Trong cái khó ló cái khôn, các cầu thủ CHDCND Triều Tiên đã tìm ra cách để tận dụng các tình huống cố định. Họ xếp thành hàng với nhóm 3-4 người, mục đích là để khiến đối phương không thể tiếp từ đằng sau, đồng thời giúp cầu thủ được chỉ định bật cao có thể thoải mái đánh đầu.
Video đang HOT
Cầu thủ Italy một mình “chọi” lại 4 cầu thủ của CHDCND Triều Tiên. Ảnh: Yonhap
Điều tưởng chừng như đơn giản này lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Với cách bố trí đội hình như thế, CHDCND Triều Tiên đã khiến các ngôi sao của Italy không thể chơi bóng bổng. Mỗi khi tranh chấp trên không, luôn có một người đẩy đối phương ra và người còn lại sẽ đánh đầu. Một trong những tình huống như thế đã mang về bàn thắng duy nhất của trận đấu, người lập công là Park Do-ik.
3 điểm có được trước gã khổng lồ Italy giúp CHDCND Triều Tiên tiến vào Tứ kết World Cup, họ cũng là đại diện đầu tiên của châu Á làm được điều này. Sau đó, khi chạm trán với Bồ Đào Nha, CHDCND Triều Tiên cũng tạo nên một trong những trận cầu hay nhất lịch sử. Họ vươn lên dẫn trước 3-0 chỉ sau 30 phút, thế nhưng, sự xuất sắc của huyền thoại “báo đen” Eusebio đã giúp Bồ Đào Nha lội ngược dòng thắng với tỷ số 5-3. Một mình Eusebio ghi đến 4 bàn.
Chiến thắng của CHDCND Triều Tiên trước Italy sẽ được nhớ mãi. Ảnh: Getty
Vào năm 2002, bộ phim The Game of Their Lives (Trận đấu của cuộc đời) với nội dung xoay quanh hành trình lịch sử của CHDCND Triều Tiên ở World Cup 1966. Thậm chí, 7 cựu cầu thủ trong đội hình của CHDCND Triều Tiên năm nào còn được tạo điều kiện trở lại SVĐ Ayerosome Park (Middlesbrough), nơi diễn ra trận đấu với Italy để ôn lại kỷ niệm.
Sau rất nhiều năm, hình ảnh các cầu thủ xếp hàng trong các tình huống cố định lại được tái hiện, ĐT Anh rồi đến Việt Nam, và cũng đem lại những hiệu quả nhất định.
Lại một nhà vô địch World Cup của Anh qua đời vì COVID-19
Tuổi già, lại bị dịch COVID-19 tấn công, nhiều huyền thoại Anh... đã ra đi.
Huyền thoại của Leeds Utd, Norman Hunter vừa qua đời ở tuổi 76 vì nhiễm COVID-19. Norman Hunter được xem là một hậu vệ rắn mặt, có lối chơi đầy cứng rắn và những cú "xoạc bóng" khốc liệt, "trái tim" của hàng phòng ngự Leeds Utd suốt kỷ nguyên vàng của Leeds dưới sự dẫn dắt của Don Revie.
Norman Hunter qua đời vì COVID-19.
Norman Hunter qua đời tuần trước tại bệnh viện. Hunter có biệt danh "Bites yer Legs", ông đã có 726 trận cho Leeds qua 14 năm khoác áo trong những năm 1960 và 1970.
Norman Hunter chỉ khoác áo tuyển Anh 28 lần nhưng là một "bộ phận" của đội tuyển Anh vô địch World Cup 1966, nhưng độc đáo là không ra sân đá trận nào ở giải này (dự bị).
Có danh hiệu World Cup duy nhất của tuyển Anh nhưng ông lại không ra sân đá phút nào ở World Cup 1966.
CLB Leeds Utd tuyên bố: "Chúng tôi thông báo tin buồn đến người hâm mộ, thần tượng của chúng tôi - Norman Hunter đã ra đi ở tuổi 76. Ông ra đi tại bệnh viện hồi tuần trước, dù đã được đội ngũ y bác sĩ giỏi nhất của bệnh viện chăm sóc nhưng không qua khỏi. Chúng tôi chia buồn với gia đình Norman Hunter".
Hunter cùng Leed Hunter hai lần vô địch giải hạng Nhất Anh, hai cúp Liên Thành phố, 1 League Cup và 1 FA Cup.
Norman Hunter từng là cầu thủ xuất sắc nhất Anh năm 1974.
Tại World Cup 1966, do ông không chơi ăn ý với đối tác Jack Charlton và Bobby Moore ở hàng phòng ngự nên HLV Alf Ramsey đã không chọn lựa ông cho phương án 1 ở hàng phòng ngự.
Norman Hunter chơi những trận nổi tiếng của Leeds Utd ở kỷ nguyên vàng, trong đó có trận đánh bại Bayern Munich ở chung kết Cúp châu Âu tại Paris. Trận đấu này đã để lại những điều không hay do khi cuối trận có bạo loạn vì những tiếng còi của trọng tài và Leeds Utd bị cấm thi đấu cúp châu Âu 2 năm.
Sau Leeds, Hunter gia nhập Bristol City, ông cũng đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất của Hiệp hội cầu thủ nhà nghề Anh năm 1974.
DUY ĐỨC
Chuyện thật như bịa, một HLV bị trọng tài bắn chết ngay trên sân vì... cố bảo vệ chính hung thủ Trọng tài là người quyền lực nhất trên cỏ và vũ khí của họ là thẻ phạt. Nhưng có một vị trọng tài lại trang bị cho mình thứ vũ khí uy lực hơn: một khẩu súng lục. Trong trận tứ kết World Cup 1966 giữa Anh và Argentina, chỉ sau 35 phút, trọng tài người Đức Rudolf Kreitlein đã quyết định đuổi...