Phát hiện thủ đô của Vương quốc Maya cổ đại
Rất nhiều cơ quan tìm kiếm nhưng không có kết quả, cho đến gần đây mới có bằng chứng cho thấy, thủ đô của vương quốc bí ẩn này rất có thể ở Chiapas, Mexico.
Nhóm nghiên cứu đào bới và quét laser để thấy được toàn bộ quy mô của thành phố Maya.
Sau hàng chục năm tìm kiếm, các nhà khảo cổ học cuối cùng có thể đã tìm thấy thủ đô Sak Tz’i ‘ của Vương quốc Maya, vốn được thể hiện trong các tác phẩm điêu khắc và chữ khắc trên khắp thế giới Maya cổ đại.
Nhưng người phát hiện đầu tiên không phải là các nhà khảo cổ học. Một người đàn ông địa phương đã phát hiện ra một viên đá có kích cỡ 0,6 x 1,2 mét gần Lacanja Tzeltal, ở Chiapas, Mexico.
Chữ khắc trên viên đá là một kho tàng thần thoại, thơ ca và lịch sử phản ánh thực tiễn điển hình của người Maya trong việc kết hợp giữa thần thoại và hiện thực. Theo một tuyên bố từ Đại học Brandeis ở Massachusetts, một số phần khác nhau của viên đá chứa những dòng chữ kể về một con rắn nước thần thoại, nhiều vị thần vô danh khác nhau, trận lụt thần thoại và những câu chuyện về sự ra đời, cuộc sống và những trận chiến của những kẻ thống trị thời cổ đại.
Mặc dù bị bao quanh bởi những nước láng giềng hùng mạnh, bằng chứng cho thấy thủ đô của Vương quốc Maya tồn tại trong hơn một thiên niên kỷ sau khi được thành lập vào năm 750 trước Công nguyên.
Tuổi thọ của vương quốc có thể là do các công sự bao quanh thủ đô của nó. Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng rằng thành phố được bảo vệ bởi một dòng suối với một khe núi dốc ở một bên và bên kia là tường xây bằng gạch.
Các thành viên trong nhóm nói thêm rằng, vương quốc có thể đã được hưởng lợi từ việc hình thành các thỏa thuận hòa bình chiến lược với các nước láng giềng hùng mạnh hơn. Mặc dù, vương quốc này chưa từng đạt được sức mạnh to lớn, nhưng Sak Tz’i ‘ luôn là một đối thủ đáng gờm và là đồng minh quan trọng đối với các vương quốc lớn hơn…
Video đang HOT
Kể từ khi khai quật bắt đầu vào mùa hè năm 2018, các nhà nghiên cứu đã xác định một số cấu trúc cung cấp cái nhìn sâu sắc về đời sống chính trị, tôn giáo và thương mại trong vương quốc. Chúng bao gồm phần còn lại của kim tự tháp, cung điện hoàng gia và sân bóng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, một trong những đặc điểm nổi bật nhất của thủ đô là tàn tích của một kim tự tháp cao 14 m, được bao quanh bởi các cấu trúc có thể từng là nhà cho giới thượng lưu và nghi lễ tôn giáo.
Kim tự tháp cũng có một số tấm bia (các phiến đá được chạm khắc) xung quanh nó, bao gồm một tấm cho thấy lòng bàn chân quý tộc hướng ra ngoài về phía người xem. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một khoảng sân rộng 1,5 mẫu Anh (0,6 ha) được gọi là Plaza Muk’ul Ton, hay Quảng trường tưởng niệm, nơi mọi người tập trung cho các nghi lễ tôn giáo và chính trị.
Nhóm nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến lý do tại sao các vương quốc như Sak Tz’i’ lại có thể tồn tại được lâu đến vậy, mặc dù dường như không bao giờ trở nên hùng mạnh như các vương quốc đối thủ trong khu vực.
Khám phá này đánh dấu một bước tiến lớn trong nghiên cứu về thế giới Maya cổ đại. Các nhà nghiên cứu hy vọng phân tích sâu hơn về kiến trúc của địa điểm và các bản khắc chi tiết sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc mới về chính trị, kinh tế, nghi lễ và chiến tranh của các khu vực phía Tây của nền văn minh Maya.
Về tương lai, các nhà khảo cổ dự định sử dụng Lidar – viết tắt của phát hiện ánh sáng và phạm vi – một công cụ sử dụng tia laser và có thể được gắn trên máy bay hoặc máy bay không người lái để khám phá kiến trúc và địa hình ẩn dưới tán rừng rậm rạp.
Chuyện kỳ bí về xác ướp bị rạch từ cổ họng đến mang tai
Xác ướp người đàn ông Grauballe 30 tuổi bị rạch từ cổ họng đến mang tai và có mái tóc đỏ, được cho là một phần của nghi lễ hiến tế.
Vào giữa thế kỷ 20, các chuyên gia phát hiện một số xác ướp cổ được bảo tồn khá nguyên vẹn tại một đầm lầy than bùn ở Jutland, Đan Mạch. Trong số đó, xác ướp người đàn ông Grauballe là nổi bật nhất.
Một trong những điểm nổi bật của xác ướp này là có mái tóc màu đỏ. Xác ướp nam giới hoàn mỹ này được tìm thấy ở Jutland - nơi thực hiện các nghi lễ hiến tế thời xưa.
Chính vì vậy, người ta nghi ngờ xác ướp trên có thể là nạn nhân của nghi lễ hiến tế. Người này đã sống vào hơn 2.000 năm trước.
Xác ướp trên là của một nam giới đã thành niên. Cổ họng của người đàn ông này bị rạch một đường đến tận tai.
Thông qua các bài kiểm tra, xác ướp này sống vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên.
Mặc dù người đàn ông này không phải làm việc nặng nhọc nhưng do trải qua thời kỳ đói kém hay do sức khỏe ốm yếu nên cột sống bị biến dạng.
Đây là xác ướp đầu tiên được phát hiện vẫn còn khá nguyên vẹn và chưa bị phân hủy.
Các chuyên gia cho biết, người ta đã dùng vỏ cây sồi để thay vào da, và đó là cách để nó có được hình dạng như bây giờ.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
phát hiện đinh và búa sắt 1.400 năm tuổi từ thời Đông La Mã Theo Cơ quan Cổ vật Israel (IAA), hiện chỉ có 20 chiếc búa cổ được ghi nhận trong kho dữ liệu cổ vật quốc gia, trong đó chỉ có 6 chiếc thời kỳ Đế quốc Đông La Mã. Phát hiện búa sắt 1.400 năm tuổi tại Israel. (Nguồn: Israel Antiquitie) Ngày 30/10, Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) thông báo đã phát hiện...