Phát hiện thêm biến chứng nguy hiểm hậu Covid-19
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa báo cáo về một trường hợp mắc hội chứng hậu môn không nghỉ sau khi khỏi Covid-19.
Cụ thể, chuyên trang Health đưa tin trong báo cáo khoa học được công bố trên tập san BMC Infectious Diseases (tạm dịch: Bệnh truyền nhiễm BMC ), nhóm nhà khoa học Nhật Bản cho biết một nam bệnh nhân 77 tuổi sau vài tuần khỏi Covid-19 đã bắt đầu cảm thấy bồn chồn ở sâu bên trong hậu môn, liên tục muốn đi vệ sinh và cảm giác này trở nên tồi tệ hơn khi vào buổi tối hoặc lúc bệnh nhân nghỉ ngơi.
Covid-19 có thể gây ra biến chứng hệ thần kinh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Báo cáo chỉ ra kết quả thăm khám ban đầu cho thấy bệnh nhân này đã mắc “hội chứng hậu môn không nghỉ”, có thể liên quan đến SARS-CoV-2 (vi rút gây ra Covid-19).
Trước đó, người đàn ông chỉ mắc Covid-19 nhẹ và được đưa vào Bệnh viện Đại học Y Tokyo (Nhật Bản) trong tình trạng đau họng, ho, sốt nhẹ. Sau 21 ngày điều trị, chức năng hô hấp của bệnh nhân đã trở lại bình thường, nhưng ông này vẫn còn lo lắng và mất ngủ.
Sau khi phát hiện, bệnh nhân đã được các bác sĩ điều trị bằng Clonazepam, một loại thuốc dùng để trị chứng rối loạn vận động và rối loạn hoảng sợ. Tình trạng sau đó của bệnh nhân đã ổn định trở lại.
Vệ sinh mũi họng thế nào để Covid-19 không xâm nhập cơ thể? Bác sĩ ơi số 22
Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa rõ vì sao Covid-19 có thể gây ra tác động này. Tuy nhiên, họ cho hay biến chứng ở hệ thần kinh có thể là một trong số nguyên nhân.
Báo cáo cũng chỉ rõ “Hội chứng hậu môn không nghỉ” là một dạng của “hội chứng chân không nghỉ” – RLS, khiến bệnh nhân liên tục muốn di chuyển vào buổi chiều muộn hay buổi tối và đặc biệt trở nặng khi bệnh nhân nghỉ ngơi vào ban đêm. Trước đây, một số trường hợp bệnh nhân mắc RLS sau khi khỏi Covid-19 cũng đã được ghi nhận.
Nhật Bản phá kỷ lục tốc độ internet
Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Quốc gia Nhật Bản (NICT) đã phá kỷ lục về đường truyền internet khi cung cấp tốc độ truyền dữ liệu lên đến 319 Tbps.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo ra đường truyền internet tốc độ khủng. ẢNH: AFP
Theo Engadget , tốc độ này nhanh hơn gần gấp đôi so với kỷ lục hiện tại mà các nhà nghiên cứu tại Anh và Nhật Bản đạt được vào tháng 8.2020 là 179 Tbps.
NICT đã thành công bằng cách nâng cấp hầu như mọi giai đoạn của đường truyền. Tuyến cáp quang có bốn lõi thay vì một lõi, và các nhà nghiên cứu đã bắn một tia laser nhiều bước sóng với sự hỗ trợ của các bộ khuếch đại. Trong khi thử nghiệm được giới hạn nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng sợi quang cuộn để truyền dữ liệu ở khoảng cách mô phỏng mà không làm giảm chất lượng tín hiệu hoặc tốc độ.
Cũng như nhiều thí nghiệm khác, để đưa đường truyền tốc độ kỷ lục nói trên vào cuộc sống có thể phải mất nhiều thời gian nữa. Trong khi sợi quang bốn lõi có thể hoạt động với các mạng hiện có nhưng thực tế chi phí sẽ rất tốn kém. Nó có nhiều khả năng được sử dụng ban đầu với hệ thống mạng internet và các dự án mạng lớn khác, nơi dung lượng quan trọng hơn chi phí.
Tuy nhiên, điều đó vẫn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng internet của mọi người. Các nhà nghiên cứu của NICT hình dung công nghệ mạng thế hệ tiếp theo của họ sẽ giúp công nghệ mạng lên "trên 5G", chẳng hạn như 6G, trở nên thực tế hơn. Người dùng có thể thấy những lợi ích đơn giản bằng cách chuyển sang truy cập internet nhanh hơn mà không bị nghẽn mạng khi có lượng người dùng tăng đột biến.
Phát triển thành công loại mực sinh học mới, có thể dùng để in 3D nội tạng cấy ghép trong tương lai Các nhà nghiên cứu đã cấy thành công mô sống được in 3D lên chuột. Trên tạp chí Advanced Materials, một báo cáo khoa học mới được đăng tải hồi đầu năm cho thấy: các nhà nghiên cứu sử dụng thành công mực sinh học để in 3D mô phổi, và cấy thành công mô vào một con chuột bạch. Nếu tạo ra...