50 năm trước người ta “tiên đoán” những gì về năm 2014?
Tháng 8/1964, cách đây đúng 50 năm, tác giả người Mỹ Isaac Asimov (1920-1992) – một tác giả nổi tiếng với những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng – đã viết một bài báo cho tờ The New York Times, trong đó, ông đã đưa ra những dự đoán ấn tượng về năm 2014.
Trong bài báo này, Asimov đã dự báo về một tương lai mà ông biết mình sẽ khó lòng được chứng kiến, còn chúng ta chính là những người đang sống trong “tương lai đầy bí ẩn” mà Asimov đã dự đoán trong bài báo nọ.
Những gì mà ông viết trong bài báo ngày đó được cho là rất kỳ lạ nhưng cũng rất kỳ diệu. Theo đó, Asimov tin rằng năm 2014 sẽ có những tòa nhà cao tầng được lợp kính phát quang và không hề có cửa sổ; ô tô bay sẽ xuất hiện trên các đường phố để tham gia giao thông; những chiếc TV 3D sẽ cho phép mọi thành viên trong gia đình có thể xem các chương trình truyền hình một cách rõ nét từ mọi góc phòng…
Trong những dự đoán được Asimov đưa ra, có những dự đoán đúng và sai, đây là điều thường thấy đối với việc dự đoán về tương lai. Điều thú vị và quan trọng nhất chính là Asimov đã có những tiên đoán hoàn toàn đúng đắn về mối quan hệ ngày càng phức tạp giữa con người với nhau, về sự phát triển vượt bậc của công nghệ và về hành tinh mà chúng ta đang sống.
Asimov mượn năm 2014 có lẽ hoàn toàn như một ẩn dụ để nói về tương lai, đơn giản bởi 2014 cách thời điểm ông viết bài báo cho tờ The New York Times đúng 50 năm. Khi đó, Asimov đã cho rằng trong những thập kỷ tới, khoảng cách giữa con người và tự nhiên sẽ ngày càng lớn bởi sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật:
“Điều mà tôi luôn tin tưởng, đó là con người sẽ ngày càng tạo ra khoảng cách với tự nhiên bởi con người luôn say mê sáng tạo ra một môi trường hoàn hảo, tiện nghi, ngày càng phù hợp với những nhu cầu của họ”.
Chính trong bài báo này, Asimov đã tiên đoán trước về những điều tuyệt diệu của tương lai như hệ thống giao thông phức tạp dưới lòng đất hay những ngôi nhà có hệ thống cảm biến tự động về nhiệt độ, không khí, ánh sáng… để những người sống bên trong không phải chịu bất cứ tác động khó chịu nào của thời tiết bên ngoài.
Một ví dụ được ông nhắc đến là “window” (chiếc cửa sổ). Theo đó, Asimov đã có những tiên đoán vô cùng thông thái khi cho rằng “window” lúc này sẽ không đơn thuần là chiếc cửa sổ quen thuộc bấy lâu.
Bằng một cách nào đó, ông đã có thể tiên liệu rằng “window” lúc này sẽ được lập trình, sẽ liên tục biến đổi và đưa con người tới những thế giới kỳ thú. Những dự đoán có phần mông lung, khó hiểu khi đó lại khá đúng đối với những “window” trên máy tính, điện thoại hôm nay.
Theo Asimov, con người sẽ tự xây cho mình một thế giới riêng, tiên tiến hơn rất nhiều so với những gì mà tự nhiên có thể đem lại cho con người.
Đời sống con người và đời sống tự nhiên ngày càng khác xa nhau khiến con người ở năm 2014 an toàn hơn bao giờ hết bởi những bất ổn của đời sống tự nhiên gần như đã bị triệt tiêu bởi sự phát triển của khoa học – công nghệ nhằm phục vụ đời sống con người.
Video đang HOT
Đặc biệt, Asimov còn khẳng định ở thời điểm này, con người thậm chí còn có thể an toàn trước sự tấn công của bom mìn, súng đạn – một trong những nỗi sợ lớn nhất của con người sống ở thời đại Asimov.
Tuy vậy, ông cũng biết rằng con người sẽ không thể sống mà chỉ dựa vào sự phát triển của công nghệ. Ngay từ thập niên 1960, Asimov đã biết rằng con người rất cần một trái đất “khỏe mạnh”.
Ông lo lắng việc bùng nổ dân số khi đạt ngưỡng 6,5 tỉ dân sẽ bắt đầu khiến các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị “lâm nguy” bởi lúc này tương quan giữa nhu cầu của con người và những gì mà tự nhiên có thể đáp ứng đã bắt đầu mất cân bằng.
Asimov cho rằng công nghệ vẫn sẽ tiếp tục bắt kịp và hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển của con người nhưng từ đây con người sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều để có thể bảo vệ “ngôi nhà trái đất”. Nếu nhiệm vụ này không được đảm bảo thì mọi thành công khác sẽ không thể được coi là trọn vẹn.
Bên cạnh đó, không phải cư dân trên toàn thế giới sẽ được tận hưởng những thành tựu công nghệ kể trên. Asimov khẳng định một phần không nhỏ của cư dân thế giới sẽ phải sống trong cảnh túng thiếu hoặc nghèo đói. Những người này sẽ càng ngày càng bị bỏ xa lại phía sau khi so sánh với một bộ phận dân cư có đời sống sung túc, phát triển.
Điều dự báo bi quan nhất của Asimov chính là sự phát triển không kiểm soát của quá trình đô thị hóa. Nó sẽ len lỏi vào từng ngóc ngách của mỗi quốc gia, khiến cả thế giới trở thành hành tinh của những đô thị, thành phố. Theo ông, quá trình này sẽ xảy ra và hoàn tất trước năm 2450.
Nếu điều đó xảy ra, theo Asimov, khái niệm “ xã hội” sẽ biến mất, nhiều giá trị sẽ bị đảo lộn. Để tạo sự cân bằng, con người buộc phải ngừng việc phát triển quá nhanh để có thể đảo ngược bi kịch xã hội này. Asimov cũng đoán trước được rằng trước năm 2014, nhiều nước trên thế giới đã phải ra quyết định giảm tỉ lệ sinh để đảm bảo vấn đề an sinh xã hội.
Asimov đã nhìn thấy một vấn đề cốt lõi nhất: Không cần biết khoa học kỹ thuật phát triển đến đâu, con người vẫn sẽ phải lệ thuộc vào yếu tố cơ bản nhất – trái đất – ngôi nhà chung của cả loài người.
Theo Dantri
Những thảm họa tự nhiên chấn động địa cầu 2013
Năm 2013 đã diễn ra rất nhiều sự kiện thiên nhiên gây chấn động địa cầu. Hàng chục trận siêu bão, lốc xoáy, cháy rừng, ... trên khắp thế giới đã gây ra không ít thiệt hại về người và của.
Cùng điểm lại những thảm họa thiên nhiên trong năm qua các bức ảnh:
Cháy rừng tại Australia hồi tháng 1 đã gây ra cái nóng khủng khiếp 1. Bức ảnh chụp 6 bà cháu phải nép mình dưới cầu tàu ở thị trấn Tasmanian, Dunalley, phía Đông bang Hobart để tránh nắng.
Sét đánh trên mái vòm nhà thờ thánh Phêrô ở Vatican hôm 11/2.
Một mảnh thiên thạch bay vụt qua bầu trời thành phố Chelyabinsk, Nga ngày 15/2 và phát nổ khiến khoảng 1000 người bị thương do những mảnh kính vỡ bay tứ tung.
Một phụ nữ được cứu thoát khỏi dòng nước lũ bởi một người đàn ông đứng trên xe của cô sau những trận mưa lớn ở ngoại ô Chalandri, Bắc Athens, 22/2.
Môt trân lôc xoay khung khiêp đa tran qua vung ngoai ô thu phu Oklahoma giêt chêt it nhât 91 ngươi vào ngay 20/5.
Một tượng thần của Ấn Độ giáo Shiva ở Rishikesh, miền bắc Ấn Độ bị ngập nước do lũ sông Hằng ngày 18/6.
Một cây sồi cổ thụ đã biến thành bó đuốc sống trong một vụ cháy rừng ở Banning, California ngày 7/8. Đám cháy đã thiêu rụi 5.000 mẫu rừng và hàng chục ngôi nhà, khiến hàng trăm người phải đi sơ tán.
Mưa sao băng Perseids đêm 12, rạng sáng ngày 13/8 là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm.
Xe tải chở khách chìm ngập trong dòng nước lũ ở Manila, Philippines ngày 19/8. Nước lũ xối xả nhấn chìm cả thủ đô Philippines, gây cản trở nghiêm trọng cho giao thông.
Một cặp vòi rồng trên hồ Michigan, phía đông nam Kenosha, Wisconsin ngày 12/9.
Hàng trăm người chen lấn chụp ảnh trận sóng thần do ảnh hưởng của siêu bão Usagi ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc , vào ngày 22/9.
Siêu bão Haiyan quét qua Philippines hồi tháng 11 đã cướp đi sinh mạng của gần 4.000 người và làm mất tích gần 1.600 người.
Núi Sinabung ở huyện Karo, Indonesia phun trào tro bụi ngày 18/11, ảnh nhìn từ làng Sibintun.
Ảnh chụp từ máy bay cảnh thị trấn Illinois, phía tâyWashington sau một cơn lốc xoáy ngày 18/11. Đây là một trong những khu vực hưởng nặng nề nhất sau cơn bão dữ dội và cơn lốc xoáy quét qua bang Illinois.
Sạt lở mỏ đá lớn nhất thế giới ở thành phố Binghamton - Mỹ khiến hàng triệu tấn đất đá bị cuốn trôi.
Lũ lụt ở vùng Viễn Đông của Nga khiến hơn 3.000 ngôi nhà chìm trong nước.
Theo Người đưa tin)
Ấn Độ phóng tàu vũ trụ thăm dò Sao Hỏa Tàu vũ trụ không người lái - Mangalyaan (Mars Orbiter )của Ấn Độ hôm qua (1/12) đã rời quỹ đạo Trái đất, bắt đầu chuyến hành trình dài 750 triệu km đến Hành tinh Đỏ. Thông tin trên vừa được Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ đưa ra cùng ngày. Cơ quan trên cho biết, tàu vũ trụ Mangalyaan sẽ thực...