Phát hiện thêm hành tinh ngoài Hệ Mặt trời giống Trái Đất
Nhà thiên văn học người Thomas Barclay mới đây đã phát hiện một hành tinh giống Trái Đất bên ngoài Hệ Mặt trời và có thể tồn tại sự sống.
Hành tinh mới được phát hiện có kích thước tương tự Trái Đất (chỉ lớn hơn khoảng 1/10) và có quỹ đạo quay quanh ngôi sao Red Dwarf .
Theo nhận định, hành tinh này có nhiệt độ tương đối mát mẻ và có thể tồn tại nước. Những hành tinh như vậy trong khu vực ” Goldilocks ” được các nhà khoa học gọi với cái tên “Đồ ăn nhẹ của Goldilocks “. Chúng không quá nóng và cũng không quá lạnh, do đó có khả năng hỗ trợ sự sống .
Hình ảnh hành tinh mới quay quanh ngôi sao Red Dwarf mới được phát hiện
Video đang HOT
Ngoài hành tinh mới này, có ít nhất là 5 hành tinh khác đang quay quanh Red Dwarf . Ngược lại, Mặt trời của Trái đất có tên gọi là G- dwarf , một ngôi sao lớn hơn nhiều.
Bán kính của hành tinh mới được phát hiện chỉ lớn hơn 1,1 lần kích thước so với hành tinh của chúng ta. Cho đến nay, hành tinh giống Trái Đất nhỏ nhất được phát hiện là Kepler- 62f, kích thước chỉ bằng 1,4 lần Trái Đất và ở cách xa 1.200 năm ánh sáng.
Nhiệm vụ Kepler được NASA phát động năm 2009, với mục đích tìm kiếm các hành tinh giống như Trái Đất. Kể từ đó, các chuyên gia vũ trụ đã phát hiện khoảng 3.000 hành tinh có thể có sự sống. Những thông tin thêm về các phát hiện mới sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Trước đó, tháng 10/2013, kính viễn vọng Kepler của NASA cũng đã phát hiện hành tinh ngoài Hệ Mặt trời Kepler 78b có kích thước lớn hơn Trái Đất 1,2 lần, khối lượng lớn hơn 1,8 lần. Nhiệt độ bề mặt nóng hơn so với Trái Đất và lên tới khoảng 2.000 độ C. Theo tính toán của các nhà khoa học, Kepler 78b cũng có thành phần cấu tạo gồm sắt và đá, tương tự như Trái Đất.
Theo VNE
Phát hiện tiểu hành tinh có đuôi như sao chổi
Các nhà thiên văn học sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble cho biết, họ vừa phát hiện được vật thể bí ẩn là một tiểu hành tinh nhưng lại có đuôi dài như sao chổi, UPI ngày 7.11 cho hay.
Tiểu hành tinh bí ẩn vừa được phát hiện - Ảnh: ESA
Trong khi sao chổi có một cái đuôi kéo dài phía sau, thì tiểu hành tinh vừa phát hiện, được đặt tên là P/2013 P5, không giống bất kỳ vật thể nào được tìm thấy trước đây, nó có sáu đuôi tỏa ra phía sau như nan hoa xe đạp, thông báo của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết.
Các nhà thiên văn học Mỹ và châu Âu nghiên cứu thiên thể trên nói rằng họ không thể đưa ra lời giải thích rõ ràng về tiểu hành tinh bí ẩn vừa được phát hiện, bởi nó không giống bất kỳ loại thiên thể nào từng được tìm thấy.
"Đúng theo nghĩa đen là chúng tôi 'chết lặng' khi nhìn thấy nó", trưởng nhóm nghiên cứu David Jewitt thuộc Đại học California ở Los Angeles (Mỹ) nói và cho biết, "Đáng ngạc nhiên hơn là cái đuôi của nó thay đổi đáng kể chỉ trong 13 ngày".
Theo các nhà khoa học thì một lời giải thích khả dĩ nhất cho đến hiện nay là sự tăng tốc độ quay của tiểu hành tinh khiến các lớp bụi trên bề mặt của nó bắn ra ngoài theo từng đợt.
Các đuôi của P/2013 P5, nằm trong vành đai tiểu hành tinh thuộc hệ mặt trời, có thể được hình thành bởi sức ép bức xạ từ mặt trời tác động vào các đám bụi và kéo nó dài ra thành đuôi, Jewitt cho hay.
Phát hiện được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letters (Mỹ)
Theo TNO
NASA bỏ quyết định cấm cửa người Trung Quốc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã rút lại quyết định cấm cửa sáu nhà khoa học Trung Quốc tham gia một hội nghị về nghiên cứu không gian vào tháng tới, sau khi các nhà thiên văn học nổi tiếng của Mỹ tuyên bố sẽ tẩy chay hội nghị nhằm bảo vệ quyền tự do học thuật, AFP cho...