“Phát hiện” thêm một cổ trấn đẹp bình dị cách Hà Nội 30 km
Làng Nôm (huyện Văn Lâm, Hưng Yên) được ví như một ốc đảo của kiến trúc truyền thống giữa cơn lốc phát triển không gian đô thị.
Không gian kiến trúc của Làng Nôm là đại diện rất đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ, với đầy đủ các công trình đình, chùa, cây đa, bến nước, chợ… và cả nếp sinh hoạt xưa.
Kiến trúc đặc sắc chính là những ngôi nhà cổ có tuổi lên đến 200 năm và rất nhiều các nhà thờ của dòng họ được gìn giữ. Nền văn hóa lâu đời in đậm dấu ấn trong từng nếp nhà, lối ngõ, phong tục tập quán văn hóa.
Cổng làng Nôm là một kiểu kiến trúc đặc biệt, được xây theo kiểu bát trụ. Kiểu cổng mà chỉ hoàng thân quốc thích xưa kia mới có. Cổng làng bao gồm bốn trụ vuông chạm khắc nhiều họa tiết, phía trước có ba chữ trên vòm cổng: Đồng Cầu Nôm.
Đường làng lát gạch đỏ, bờ ao kết hợp rất nhiều “bến nước”. Xưa những cầu ao này thường được người dân sử dụng để rửa chân tay hay xuống lấy nước.
Video đang HOT
Làng Nôm có một ao nước lớn, các quần thể kiến trúc cổ đều tập trung xung quanh tạo thành một không gian rất tiêu biểu cho vùng làng quê của miền Bắc xưa.
Làng có rất nhiều các nhà thờ họ và hiện vẫn đang tiếp tục được xây mới. Nhìn trung lối kiến trúc cơ bản khá giống nhau với các chi tiết cổ điển truyền thống tiêu biểu.
Vào những ngày hè nóng nực, ao làng luôn là nơi vui chơi tắm mát của người dân làng Nôm. Nơi đây cũng là chỗ sinh hoạt cộng đồng của người dân.
Làng Nôm nổi lên như một kiến trúc làng Việt truyền thống tiêu biểu, song hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị mai một, lùi dần vào quên lãng.
Ở phía Đông của làng là cây cầu đá tuyệt đẹp bắc ngang qua dòng sông Nguyệt Đức, nối đường làng với chợ Nôm và chùa Nôm.
Cầu đá được ghép bằng những phiến đá lớn, hai bên thành cầu chạm khắc hình đầu rồng, cầu có các trụ đá chống đỡ. Không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, chiếc cầu đá này còn được các nhà nghiên cứu di sản đánh giá là một công trình độc đáo chưa từng thấy ở bất cứ làng cổ nào của đồng bằng sông Hồng.
Qua cánh cổng làng rêu phong, khung cảnh bên trong mang đặc trưng của làng quê cổ Việt Nam. Các khu nhà nhỏ nhắn đều nhuốm màu thời gian, nếp sinh hoạt thường nhật của người dân diễn ra bình lặng, yên ả trong nhịp sống chậm rãi.
Đình làng Nôm.
Không gian bên trong đình.
Chùa làng Nôm được xây dựng bề thế, theo nhiều tài liệu xưa, chùa được xây dựng trên một đồi thông lớn vào thời Hậu Lê. Tuy nhiên, có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dấu tích chùa cho thấy lịch sử tồn tại cả nghìn năm.
Trong chùa hiện còn lưu giữ hơn 100 pho tượng đất nung, điêu khắc tinh xảo.
Hưng Yên: Về Văn Lâm khám phá nét xưa của làng quê Việt
Mặc dù là huyện công nghiệp trọng điểm của tỉnh nhưng mảnh đất Văn Lâm còn lưu giữ được những nét đẹp cổ kính của làng quê Việt với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình cùng làng nghề truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp của người dân quê.
Chùa Nôm nổi tiếng Văn Lâm, Hưng Yên
Về huyện Văn Lâm người ta nhớ ngay đến làng Nôm - một trong hai ngôi làng cổ nhất Việt Nam (sau làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội). Làng Nôm có tên chữ là làng Đồng Xá, xã Đại Đồng (Văn Lâm). Hơn hai trăm năm trước, đây là ngôi làng nổi tiếng nhất vùng Kinh Bắc, nơi cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu cho việc đúc tiền và đồ kim khí bằng đồng. Trải qua thăng trầm của thời gian, ngôi làng vẫn còn lưu giữ được những dấu tích xưa cũ: Cổng làng cổ, cây cầu đá, chùa Nôm, chợ Nôm và những con đường làng xếp gạch, những mái nhà cổ rêu phong. Khác với tất cả các ngôi làng cổ của Việt Nam, cổng làng Nôm sở hữu một kiểu kiến trúc đặc biệt. Cổng làng được xây theo kiểu bát trụ - kiểu cổng mà chỉ hoàng thân quốc thích xưa kia mới có, bao gồm bốn trụ vuông với ba chữ trên vòm cổng: Đồng Cầu Nôm. Bước qua cánh cổng làng uy nghi, một bức tranh thủy mặc, hoài cổ ngay lập tức hiện lên khiến du khách phương xa không khỏi ngỡ ngàng. Hai bên hồ là những cây cau thẳng tắp trước các ngôi nhà cổ, nhà thờ họ với nét kiến trúc cổ xưa in hình dưới mặt nước. Những con đường gạch đỏ và cổng nhà cổ hiếm hoi còn lại xen lẫn với dãy bờ tường xây dẫn vào các ngõ ngách của làng...đem đến cảm giác quá đỗi bình yên. Cách cổng làng khoảng hơn 100m là cây cầu đá làng Nôm nổi tiếng, bắc qua con sông Nguyệt Đức để nối làng với chùa Nôm và chợ Nôm. Cây cầu đá có tuổi đời hơn 200 năm nhưng vẫn rất vững chãi, dù trải qua mưa nắng cùng thời gian. Cây cầu gồm 9 nhịp, mặt cầu được ghép bằng những phiến đá xanh, hai bên thành cầu có những mỏm đá nhô ra được chạm khắc rất tinh xảo, trông xa như những đầu rồng trên thuyền của vua chúa xưa. Qua cầu Nôm, du khách đến với chợ Nôm. Chợ Nôm họp bên trong những gian nhà xây gạch không trát vữa. Màu gạch đỏ au, lở vỡ theo thời gian như một nét gì đó rất hoài cổ, xưa cũ. Qua khu chợ dân sinh với muôn sắc thái nhân gian, du khách vào vãn cảnh chùa Nôm, thỉnh tâm niệm Phật, để khi quay trở ra, bụi trần như được gột rửa, lòng người thanh tịnh, nhẹ nhàng hơn. Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây dựng giữa rừng thông cổ thụ nên còn có tên gọi khác là Linh Thông cổ tự. Không ai có thể nhớ chính xác về sự ra đời của ngôi chùa, chỉ biết rằng trên 2 tấm bia lớn còn lưu lại thì ngôi chùa đã được xây dựng vào năm 1680 và được trùng tu nhiều lần sau đó. Ngôi chùa cổ còn lưu giữ được hơn 100 pho tượng Phật bằng đất tuyệt đẹp có tuổi hàng trăm năm được tạc ở nhiều trạng thái, tư thế và chủ đề khác nhau. Cùng với hệ thống các pho tượng Phật quý giá, chùa Nôm còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc đặc sắc như: lầu Quan Âm, tháp đá xây bằng đá ong.
Rời làng Nôm, du khách rảo bước sang làng Lộng Thượng - một làng nghề sôi động của xã Đại Đồng sẽ được mục sở thị những bàn tay tài hoa của người thợ làng nghề đúc đồng Lộng Thượng. Làng đúc đồng Lộng Thượng xưa chuyên đúc tượng, đỉnh, chuông, nay chỉ sản xuất đồ thờ cúng như: Đỉnh, hạc, chân nến, đèn, mâm bổng, bát hương... Một sản phẩm bằng đồng được làm ra là sự kết tinh tâm huyết và tài năng của nghệ nhân. Một người thợ đúc đồng giỏi phải thành thục 5 kỹ thuật tinh xảo gồm kỹ thuật tạo hình; tạo khuôn để đúc thành đồng; pha chế, nấu đồng và rót đồng; chạm khắc trên bề mặt sản phẩm; cuối cùng là đánh bóng. Không chỉ đòi hỏi kĩ thuật, nghề đúc đồng còn đòi hỏi sự tỉ mẩn, tinh xảo, kiên nhẫn và say mê với nghề thì mới cho ra được một sản phẩm hoàn mỹ. Đến đây, bạn sẽ được học hỏi kinh nghiệm và tự tay làm ra một sản phẩm từ đồng dưới sự hướng dẫn của người thợ. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời và vô cùng ý nghĩa.
Đến với huyện Văn Lâm du khách không chỉ được chiêm nghiệm vẻ đẹp cổ kính của làng quê Việt, mà còn được hòa mình vào cánh đồng hoa cúc chi vàng óng ánh, hít hà mùi thơm thoang thoảng của dược liệu làng Nghĩa Trai (xã Tân Quang). Đến cánh đồng xã Tân Quang vào dịp cuối năm, chắc hẳn du khách sẽ bị mê hoặc bởi những thửa ruộng cúc chi vàng óng ánh. Giữa cái rét tái tê của miền Bắc, những bông cúc chi như mặt trời tí hon mang đến cho du khách cảm giác ấm áp đến lạ thường.
Đến Văn Lâm nếu du khách không ghé thăm làng cơm nắm muối vừng và làng nghề nấu rượu Lạc Đạo thì có lẽ cuộc vui chưa chọn vẹn. Rượu Lạc Đạo nổi tiếng với câu ca "Đất Lạc Đạo lưu linh say ngất/ Rượu Nam bang đệ nhất là đây". Rượu Lạc Đạo ngon bởi nguyên liệu được tuyển chọn kỹ, chưng cất cầu kỳ. Rượu Lạc Đạo chính là sự kết tinh men say của đát và tình cảm của con người. Những ngày đầu Xuân, nâng chén rượu Lạc Đạo ngâm với trà hoa cúc chi và trò chuyện với bằng hữu thì mọi phiền muội trong cuộc sống dường như tan biến.
Xuân này đến với Văn Lâm để hòa mình trong không gian yên ả thanh bình của làng quê Việt, tham quan bệ đá hoa sen lớn nhất Việt Nam tại chùa Hương Lãng để rồi tận hưởng mùi hương thơm thoang thoảng của loài hoa cúc chi và dược liệu quý làng Tân Quang; thưởng thức đặc sản nức tiếng của người dân quê cùng nhâm nhi chén rượu nồng ấm men tình của người dân Lạc Đạo hay mua về làm quà những sản phẩm tinh xảo của làng nghề đúc đồng Lộng Thượng sẽ là những trải nghiệm thú vị, khó phai trong lòng mỗi du khách.
Vẻ đẹp thôn quê bình dị mùa thu hoạch cói ở 'ốc đảo' Hồng Lam Khi nắng mùa hè bắt đầu chói chang cũng là lúc người dân thôn Hồng Lam (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) tất bật vào mùa thu hoạch cói. Nghề trồng cói cũng là thu nhập chính giúp người dân 'ốc đảo' bám trụ lại với làng. "Ốc đảo" Hồng Lam, thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nằm lạc lõng...