Phát hiện thêm nhiều hiện vật quý tại di tích Phôi Phối – Bãi Cọi
Qua 10 ngày khai quật di tích Bãi Cọi lần thứ 3 thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Bảo tàng Quốc gia Việt Nam và các đơn vị phối hợp đã hiện thêm nhiều hiện vật cổ quý hiếm.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Trưởng phòng khảo cổ, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, chủ trì khai quật di tích Phối Phối – Bãi Cọi lần thứ 3, vừa cho biết, sau 10 ngày khai quật, từ 23/11 đến ngày 3/12, các chuyên gia khảo cổ học thuộc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đã tiến hành mở 3 hố khai quật với diện tích 75m2 tại di chỉ Bãi Lòi.
Các chuyên gia khảo cổ học đang tiến hành nghiên cứu xử lý hiện vật được phát lộ tại hố khai quật di chỉ khảo cổ học Bãi Lòi.
Kết quả, các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện các loại hình mộ táng khác nhau, bao gồm 2 mộ huyệt đất, 3 mộ chum, trong các hố khai quật lần này bước đầu đã phát lộ nhiều hiện vật là đồ tùy táng như nồi, bình, bát bồng, chõ gốm. Đặc biệt, trong số hiện vật được phát lộ trong đợt khai quật lần này, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy một chiếc vòng đeo tay bằng đồng là đố trang sức của cư dân Phối Phối – Bãi Cọi có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 đến 2.500 năm.
Chiếc bình gốm có họa tiết trang trí hoa văn lạ
Di chỉ khảo cổ học Phôi Phối – Bãi Cọi thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh được các nhà nghiên cứu khảo cổ qua các đợt khai quật trước đó đã phát hiện rất nhiều hiện vật gốm mang yếu tố khu di chỉ mộ táng mang dấu ấn văn hóa Đông Sơn và có sự giao thoa ảnh hưởng của nền văn hóa Sa Huỳnh ở khu vực phía Nam, có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 đến 2.500 năm.
Theo ông Thắng, quá trình khai quật đến hết ngày 19/12/2012 chắc chắn sẽ còn hé lộ nhiều điều khám phá lý thú mới về di tích khảo cổ quan trọng này…
Theo Dantri
Tiếp tục khai quật di tích Phôi Phối - Bãi Cọi
Bảo tàng Quốc gia Việt Nam và Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh sẽ phối hợp khai quật, nghiên cứu di tích khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi (xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân) đợt 3.
Thời gian dự kiến từ ngày 20-11 đến 20-12-2012. Đợt khai quật, nghiên cứu lần này nhằm xác định cụ thể hơn vành đai ảnh hưởng, lan tỏa của di tích tìm kiếm khu mộ táng mở rộng, khu cư trú điều tra xác định các thông tin liên quan đến tập tục tín ngưỡng của cư dân Bãi Cọi xưa để xây dựng nguồn tư liệu khoa học, so sánh nghiên cứu chung với các nền văn hóa cổ có niên đại tương đồng trong vùng và trong khu vực...
Được biết, tại di tích khảo cổ học này đã diễn ra hai cuộc khai quật vào năm 2008 và năm 2010. Qua đó bước đầu, các nhà khoa học đã xác định đây là một khu mộ táng mang dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh. Những hiện vật được tìm thấy tại khu di tích được xác định có niên đại từ 2.000 năm trước cũng cho thấy sự giao thoa với nền văn hóa Đông Sơn.
Theo ANTD
Phát hiện kiến trúc lạ tại đền Voi Phục: Chưa thể lý giải! Một loại hình kiến trúc đặc biệt vừa được phát hiện qua đợt thám sát khảo cổ học tại di tích đền Voi Phục - Thụy Khuê- Hà Nội. Theo thông tin do ông Nguyễn Văn Tùng - Trưởng ban Quản lý đền Voi Phục cho biết, vào tháng 9 vừa qua, khi đào móng dựng cột làm mái che tạm để tu...